Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, việc điều trị sớm, đúng phương pháp và có cách chăm sóc phù hợp quyết định đến khoảng 80% kết quả. Trường hợp để bệnh kéo dài, không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, mắt, thần kinh,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường, thuộc nhóm bệnh lý nội khoa. Bệnh khởi phát do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa hormone insulin, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thường có các biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều, đói bụng (dù đã ăn trước đó), mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, ngứa da, khô miệng, chậm lành vết thương, giảm thị lực,…

Về cơ bản, bệnh tiểu đường nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống và công việc. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài lâu, không chữa trị kịp thời sẽ có thể khiến cơ thể gặp các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, mắt, da, thận,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí là giảm tuổi thọ hoặc xảy ra hôn mê, đột quỵ. Cụ thể:

Biến chứng về tim mạch: Bệnh tiểu đường có thể gây ra tổn thương cho các tế bào nội mạc và khiến chúng bị rối loạn chức năng trong mạch máu. Từ đó, làm cho các cholesterol tấn công vào máu, khiến cho bạch cầu gặp phải nguy cơ kết dính cao. Lâu dài, chúng sẽ xâm nhập vào các thành bảo vệ và bắt đầu tấn công vào nội mạc, gây xơ vữa động mạch. Và kéo theo những vấn đề liên quan như tổn thương nội mạc mạch máu, thiếu máu cục bộ mạn tính, tắc lòng mạch cấp tính,… Làm cho người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm về tim mạch như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, rối loạn lipid máu,…

Biến chứng về mắt: Người bị tiểu đường có nguyên nhân do lượng đường huyết trong máu cùng với cholesterol và huyết áp tăng cao sẽ dễ gặp các biến chứng về mắt hơn các trường hợp khác. Trong đó, xảy ra thường xuyên nhất là mắc bệnh võng mạc. Ngoài ra, mắt người bệnh cũng sẽ bị hạn chế tầm nhìn hoặc mờ đi.  Về lâu dài, có thể làm giảm thị lực trầm trọng, thậm chí là có nguy cơ bị mù lòa khi không có biện pháp kiểm soát ổn định lượng đường huyết.

Biến chứng về thận: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người bị tiểu đường. Bởi thận chính là cơ quan chịu gần như 100% trách nhiệm trong quá trình đào thải những chất độc hại trong cơ thể người bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chăm sóc và điều trị không tốt, người bệnh sẽ có thể gặp các biến chứng về thận. Cụ thể là nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, suy giảm chức năng thận,…

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Người bị bệnh tiểu đường rất dễ gặp các biến chứng về thận, tiêu biểu là sỏi thận

Biến chứng về thần kinh: Khi mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài, cơ thể người bệnh sẽ có thể gặp tổn thương ở các mạch máu nhỏ – nơi chịu trách nhiệm nuôi dưỡng dây thần kinh, nhất là vùng chân. Điều này làm cho người bệnh thường xuyên gặp tình trạng tê ngứa, đau ở đầu các ngón chân hoặc ngón tay. Nếu không chữa trị bệnh kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ bị mất cảm giác.

Biến chứng về da: Đây là biến chứng khá thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nó không quá nghiêm trọng nếu được can thiệp y tế kịp thời. Hầu hết khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thấy da bị khô do mất nước vì đi tiểu nhiều. Hoặc da bị nấm, gây mụn nước rất ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể mắc chứng nổi ban vàng, mụn nhọt, u mỡ vàng, u hạt vòng, phỏng nước, nhiễm trùng bên ngoài ra có nguyên nhân xuất phát từ Staphylococcus,…

Các biến chứng khác: Người mắc bệnh tiểu đường còn có thể bị viêm loét hoặc viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục trong thời gian dài và rất lâu lành. Ngoài ra, nếu mang thai trong lúc mắc bệnh cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng về răng miệng, thông thường sẽ gây khô lưỡi, hôi miệng, đau nướu hoặc nhiễm trùng nướu.

Tốt nhất khi phát hiện bị tiểu đường, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm liên quan. Từ đó có kết luận chính xác để tìm phương án điều trị thích hợp. Việc này sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh tình và cải thiện sức khỏe. Đặc biệt là ngăn chặn được tình trạng bệnh trở nặng, hạn chế được tối đa việc cơ thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Mặc dù y học rất phát triển nhưng đến hiện thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh tiểu đường 100%. Thay vào đó là những phương pháp giảm mức độ bệnh, cải thiện sức khỏe, ngăn cho bệnh không tiến triển nặng và hạn chế các nguy cơ tìm ẩn gây biến chứng nguy hiểm.

Thông thường, người bệnh sau khi đến bệnh viện thăm khám sẽ được làm các xét nghiệm liên quan. Tiếp đến là chỉ định thuốc tây điều trị, hướng dẫn theo dõi đường huyết tại nhà, kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà (chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao). Ngoài ra, đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc đông y để điều trị.

Đối với thuốc tây, người bệnh tiểu đường type 1 sẽ được bác sĩ kê các thuốc insulin nhân tạo để  bù cho lượng insulin cơ thể đang bị thiếu hụt. Cụ thể là insulin tác dụng dài, insulin tác dụng dài, insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng trung bình,… Trường hợp bị tiểu đường type 2, người bệnh thường sẽ được cho sử dụng những loại thuốc có công dụng giảm đường huyết. Tiêu biểu là Meglitinide, Thiazolidinedione, Alpha-glucosidase, Sulfonylureas,….

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Người bị tiểu đường thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tây để điều trị bệnh

Đối với các bài thuốc dân gian hoặc đông y, người bệnh có thể áp dụng theo công thức dưới dây:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá dây thìa canh tươi. Sau đó đem sấy hoặc phơi khô và nghiền nát thành bột mịn. Hằng ngày lấy 10 gram nấu cùng với 2 lít nước lọc. Sau bữa ăn 30 phút thì tiến hành uống. Sau một thời gian bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị lá, dây và quả khổ qua rừng khô. Sau đó cho vào ấm cùng với một lượng nước vừa đủ. Đun sôi hỗn hợp đến khi hoạt chất trong dược liệu ra hết thì tắt bếp. Dùng để uống thay trà mỗi ngày, khoảng vài tuần bệnh sẽ thuyên giảm.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 5 – 10 gram lá sầu đâu tươi. Sau đó đem đi phơi khô dưới bóng râm, đến khi lá héo thì cho vào nước rửa sạch. Tiếp đến cho vào ấm cùng với lọc để nấu sôi trên lửa nhỏ. Lọc lấy nước uống trong ngày (không uống cả bã, không để qua đêm).
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị 6 – 12 gram củ mạch môn (loại khô). Sau đó đem rửa sạch rồi cho vào ấm nấu cùng với nước lọc. Đun sôi hỗn hợp đến khi sắc lại thì tắt bếp. Lọc lấy nước (không lẫn bã) để uống 2 – 3 lần/ngày. Sau 2 – 4 tuần sẽ thấy bệnh tiểu đường cải thiện.
  • Bài thuốc 5: Chuẩn bị 50 gram lá ổi non, 100 gram đậu bắp và 100 gram lá sa kê. Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch với nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau đó cho vào nồi nấu cùng một lượng nước vừa đủ, đến khi hỗn hợp sôi và đổi màu thì tắt bếp. Lọc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Các loại thuốc tây và các bài thuốc dân gian/đông y được đề cập bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh chỉ nên áp dụng sau khi đã tham khảo hoặc có sự chỉ dẫn từ bác sĩ/người có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý thực hiện để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả

Để phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả, mọi người nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, kiểm soát được cân nặng và ngăn ngừa tình trạng béo phì – một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Đồng thời giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động & phát triển, có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là một điều cực kì quan trọng trong việc phòng tránh bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khuyên rằng, thực đơn ăn hằng ngày nên có các thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng ít đường và chất béo. Ngoài ra còn không thể thiếu các loại trái cây và trái xanh để bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Đặc biệt nên uống nhiều nước lđể thanh lọc cơ thể, giúp loại bỏ các chất độc hại đang tàn phá bên trong cơ thể mỗi ngày. Tuyệt đối tránh những loại nước có nhiều đường như nước ngọt, nước trái cây đóng hộp,… Những loại nước này không những làm lượng đường trong máu tăng cao mà còn khiến bạn đối mặt với nguy tăng cân, béo phì.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là một điều cực kì quan trọng trong việc phòng tránh bệnh tiểu đường

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp giải phóng nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể. Đồng thời giúp các cơ được săn chắc, giảm lượng mỡ thừa đang tích tụ trong cơ thể và giúp hệ xương khớp được dẻo dai và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó còn giúp cơ thể có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

Nếu không vận động thường xuyên, nguồn năng lượng dư thừa sau khi ăn sẽ tích tụ dần trong cơ thể, khiến bạn đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì. Tình trạng này không chỉ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn mà còn khiến người trở lên ù lì, chậm chạp, dễ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, gan thận, xương khớp,…

Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Ngoài hai cách trên, để phòng tránh bệnh tiểu đường, bạn còn cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Theo thống kê, người thường xuyên ngủ không đủ giấc, hay căng thẳng và stress sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường hơn người bình thường (dù đây không phải là nguyên nhân gây bệnh).

Tốt nhất, bạn nên ngủ mỗi ngày khoảng 8 tiếng. Đồng thời cố gắng giữ cho tinh thần thoải mái và vui vẻ bằng cách đi dạo sau giờ làm, ngồi thiền hoặc hít thở sâu. Khi gặp chuyện muộn phiền hoặc khó chịu, hãy chia sẻ với người thân, tuyệt đối không nên dùng rượu bia hoặc ăn uống để giải tỏa cảm xúc.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?” cùng với cách phòng tránh bệnh hiệu quả tại nhà. Hi vọng sẽ cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích và thú vị. Tốt nhất, khi nghi ngờ bị bệnh, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và nghe tư vấn từ bác sĩ. Điều này sẽ giúp bệnh được kiểm soát và có phương pháp chữa trị phù hợp nếu chẳng may mắc phải.

Cùng chuyên mục

Thực đơn và chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Xây dựng thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bên cạnh việc sử dụng thuốc. Chế độ dinh...

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý an toàn

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp trong giai đoạn mang thai của chị em phụ nữ. Đây được cho là chứng bệnh khá phổ biến xuất hiện trong...

Trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên và không nên ăn

Trái cây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích. Khi bị tiểu đường, người bệnh thường...

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam. Bệnh khởi phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết bệnh...

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?

Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không? Là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi vì đây là một loại thực phẩm dễ ăn, lại...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn