Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Cloramin B: Tác dụng, công thức pha nước khử trùng và lưu ý

Số Đo Chiều Cao và Cân Nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn

Top 10 loại cao hồng sâm Hàn Quốc tốt nhất được nhiều người quan tâm

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì? Giá bao nhiêu?

Bệnh sán chó: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Phân biệt mật ong rừng nguyên chất, mật ong nuôi, pha trộn đường

Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách vừa sạch vừa an toàn

Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà nhanh chóng, an toàn

Có nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân? Chi phí bao nhiêu?

Bệnh sán chó: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sán chó (giun đũa chó mèo) là một dạng nhiễm trùng xảy ra do ký sinh trùng Toxocara canis. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 – 10 tuổi và hầu như không có triệu chứng đặc hiệu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây tổn thương gan, suy giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ hoặc thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn.

bệnh sán chó là gì
Bệnh sán chó là gì?

Bệnh sán chó là gì?

Bệnh sán chó là một dạng nhiễm trùng xảy ra do ký sinh trùng Toxocara canis thuộc giống Echinococcus. Loại ký sinh trùng này lây nhiễm vào cơ thể người qua đường truyền trung gian là chó hoặc mèo. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 3 – 10 tuổi và rất hiếm khi ảnh hưởng đến người trưởng thành.

Toxocara canis ký sinh trong ruột non của chó con từ 3 – 6 tháng tuổi. Sau đó, loại giun sán này được đào thải qua đường phân và có khả năng sinh sống bên ngoài môi trường trong thời gian dài. Nếu tiếp xúc với đất cát hoặc vật nhiễm giun sán, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh sán chó.

Nguyên nhân – Đường lây của bệnh sán chó

Như đã đề cập, bệnh sán chó xảy ra do nhiễm ký sinh trùng Toxocara canis (giun đũa chó mèo). Tuy nhiên, Toxocara canis chỉ lây nhiễm vào cơ thể người khi tiếp xúc trực tiếp với chó, mèo, đất cát hoặc các vật dụng có chứa trứng sán.

Trứng sán nhanh chóng xâm nhập vào đường tiêu hóa và phát triển thành nang sán (sau khoảng 5 tháng). Nang sán chứa rất nhiều đầu sán và khi vỡ ra có thể giải phóng hàng triệu đầu sán vào cơ thể. Lúc này, ký sinh trùng di chuyển theo tuần hoàn máu đến các cơ quan như lách, gan, phổi và não bộ.

Nguyên nhân bệnh sán chó
Thường xuyên tiếp xúc với chó mèo là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán chó

Một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sán chó:

  • Thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo,…
  • Không vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với đất cát
  • Không rửa sạch rau sống và nấu chín thực phẩm trước khi ăn
  • Sinh sống trong điều kiện kém, không khí, đất và nguồn nước ô nhiễm

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó (kèm hình ảnh)

Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán chó phụ thuộc vào vị trí và số lượng nang sán trong cơ thể. Bệnh lý này gây ra các triệu chứng không điển hình và không có tính đồng nhất. Triệu chứng bắt đầu khởi phát khi nang sán xuất hiện và gây tổn thương cơ quan bị nhiễm trùng. Vì vậy, biểu hiện của bệnh sán chó ở mỗi trường hợp là hoàn toàn khác nhau.

Điều trị bệnh sán chó
Ban đầu, bệnh sán chó chỉ biểu hiện qua một số dấu hiệu như nổi mề đay, mẩn đỏ, da ngứa ngáy,…

Dấu hiệu ban đầu của bệnh sán chó:

Khi ký sinh trùng xâm nhập, hệ miễn dịch có xu hướng đối kháng bằng cách phóng thích histamine vào da. Histamine làm giãn mao mạch trung bì và dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa. Đây là dấu hiệu sớm của các bệnh nhiễm giun sán nói chung và bệnh sán chó nói riêng. Tuy nhiên, rất ít trường hợp nhận biết và phát hiện bệnh ở giai đoạn này.

Điều trị bệnh sán chó
Một số trường hợp có thể nhìn thấy rõ ký sinh trùng qua bề mặt da

Khi ấu trùng được phóng thích vào máu, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ký sinh trùng hiện rõ trên bề mặt da
  • Triệu chứng giả hen suyễn
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Sốt
  • Đau bụng, khó tiêu
  • Gan to (biểu hiện đau hạ sườn phải)
  • Sốt nhẹ nhưng dai dẳng
  • Động kinh
  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm kết mạc
  • Sụt cân bất thường
  • Viêm võng mạc
  • Viêm nhãn cầu

Một số trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường.

Nếu không kịp thời điều trị ở giai đoạn này, các đầu sán có thể tràn ra các cơ quan khác và tạo thành nang sán thứ phát. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể bị tử vong do suy kiệt.

Các thể bệnh sán chó thường gặp

Bệnh sán chó được chia thành nhiều thể dựa vào đường di chuyển của nang sán. Các thể thường gặp, bao gồm:

1. Thể ấu trùng di chuyển nội tạng

Thể ấu trùng di chuyển nội tạng gặp nhiều ở trẻ dưới 4 tuổi với đặc điểm khởi phát chậm. Thể bệnh này biểu hiện qua triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau nhức cơ, khớp, sốt nhẹ, người gầy yếu, tiêu chảy và ăn ít. Xét nghiệm cận lâm sàng ở bệnh nhân bị bệnh sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng sẽ nhận thấy gan to, tăng bạch cầu ái toàn kèm theo lách to do viêm.

Người trưởng thành mắc thể bệnh này có thể không phát sinh triệu chứng hoặc chỉ khởi phát một số biểu hiện nhẹ như nổi mề đay, ngứa, suy nhược, mệt mỏi, sốt nhẹ, khò khè, viêm phổi và khó thở tương tự bệnh hen suyễn.

nguyên nhân nhiễm sán chó
Thể ấu trùng di chuyển nội tạng ảnh hưởng trực tiếp đến gan và lách

Thể ấu trùng di chuyển nội tạng có thể tự khỏi khi ấu trùng chết. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị viêm dạ dày, báng bụng, viêm cơ và khối u giả ở tim gây tử vong. Ngoài ra, nguy cơ tử vong cũng có thể tăng lên nếu giun đũa chó mèo xâm nhiễm qua nhiều cơ quan, lan tỏa ra toàn bộ cơ thể và gây suy giảm miễn dịch.

2. Thể ấu trùng di chuyển ở mắt

Thể ấu trùng di chuyển ở mắt là một trong những thể phổ biến. Thể bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ lớn (khoảng 8 – 10 tuổi) và có thể đi kèm với thể ấu trùng di chuyển nội tạng.

Toxocara canis di chuyển lên mắt dẫn đến tổn thương cơ quan này (thường là 1 bên mắt) dẫn đến viêm kết mạc, viêm nội nhãn, u hạt trong mắt và viêm hạt ở võng mạc. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến suy giảm thị lực và mù vĩnh viễn.

3. Thể ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh

Thể ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh là thể bệnh nhỏ của ấu trùng di chuyển nội tạng. Thể bệnh này ít gặp ở trẻ nhỏ mà chủ yếu ảnh hưởng đến người trong độ tuổi trung niên với các biểu hiện điển hình như rối loạn đại tiểu tiện, suy nhược cơ, rối loạn giấc ngủ, yếu chi, yếu cơ,… Nếu không được điều trị, ký sinh trùng Toxocara canis có thể dẫn đến co giật, động kinh, rối loạn cảm giác, yếu cơ và hôn mê.

4. Thể ấu trùng không điển hình (thể ẩn)

Bệnh sán chó thể ẩn có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Thể bệnh này khởi phát các triệu chứng không đặc hiệu và gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán. Biểu hiện thường gặp của bệnh sán chó thể ẩn là triệu chứng chán ăn, sốt, khò khè, buồn nôn, đau đầu, suy nhược, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, xuất hiện các triệu chứng bất thường ở phổi kèm sưng hạch lympho.

Ngoài những thể thường gặp, bệnh sán chó còn có một số thể bệnh khác bao gồm thể ấu trùng di chuyển đến dạ dày – ruột (đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa), thể ấu trùng di chuyển tim mạch (viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim,…).

Bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Thực tế, bệnh sán chó gây ra các triệu chứng không điển hình và dễ bị nhầm lẫn với nhiễm giun thông thường. Các triệu chứng của bệnh có xu hướng tái đi tái lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất học tập, chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra khi các nang sán vỡ, đầu sán sẽ được phóng thích vào tuần hoàn máu và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Dựa vào vị trí ảnh hưởng, bệnh sán chó được nhiều thể, trong đó thể ấu trùng di chuyển mắt và ấu trùng di chuyển nội tạng là các thể phổ biến nhất.

Ở nội tạng, bệnh sán chó gây viêm gan với biểu hiện sốt nhẹ, đau hạ sườn phải, lách to và xuất hiện các triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn. Thể bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp kịp thời.

Đối với thể ấu trùng di chuyển mắt, bệnh nhân có thể bị giảm thị lực hoặc bị lực. Nếu tình trạng nhiễm trùng nhẹ, thị lực chỉ bị suy giảm không đáng kể. Tuy nhiên trong trường hợp giun đũa chó mèo gây tổn thương điểm vàng, võng mạc, bệnh nhân có thể bị mù lòa vĩnh viễn.

Ngoài ra, bệnh sán chó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như suy nhược thần kinh, suy kiệt, suy giảm hệ miễn dịch và tử vong. Vì vậy ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thực hiện các biện pháp chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Chẩn đoán bệnh sán chó bằng cách nào?

Bệnh sán chó không khởi phát các triệu chứng điển hình nên gây ra nhiều bất lợi trong quá trình chẩn đoán. Hơn nữa, việc xác định bệnh thông qua xét nghiệm mô chứa ấu trùng gặp khá nhiều khó khăn và thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, hiện nay bệnh lý này chủ yếu được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm máu:

Xét nghiệm sán chó
Xét nghiệm máu là một trong những kỹ thuật chẩn đoán bệnh sán chó
  • Thăm khám lâm sàng: Thăm khám lâm sàng có thể giúp bác sĩ xác định một số biểu hiện thường gặp như sốt, đau nhức, thở khò khè, đau bụng, khó tiêu, da ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể (xét nghiệm máu): Xét nghiệm máu là kỹ thuật chẩn đoán có giá trị nhất đối với bệnh sán chó. Qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể tìm được kháng thể tương ứng với giun đũa chó mèo. Ngoài ra, bệnh nhân bị sán chó còn có hiện tượng tăng bạch cầu eosin mãn tính.
  • Elisa test: Elisa test là kiểm tra huyết thanh miễn dịch có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh sán chó. Kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán xác định và loại trừ một số bệnh lý có các các triệu chứng tương tự.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm chức năng gan, test da, xét nghiệm công thức máu, khai thác tiền sử lâm sàng,… để đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên trên thực tế, chẩn đoán bệnh sán chó gặp nhiều bất lợi do triệu chứng không đặc hiệu và việc xác định sự hiện diện của nang sán còn gặp nhiều khó khăn.

Các biện pháp điều trị bệnh sán chó

Điều trị bệnh sán chó chủ yếu là sử dụng thuốc tiêu diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe, độ tuổi và khả năng đáp ứng.

Điều trị bệnh sán chó
Điều trị bệnh sán chó bao gồm sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng, thuốc chống dị ứng và corticoid

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh sán chó:

  • Thuốc diệt ký sinh trùng: Các loại thuốc diệt ký sinh trùng như Thiabendazole, Albendazole và Diethylcarbamazine được sử dụng để điều trị bệnh sán chó. Thuốc được sử dụng liên tục trong 2 – 3 tuần để tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng và ngăn ngừa tái nhiễm. Để đảm bảo hiệu quả của thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Hạn chế tối đa tình trạng quên liều hoặc ngưng thuốc quá sớm.
  • Thuốc chống dị ứng: Các loại thuốc chống dị ứng (Loratadine, Cetirizine) được sử dụng để giảm ngứa ngáy và cải thiện một số triệu chứng ngoài da do bệnh sán chó gây ra. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng phối hợp thuốc diệt ký sinh trùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Corticoid: Đối với trường hợp bị thể ấu trùng di chuyển mắt, bác sĩ có thể chỉ định thuốc diệt ký sinh trùng kết hợp với corticoid để giảm viêm. Tuy nhiên nếu bệnh có mức độ nặng, bệnh nhân có thể phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ nang sán và bảo toàn thị lực.

Phòng ngừa sán chó bằng cách nào?

Bệnh sán chó có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy, cần chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý này bằng một số biện pháp đơn giản sau:

Điều trị bệnh sán chó
Cần vệ sinh cho thú nuôi thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm giun sán, virus và nấm men
  • Không tiếp xúc và chơi đùa với chó, mèo hoang.
  • Cần kiểm tra sức khỏe của thú nuôi và xổ giun đều đặn.
  • Rửa sạch tay với xà phòng sau khi dọn phân chó.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay với xà phòng sau khi vui chơi – đặc biệt là khi tiếp xúc với đất cát.
  • Ngâm rửa thực phẩm với nước muối pha loãng và cần ăn chín uống sôi. Thói quen ăn uống bừa bãi không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh sán chó mà gây ra một số vấn đề tiêu hóa khác.
  • Thường xuyên tắm cho thú nuôi để hạn chế ký sinh trùng và vi khuẩn ký sinh trên da và lông.
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để được kiểm tra sức khỏe và kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường. Ngoài bệnh sán chó, một số bệnh lý nguy hiểm cũng có thể không biểu hiện qua các triệu chứng điển hình.

Bệnh sán chó là một dạng nhiễm trùng khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và có mức độ nguy hiểm. Vì vậy, nên chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần hoặc tìm gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Phát hiện và can thiệp sớm có thể điều trị bệnh lý này dứt điểm và phòng ngừa các biến chứng nặng nề.

Cùng chuyên mục

Phân biệt mật ong nguyên chất và mật ong nuôi bằng cách nào?

Phân biệt mật ong rừng nguyên chất, mật ong nuôi, pha trộn đường

Mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi thường có những đặc điểm tương tự nhau. Do đó để nhận biết mật ong rừng và mật ong nuôi không...

Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách vừa sạch vừa an toàn

Vệ sinh tai là một việc làm rất quan trọng, tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện như thế nào vừa an toàn, vừa đúng cách thì...

16 mẹo chữa hóc xương cá tại nhà nhanh chóng an toàn

Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà nhanh chóng, an toàn

Cá giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường lo ngại nguy cơ bị hóc xương trong quá trình sử dụng....

Khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì? Giá bao nhiêu?

Khám sức khỏe tổng quát là việc làm hết sức cần thiết giúp phát hiện ra những căn bệnh tiềm ẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được, để...

Top 10 loại cao hồng sâm Hàn Quốc tốt nhất được nhiều người quan tâm

Cao hồng sâm Hàn Quốc là sản phẩm bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và cải thiện trí nhớ. Sản phẩm thích hợp với người có sức...

Số đo chiều cao và cân nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn

Số Đo Chiều Cao và Cân Nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn

Chỉ số cân nặng chiều cao BMI là mốc đo đáng tin cậy để biết được chính xác tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng hay khỏe mạnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn