Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bệnh rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng thành, người cao tuổi. Nếu không sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn đang băn khoăn không biết mình có mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Bệnh rối loạn tiền đình

Tiền đình là hệ thống nằm sau ốc tai, có vai trò duy trì dáng bộ, tư thế, phối hợp cử động của đầu, thân mình
Tiền đình là hệ thống nằm sau ốc tai, có vai trò duy trì dáng bộ, tư thế, phối hợp cử động của mắt, đầu, thân mình

Tiền đình là một hệ thống nằm phía sau hai bên của ốc tai, thuộc hệ thần kinh trung ương. Vai trò của hệ thống này là duy trì dáng bộ, tư thế, phối hợp cử động của đầu, thân mình và mắt. Tính hiệu âm thanh ở đây được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh và được dẫn truyền về não bộ theo dây thần kinh số 8 (dây thần kinh thính giác).

Nhiệm vụ của tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể, tức là khi bạn xoay người, di chuyển, cúi người… thì hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác của cơ thể để giúp cơ thể có thể giữ được tư thế thăng bằng. Bộ phận điều khiển tiền đình là các nhóm thần kinh cao cấp trong não bộ. Chính vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các rối loạn liên quan đến việc giữ thăng bằng thì chứng tỏ hệ thần kinh nằm sau ốc tai đang gặp vấn đề. 

Có thể hiểu, rối loạn tiền đình là hiện tượng rối loạn quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của hệ thống tiền đình nằm sau ốc tai. Đôi khi xuất phát từ tình trạng động mạch nuôi dưỡng não tổn thương hoặc tắc nghẽn dây thần kinh số 8 hay tổn thương ở khu vực tai, não. Khi mắc bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ mất khả năng giữ thăng bằng, dễ gặp phải các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, cơ thể loạng choạng, quay cuồng. Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm mất khả năng lao động của người bệnh. 

Rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại là:

  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên: Do tổn thương tiền đình ở vùng tai trong, các triệu chứng của bệnh thường rầm rộ, đặc biệt là mất thăng bằng, chóng mặt diễn ra thường xuyên nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Đa số các trường hợp mắc rối loạn tiền đình nhóm này. 
  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương: Xảy ra do thân não, tiểu não tổn thương, bệnh ít gặp, triệu chứng không rầm rộ nhưng khó chữa và nguy hiểm hơn nhóm rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được phân thành hai loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình được phân thành hai loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình xảy ra khi hệ thống tiền đình hoạt động không bình thường, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tùy thuộc vào loại rối loạn tiền đình mà có các nhóm nguyên nhân gây bệnh tương ứng. Cụ thể như sau:

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên có thể do:

  • Viêm dây thần kinh tiền đình do các bệnh như thủy đậu, quai bị, virus zona làm liệt dây thần kinh tiền đình gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau đầu xuất hiện đột ngột. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tháng nhưng không kèm theo rối loạn thính lực. 
  • Rối loạn chuyển hóa: Rối loạn tiền đình cũng thường gặp ở người mắc các bệnh như tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết… do một số rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
  • Nguyên nhân khác: Các nguyên nhân khác gây rối loạn tiền đình có thể kể đến như dị dạng tai trong, viêm tai giữa cấp và mạn tính, chấn thương vùng tai trong, hội chứng phù nề vùng tai trong, say tàu xe, u dây thần kinh số VIII, sỏi nhĩ, tác dụng phụ không mong muốn của thuốc…

Rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình trung ương có thể do một số nguyên nhân như: 

  • Hội chứng nhức đầu Migraine 
  • Bệnh parkinson 
  • Hạ huyết áp tư thế
  • Thiểu năng tuần hoàn sống nền
  • Hội chứng Wallenberg
  • Nhồi máu tiểu não u tiểu não 
  • Xơ cứng rải rác 
  • Giang mai thần kinh… 

Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình rất đa dạng, có thể do:

  • Liên quan quan đến các bệnh mạn tính như xơ vữa động mạch, huyết áp thấp hoặc tăng huyết áp, các bệnh này ảnh hưởng đến động mạch thân nền khiến cho hoạt động đưa máu lên não kém gây rối loạn tiền đình
  • Do các bệnh như thoái hóa cơ quan của hệ tiền đình, viêm thần kinh sọ bởi virus, co thắt động mạch cột sống, nghẽn tắc động mạch hoặc chấn thương mê lộ tiền đình, thoái hóa cột sống cổ… Các bệnh lý này làm ảnh hưởng đến động mạch thân nền dẫn đến lượng máu lên não bị hạn chế gây rối loạn tiền đình.
  • Tình trạng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi cũng có thể do xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, động mạch não, động mạch thân nền làm giảm lượng máu lên não.
  • Do nguyên nhân khác như quá căng thẳng mệt mỏi, thường xuyên sử dụng rượu bia,do môi trường sống quá ồn ào, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, lười vận động, căng thẳng thần kinh, nhiễm độc thức ăn, thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh đột ngột… 

Các triệu chứng thường gặp

Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt choáng váng là những triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình
Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt choáng váng là những triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình

Hầu hết người mắc rối loạn tiền đình thường có các triệu chứng như choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, không làm chủ được tư thế, đứng lên ngồi xuống khó khăn. Đặc biệt là khi xoay người đổi tư thế hay khi tiền đình bị rối loạn thì bước đi khó khăn, dễ ngã. 

Tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh sẽ có cảm giác đau đầu ít hoặc nhiều kèm theo các triệu chứng như hay quên, không tập trung, tê chân, nhịp tim nhịp thở nhanh, đánh trống ngực, huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp hơn. Một số trường hợp còn kèm theo tê bì, run rẩy tay chân, đau đầu nặng. 

Có thể phân biệt và nhận biết bạn đang mắc rối loạn tiền đình ngoại biên hay trung ương qua các triệu chứng như:

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên

Khi mắc rối loạn tiền đình ngoại biên, người bệnh sẽ gặp một triệu chứng đặc trưng là chóng mặt có hệ thống, lúc này bạn sẽ có cảm giác các vật xung quanh chuyển động ngược lại, đặc biệt là khi mới ngủ dậy, đứng lên ngồi xuống đột ngột hay khi thay đổi tư thế. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác như:

  • Choáng váng, mất thăng bằng, cơ thể loạng choạng, đầu óc quay cuồng, không đứng vững
  • Rối loạn thị giác, mất phương hướng, hoa mắt, chóng mặt
  • Ù tai, giảm thính lực, nghe không rõ (nếu không sớm điều trị có thể gây giảm thính lực hoặc điếc vĩnh viễn, đôi khi sẽ nghe thấy tiếng ve, tiếng dế kêu trong tai, nhất là khi về đêm)
  • Buồn nôn hoặc nôn thực sự
  • Nhãn cầu rung giật
  • Hạ huyết áp
  • Người mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung

2. Rối loạn tiền đình trung ương

Để biết mình có mắc bệnh rối loạn tiền đình trung ương hay không bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt, có cảm giác bồng bềnh như trên sóng, thường không có cảm giác chóng mặt dữ dội
  • Giảm thính lực với các triệu chứng như nghe kém, ù tai
  • Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, đôi khi rung giật nhãn cầu dọc
  • Choáng váng, không đi theo một đường thẳng mà đi hình ziczac, dáng đi như người say rượu
  • Đôi khi bệnh nhân cũng bị thay đổi giọng nói, nhất là khi phát âm âm “Ô”
  • Không thể làm chính xác động tác mình muốn làm, mất phối hợp động tác như ngón tay chỉ mũi, lật sấp bàn tay…

Chẩn đoán rối loạn tiền đình

Nếu mắc các triệu chứng trên, người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp. Bệnh rối loạn tiền đình thường được chẩn đoán bằng:

  • Xét nghiệm xoay vòng: Sử dụng các điện cực hoặc kính video theo dõi chuyển động của mắt, mục đích là để đánh giá sự hoạt động của tai và mắt
  • Xét nghiệm điện đồ não: Sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng quanh mắt để đo chuyển động của mắt nhằm đánh giá dấu hiệu về thần kinh hay các rối loạn chức năng tiền đình
  • Xét nghiệm âm ốc tai: Đo sự đáp ứng của các tế bào tóc bằng các cú nhấp được tạo ra bằng cách chèn một loa nhỏ vào ống tai 
  • Chụp cộng hưởng MRI: Tạo ra hình ảnh cắt nang các mô cơ bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio nhằm phát hiện các khối u, bất thường về mô mềm để phát hiện nguyên nhân người bệnh bị ngất, chóng mặt. 

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Có điều trị dứt điểm được không?

Rối loạn tiền đình là bệnh hay tái phát, có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi hết nhưng có thể kéo dài. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mắt mờ, tay chân tê bì, run rẩy mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Đặc biệt, trường hợp bệnh xuất hiện mà người bệnh cố gắng đi lại có thể dễ bị tai nạn, ngã chấn thương gây trầy xước da, chảy máu, nghiêm trọng hơn có thể ngã gãy tay gãy chân, chấn thương sọ não nếu ngã cầu thang…

Rối loạn tiền đình là bệnh nguy hiểm nhưng có thể trị khỏi, tránh được các biến chứng, tránh tái phát nếu bệnh nhân sớm phát hiện và tích cực điều trị. Khi bị bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị vì việc sử dụng thuốc bừa bãi, không tuân theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phân biệt rối loạn tiền đình với thiếu máu não

Thiểu năng tuần hoàn não là do tắc nghẽn cục máu đông ở động mạch gây thiếu máu lên não
Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng tắc nghẽn bởi các cục máu đông ở động mạch gây thiếu máu lên não

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não có những biểu hiện khá giống nhau như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… tuy nhiên, thiếu máu não chỉ là một trong những yếu tố gây ra rối loạn tiền đình. Nếu bệnh nhân bị thiếu máu não không sớm được chẩn đoán, điều trị sẽ dễ gặp biến chứng và tàn tật, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. 

Trong khi rối loạn tiền đình là tình trạng hệ thống tiền đình mất trạng thái cân bằng. Thì thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái lượng máu đến não bị suy giảm do các bệnh mạn tính như xơ cứng mạch não, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn, các bệnh van tim gây ra. Thực tế, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây thiểu năng tuần hoàn não bao gồm:

  • Do thuyên tắc: Tắc nghẽn bởi các cục máu đông hình thành ở nơi khác rồi di chuyển lên não gây tắc mạch, các cục máu đông này thường có nguồn gốc từ tim như bệnh lý van tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim…
  • Do huyết khối: Do hình thành cục máu đông ở các động mạch lớn nuôi não chủ yếu do xơ vữa động mạch. Các động mạch này là động mạch cảnh trong, động mạch đốt sống, động mạch não giữa
  • Do huyết động: Thường là rối loạn đông máu, nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp… 

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, nhất là các đối tượng tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, tiểu đường, bệnh lý tim mạch… Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng, thường là:

  • Mất thăng bằng, nhức đầu chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Rối loạn vận động cảm giác như liệt mặt, liệt tê yếu nửa người
  • Rối loạn thị giác như nhìn mờ, song thị, ảo thị, có ám điểm, rung giật nhãn cầu
  • Rối loạn thính giác như giảm thính lực, ù tai
  • Rối loạn nuốt, rối loạn đại tiểu tiện

Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Có nhiều biện pháp điều trị rối loạn tiền đình có thể kể đến như điều trị nội khoa, y học cổ truyền, giảm hoa mắt chóng mặt, cải thiện tuần hoàn não. Cụ thể:

Điều trị nội khoa

Ở giai đoạn cấp, khi bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, mất thăng bằng cần:

  • Dùng thuốc chống nôn tiêm tĩnh mạch
  • Nằm ở phòng có ánh sáng dịu vừa phải, yên tĩnh
  • Nằm thấp đầu, tránh xoay lắc nhiều
  • Bù nước và điện giải thông qua đường truyền 

Thuốc điều trị hội chứng tiền đình dùng cho giai đoạn tiếp theo:

  • Nhóm thuốc chống chóng mặt gồm: Thuốc kháng histamin (promethazine, diphenhydramine); Acetylleucine (Tanganil); thuốc ức chế calci chọn lọc (flunarizine, cinnarizine); thuốc an thần benzodiazepine (diazepam, valium)
  • Nhóm thuốc tăng tuần hoàn não, tiền đình: Betahistin (serc, betaserc), piracetam (nootropyl, piracetam), almitrin-raubasin (duxil, vectarion), ginkgo biloba (tanaka)

Điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động:

  • Phòng ngủ thoáng mát, ánh sáng dịu nhẹ, không quá ồn ào
  • Nằm thấp đầu, ăn uống theo chế độ bình thường
  • Vận động nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh để máu huyết lưu thông.

Điều trị theo Đông y

Theo Đông y, có nhiều phương pháp điều trị rối loạn tiền đình như:

  • Điều trị bằng thuốc: Sau khi thăm khám, thầy thuốc sẽ chẩn đoán bệnh, tùy vào tình trạng bệnh mà chỉ định các thuốc điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Các bài thuốc thường dùng là dưỡng tâm an thần bổ khí sinh huyết, tư âm dưỡng huyết, bổ thận tráng dương…
  • Phương pháp không dùng thuốc: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, dưỡng sinh…
  • Kết hợp giữa dùng thuốc và phương pháp hỗ trợ: Song song với việc dùng thuốc, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn áp dụng các biện pháp hỗ trợ như ngâm chân bằng nước nóng, day ấn huyệt, áp dụng các động tác Yoga. Bên cạnh đó, mỗi khi chóng mặt, nặng đầu, người bệnh có thể tự xoa bóp ở sau gáy, trán, hai bên ổ mắt, vùng đỉnh đầu trong 10 – 20 phút để phòng chống rối loạn tiền đình.

Nguyên tắc điều trị và phòng ngừa

Người bệnh nên đi bộ mỗi ngày 60 phút, chia làm 2 - 3 lần để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh
Người bệnh nên đi bộ mỗi ngày 60 phút, chia làm 2 – 3 lần để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh

Khi có các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng, dứt điểm để đề phòng bệnh tái phát gây ra các biến chứng nguy hiểm.. Để điều trị và phòng ngừa rối loạn tiền đình người bệnh cần lưu ý:

  • Người bệnh tuyệt đối không được tự chẩn đoán, tự mua thuốc vì các thuốc điều trị có rất nhiều loại. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, nếu tự ý dùng sẽ gây các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  • Nếu người bệnh bị chóng mặt kèm theo mắt mờ, sốt cao, nhức đầu đột ngột, nhìn 1 thành 2, mờ mắt, mất thị lực, giảm thính giác thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám ngay
  • Cần tích cực điều trị các bệnh như tăng mỡ máu, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ… theo đơn thuốc của bác sĩ
  • Nên ăn uống kiêng khem đúng mức, không cần kiêng thái quá sẽ gây suy dinh dưỡng khiến bệnh nghiêm trọng hơn đặc biệt là khi mắc các bệnh như huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch
  • Người bị rối loạn tiền đình nên tắm rửa bằng nước ấm ở phòng tắm kín gió; vào mùa lạnh thì nên mặc ấm, ngủ ở phòng ấm, nên có đủ chăn và đệm; khi ra đường cần mặc quần áo đủ ấm, có tất chân tất tay, có khăn quàng cổ
  • Cần vận động thường xuyên, nên đi bộ 60 phút mỗi ngày, chia làm 2 – 3 lần, tránh ngồi quá lâu một vị trí, tránh đi bộ ngoài trời khi thời tiết nắng hoặc trở lạnh. 

Tóm lại, rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp, khi có các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán kiểm tra tầm soát các yếu tố nguy cơ. Tuyệt đối không nên tự chẩn đoán và sử dụng thuốc tại nhà để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Trị rối loạn tiền đình bằng mẹo ngâm chân

Mẹo chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bạn nên thử

10 bí quyết chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc dưới đây rất an toàn, đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Nếu áp dụng đúng...

Châm cứu chữa rối loạn tiền đình là một trong những liệu pháp điều trị được đánh giá cao trong y học cổ truyền

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa rối loạn tiền đình

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc vô cùng độc đáo của y học cổ truyền, là tinh hoa của y học dân tộc...

Không nên lạm dụng phương pháp này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng theo dân gian

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp, xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ, tuy không đe dọa tính...

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng và những điều cần lưu ý

4 cách dùng lá đinh lăng chữa rối loạn tiền đình bạn nên thử

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Vậy tại sao có...

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều người bệnh phải dùng thuốc trong một khoảng...

Món óc heo hấp ngải cứu có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm các triệu chứng đau đầu chóng mặt

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Rối loạn tiền đình có thể được hỗ trợ điều trị bằng nhiều phương pháp như điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y, điều trị bằng các phương pháp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn