Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose trong máu, có thể  hiểu đơn giản là tình trạng lượng đường trong máu cao quá mức gây những tác động không tốt đến sức khỏe. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong số đó là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Do đó, để tránh sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu, người bệnh cần xác định được khi mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đi tiểu nhiều về ban đêm, luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hay khác nước, bộ phận sinh dục bị ngứa… Nguyên nhân chính gây bệnh là do cơ thể thiếu hụt insulin gây rối loạn chuyển hóa glucose làm đường trong máu tích tụ cao hơn bình thường dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát chỉ số đường huyết, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn khoa học, kiêng khem nghiêm ngặt. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh tiểu đường nên ăn gì:

1. Rau xanh nhiều chất xơ

Chất xơ có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường, có khả năng làm giảm tốc độ tiêu hóa, tăng cường hấp thụ thức ăn trong dạ dày đồng thời giúp giảm chỉ số đường huyết. Không chỉ thế, chất xơ có tính hòa tan, có thể cải thiện lượng tích trữ đường glucose, không chế sự tăng cao của đường trong máu. Khi ăn nhiều chất xơ, ruột sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn, từ đó làm chậm quá trình tăng glucose trong máu. 

Nên tăng cường ăn nhiều chất xơ, tuy nhiên không phải cứ ăn càng nhiều thì càng tốt. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây chướng bụng, tiêu hóa kém, làm ảnh hưởng đến hiệu suất tiêu hóa hấp thụ protein và các nguyên tố như sắt, kẽm, canxi… Khi bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, người bệnh cần chú ý không thay đổi chế độ ăn đột ngột, từ ít chuyển sang nhiều mà nên thay đổi từ từ.

Người bệnh tiểu đường có thể thêm các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh vào bữa ăn. Nên bổ sung thêm rau xanh nhưng cần ăn cả lá và thân, các loại rau xanh tốt cho sức khỏe có thể kể đến như rau bina, măng tây, cải xoăn, bông cải xanh… 

2. Trái cây ít đường

Trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, nếu lựa chọn đúng loại trái cây có thể hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết. Các loại trái cây tốt cho sức khỏe mà người tiểu đường nên ăn gồm:

  • Táo: Giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ, có thể cung cấp cho cơ thể 14% lượng vitamin C cần thiết một ngày. Mỗi quả táo cỡ trung bình chứa 4,4g chất xơ có tác dụng kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa sự gia tăng đột ngột của đường trong máu. 
  • Đu đủ: Chứa chỉ số chuyển hóa đường huyết GI là 23, thuộc loại thấp, giàu vitamin A, vitamin C, sắt, canxi, magie, chất xơ và enzyme papain có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Các nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, tiêu thụ khoảng 438g đu đủ một ngày sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu.
  • Các loại quả mọng: Giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm cholesterol, giảm lượng insulin trong máu. Các loại quả mọng tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường có thể kế đến như cam, bưởi, dâu tây, mâm xôi, việt quất… 

Ngoài ra, một số loại trái cây tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường có thể kể đến như ổi, kiwi, dưa hấu, khế… 

3. Người bệnh tiểu đường nên ăn trứng

Để tránh gây gia tăng cholesterol xấu, người bệnh nên ăn lòng trắng hơn là lòng đỏ
Để tránh gây gia tăng cholesterol xấu, người bệnh nên ăn lòng trắng hơn là lòng đỏ

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, trứng là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Trong 1 quả trứng có chứa 0,5g carbohydrate, 200 mg cholesterol và không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Đặc biệt, 1 quả trứng chứa 7g protein, là nguồn cung cấp kali, lutein, choline tuyệt vời có tác dụng cân bằng nồng độ natri cải thiện sức khỏe tim mạch. Chứa nhiều omega-3, là nguồn cung cấp chất béo có lợi dồi dào và có tác dụng chống viêm tốt cho người bệnh tiểu đường.

Người bệnh nên sử dụng trứng luộc vào buổi sáng để tiết kiệm thời gian và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tốt nhất nên ăn từ 1 – 6 quả trứng mỗi tuần, không nên tiêu thụ quá nhiều trứng sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể, nếu tiêu thụ quá nhiều trứng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và bệnh tiểu đường tuýp 2. Người bệnh tiểu đường nên ăn trứng 3 lần/tuần, chỉ ăn lòng trắng, tránh lòng đỏ nếu lo lắng về việc tiêu thụ quá mức cholesterol.

4. Thường xuyên ăn cá

Với thắc mắc mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì thì câu trả lời không thể bỏ qua chính là cá. Cá giàu dưỡng chất đặc biệt là các vitamin và khoáng chất, chứa những protein mạch ngắn giúp cơ thể dễ tiêu hóa. Cá còn chứa các dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Trong cá còn chứa ít cholesterol, hàm lượng chất béo xấu thấp, chứa vitamin D, canxi giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp đồng thời làm hiện tượng tắc nghẽn mạch máu do máu bị vón cục. 

Đặc biệt, người bệnh nên ăn mỡ cá vì chúng chứa axit béo omega-3 là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Các chất béo này rất tốt cho hoạt động của cơ thể và làm tăng sức khỏe của tim mạch và não bộ. 

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn các loại cá biển, ít nhất 3 bữa mỗi tuần vì chúng là nguồn cung cấp chất béo bão hòa đa và không bão hòa đơn. Các loại cá như cá hồi, cá cơm, cá thu, các trích, cá mòi… sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh. Nên chọn các phương pháp chế biến lành mạnh như kho, luộc, nấu, hấp… hạn chế chiên ráng vì nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe. 

5. Tinh bột lành mạnh

Người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn tinh bột nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ nhóm thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Do đó, nếu không thể bỏ qua tinh bột thì hãy thay thế chúng bằng các tinh bột lành mạnh như vậy sẽ vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ điều trị. Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên bổ sung đậu đỗ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, tinh bột lành mạnh vào bữa ăn của mình. 

Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường là:

  • Kiều mạch
  • Mì ống nguyên chất
  • Bánh mì ngũ cốc
  • Gạo lứt
  • Lúa mạch đen
  • Bulgur
  • Cây kê
  • Quinoa

6. Thực phẩm chứa đạm thực vật và chất béo lành mạnh

Bơ, dầu oliu là những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Bơ, dầu oliu là những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

Protein thực vật không chỉ cung cấp protein tốt cho sức khỏe mà còn giàu chất xơ và chất béo lành mạnh mà không chứa cholesterol xấu. Việc bổ sung chất béo thực vật thay cho chất béo động vật không chỉ tốt với người bệnh tiểu đường mà đối với người sức khỏe bình thường đều tốt. Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu đạm và chất béo lành mạnh như hạnh nhân, ô liu, hồ đào, bơ, óc chó, dầu đậu phộng… 

7. Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại Đậu

Đậu là nguồn cung cấp protein thực vật tuyệt vời, có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, có mức GI thấp, tốt cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Các loại đậu giàu protein có thể thay thế cho protein động vật là:

  • Các loại đậu đen, đậu pinto, đậu tây
  • Các sản phẩm từ đậu như đậu nghiền, đậu nướng
  • Đậu lăng màu xanh lá, vàng hoặc màu nâu
  • Đậu nành, đậu phụ
  • Đậu mắt đen, đậu Hà Lan

8. Khoai lang

Khoai lang có chỉ số chuyển hóa đường huyết thực phẩm GI thấp, thấp hơn khoai lang trắng rất nhiều. Chúng là lựa chọn tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường vì khi sử dụng, khả năng giải phóng đường trong cơ thể chậm hơn, đồng thời cũng không làm gia tăng lượng đường trong máu nhiều. Ngoài ra, khoai lang cũng là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C, kali…

9. Giấm táo tốt cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn giấm táo, vì thực phẩm này có thể giúp bình ổn lượng đường huyết trong máu, tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2. Trong giấm táo chứa 5 – 10% axit acetic, có tác dụng ức chế hoạt động thủy phân của đường đôi để chúng giảm tốc độ chuyển hóa thành đường đơn.

 Với người tiểu đường tuýp 1, giấm táo các thể giúp giảm tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Với người tiểu đường tuýp 2 hoặc kháng insulin, có thể làm giảm chỉ số đường huyết, cải thiện độ nhạy insulin. Với người có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc chẩn đoán tiền tiểu đường, giấm táo có thể ổn định chỉ số đường huyết khi đói, giảm đường huyết sau ăn 2 giờ.

Theo các nhà khoa học, uống 1 ly nước pha với một ít giấm táo trước khi đi ngủ có thể giúp ổn định đường huyết trong suốt đêm, là thực phẩm thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể lấy 4 muỗng dấm rượu táo, 2 muỗng mật ong, 2 muỗng cà phê bột quế vào 1 ly nước đun sôi, khuấy đều để uống. 

10. Các loại quả hạch

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì
Ăn quả óc chó mỗi ngày giúp cải thiện lượng đường huyết trong máu

Các loại quả hạch ít tinh bột lại chứa một lượng lớn chất xơ, nếu thường xuyên sử dụng sẽ hỗ trợ tốt cho việc hạ đường huyết trong cơ thể. Các loại quả hạch này là óc chó, hạt dẻ, hạt dẻ cười, hạt mắc ca… Đặc biệt, người bệnh nên ăn 30g óc chó mỗi ngày sẽ giúp điều chỉnh insulin về mức cân bằng, hỗ trợ giảm cân đồng thời cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.

11. Sữa chua ít đường hoặc không đường

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, ăn sữa chua không hề gây tăng đường huyết mà vì lượng đường trong sữa chua rất ít mà thành phần dinh dưỡng cao. Theo các nhà nghiên cứu Anh, những người thường xuyên ăn sữa chua có thể giảm đến 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người không sử dụng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sữa chua chứa men vi sinh thường chứa nhiều lợi khuẩn, có lợi cho sức khỏe người mắc bệnh tiểu đường hơn các loại sữa chua khác.

Khi lựa chọn sữa chua, người bệnh nên ưu tiên chọn sữa chua không có hương vị, ít chất béo hoặc không chứa chất béo. Đặc biệt, sữa chua Hy Lạp chứa gấp đôi protein hơn so với các loại sữa chua khác, tốt nhất nên dùng sữa chua không đường, sữa chua thực vật, sữa chua làm bằng hữu cơ. Nên ăn tối đa 2 hũ/ngày, tránh ăn quá nhiều để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

12. Hạt chia

Người bị tiểu đường cũng nên ăn hạt chia, đây là thực phẩm ít tinh bột, giàu chất xơ, có thể giúp người bệnh hạn chế tình trạng tăng đường huyết trong cơ thể một cách đột ngột. Hạt chia seed loại của Úc khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra một lớp gel mềm, lớp gel này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường huyết của cơ thể từ đó đảm bảo mức glucose trong máu luôn được ổn định. 

Ngoài ra, hạt chia còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể, ngăn chặn quá trình lão hóa và ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hạt chia cũng có tác dụng giải độc cơ thể, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu và bổ sung photpho cho cơ thể…

13. Uống thảo mộc

Người bệnh có thể uống trà hoa cúc để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Người bệnh có thể uống trà hoa cúc để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các thảo mộc như quế, chanh, gừng, tỏi, ớt, rau thơm không chỉ giúp hương vị món ăn thêm thơm ngon đậm đà, hấp dẫn mà còn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh nên thêm các gia vị thảo mộc này vào món ăn khi chế biến để tăng sự hấp dẫn, hương vị. 

Ngoài ra, người bệnh nên dùng các loại thức uống như:

  • Nước ép rau củ: Lấy 2 củ cà rốt, 1 quả táo xanh, 3 cọng rau bina, 2 cọng rau cần tây rửa sạch, ép lấy nước uống
  • Trà lá xoài: Được xem là thức uống detox giải độc tự nhiên, giúp cải thiện khả năng hấp thu insulin của tế bào, điều chỉnh việc sản xuất insulin. Có thể lấy 3 – 4 lá xoài, đun sôi trong 15 phút, tắt bếp để qua đêm, hôm sau đun nóng lại lần nữa rồi uống.
  • Các thức uống khác: Nước tỏi tây, nước ép khổ qua, nước ép củ cải, trà hoa cúc, trà gừng… cũng là những thức uống mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh việc xác định được người bệnh tiểu đường nên ăn gì, người bệnh cũng cần nắm được các thực phẩm nên kiêng ăn. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà người bệnh cần kiêng và hạn chế ăn: 

1. Tinh bột

Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế nhóm thực phẩm giàu tinh bột nhưng không cần kiêng tinh bột hoạt toàn. Người bệnh nên ăn các loại tinh bột giàu chất xơ vì chúng giàu giá trị dinh dưỡng, khi hấp thụ tinh bột sẽ không làm đường huyết gia tăng đột ngột.

 Người bệnh cần hạn chế các tinh bột tinh chế vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Các thực phẩm này là mì trắng, gạo trắng, bánh mì trắng hay bất cứ thứ gì làm bằng bột mì trắng… Nếu sử dụng các tực phẩm này, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường đơn, khi đường được hấp thụ vào máu sẽ làm tuyến tụy phải hoạt động với năng suất cao. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, việc hấp thụ đường và sản xuất insulin của tuyến tụy suy giảm từ đó gây bệnh tiểu đường hoặc làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn quá nhiều tinh bột, khẩu phần tinh bột chỉ nên ở khoảng 45 – 60g. Hơn nữa, tùy vào tình trạng bệnh mà xác định chính xác lượng tinh bột có thể ăn được. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, kiểm tra chỉ số đường huyết sua ăn thường xuyên. 

2. Thực phẩm ngọt, đường tinh luyện

Tuyệt đối không sử dụng đường tinh luyện để tránh gây gia tăng đột ngột đường huyết trong cơ thể
Tuyệt đối không sử dụng đường tinh luyện để tránh gây gia tăng đột ngột đường huyết trong cơ thể

Không phải tất cả các thực phẩm ngọt đều bắt buộc phải bị loại bỏ khỏi khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường. Thực tế là người bệnh cần tuyệt đối kiêng các thực phẩm có vị ngọt nhân tạo và có thể ăn được các thực phẩm có vị ngọt tự nhiên nhưng cần hạn chế. Nếu sử dụng thực phẩm nhiều đường, chất tạo ngọt nhân tạo sẽ làm lượng đường trong máu người bệnh tăng cao đột ngột, vượt quá mức cho phép.

Các thực phẩm mà người bệnh cần kiêng bao gồm bánh kẹo, thực phẩm có vị ngọt nhân tạo, nước ngọt có gas, hoa quả chín quá, mía đường… Tốt nhất nên ăn đồ ngọt ít đường và nững sản phẩm, loại đường chuyên dành cho người mắc bệnh tiểu đường như sucralose, saccharin, đường stevia… 

3. Chất béo bão hòa

Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên hạn chế sử dụng các chất béo bão hòa cùng những phụ gia thực phẩm, chất hóa học không lành mạnh. Nguyên nhân là các chất béo bão hòa có thể gây ra một số biến chứng của bệnh tiểu đường như đột quỵ hay cao huyết áp. 

Ăn nhiều chất béo bão hòa gây gia tăng nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể, dễ khiến bạn bị tăng cân và mất kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, nên kiêng các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, nước cốt dừa, nội tạng động vật, kem… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, thực phẩm đóng hộp, đồ đông lạnh, đồ ăn nhanh như xúc xích, lạp xưởng, mì tôm…

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Với thắc mắc người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì thì câu trả lời nên hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa bổ sung canxi và chất dinh dưỡng nhưng lại có tác động tới lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh nên cân nhắc khi sử dụng sữa đặc biệt là các loại sữa béo, nhiều đường vì chúng làm giảm chức năng của insulin, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh tiểu đường. 

Người bệnh nên lựa chọn các loại sữa tách béo, sữa không đường. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, một chế ăn hấp thu nhiều sữa phẩm từ sữa ít béo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, nếu thời niên thiếu hấp thu lượng sữa cao, ít tiêu thụ đồ uống chứa đường, các loại thịt đỏ thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp. 

Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường có thể uống 1 – 2 cốc sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân nên sử dụng sữa chua và các loại sữa nguyên chất không đường hoặc sữa tách béo để tránh làm tăng đường huyết trong máu.

5. Thịt đỏ

Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ nhưng cũng không cần kiêng hoàn toàn
Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ nhưng cũng không cần kiêng hoàn toàn

Thịt đỏ là thịt có nguồn gốc từ động vật có vú, là nguồn cung cấp đạm và vitamin dồi dào cho cơ thể. Thế nhưng, khi mắc bệnh tiểu đường,bạn nên hạn chế sử dụng thịt đỏ để tránh các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra như đột quỵ, bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, những người ăn thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn các đối tượng khác. 

Mặc dù chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì sao thịt đỏ lại làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường, nhưng các nghiên cứu nhận thấy rằng:

  • Thịt đỏ có thể gây kháng insulin, làm tăng huyết áp do chứa nhiều natri
  • Làm suy giảm chức năng tuyến tụy, tăng đề kháng insulin do chứa nitrit trong thịt chế biến sẵn
  • Thịt đỏ còn chứa chất sắt gây viêm mãn tính và làm tổn thương tế bào.

Mặc dù thịt đỏ không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn. Nếu tiêu thụ một lượng vừa đủ, có sự kiểm soát nghiêm ngặt thì sẽ không gây ra vấn đề gì lớn. Người bệnh nên sử dụng thịt nạc và các loại thịt chưa qua chế biến, có thể chọn thịt bê, thịt cừu hoặc thịt bò bít tết. Tốt nhất nên ăn ở dạng thịt luộc hoặc hầm thay vì ăn thịt nướng hay nấu ở nhiệt độ cao.

6. Trái cây sấy khô

Trái cây giàu vitamin và khoáng chất, tuy nhiên khi sử dụng trái cây, người bệnh nên tránh ăn trái cây sấy khô. Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Healthline, người bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 nên tránh ăn trái cây sấy. 

Nguyên nhân là quá trình sấy khô trái cây khiến trái cây mất nước, làm hàm lượng đường của cúng cao hơn bình thường. Cụ thế, thông thường một cốc nho tươi chứa 26g carbs, 1g chất xơ, trong khi đó, một cốc nho tươi lại chứa tới 110g carbs và 5g chất xơ. Khi sấy khô, hàm lượng carbs trong trái cây tăng cao gấp 3 lần bình thường, điều này đúng cho hầu hết các loại trái cây sấy khô. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn các loại quả mọng tươi, vừa chín tới để tránh làm tăng đột ngột chỉ số đường huyết trong cơ thể.

7. Rượu bia, chất kích thích

Người bệnh tiểu đường cũng cần tránh rượu bia, chất kích thích vì chúng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn dễ gây ra biến chứng cho người mắc bệnh tiểu đường. Lý do là rượu bia làm cơ tim suy yếu, làm loạn nhịp tim, gây bệnh cơ tim. Trong khi đó, với người bệnh tiểu đường, nguy cơ biến chứng tim mạch luôn tiềm ẩn có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Do đó, tốt nhất người bệnh cần kiêng rượu bia, chất kích thích để tránh các biến chứng nguy hiểm.

8. Thực phẩm khác

Ngoài những thực phẩm kể trên, người bệnh cũng cần tránh:

  • Trái cây có GI cao vì chúng làm tăng đường huyết trong cơ thể
  • Đồ uống có đường: Có thể kể đến như nước tăng lực, nước ngọt, một số loại cà phê vì nó làm mất cân bằng nồng độ insulin trong cơ thể
  • Thức ăn mặn: Làm tăng huyết áp
  • Thực phẩm nặng carb: Là thành phần quan trọng trong bữa ăn nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến người bệnh tiểu đường
  • Thực phẩm có GI cao: Gạo phồng, khoai tây trắng, quả bí ngô, bắp rang bơ, trái dứa…

Một số lưu ý cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường. Nếu không kiểm soát dẫn đến gia tăng hàm lượng glucose trong máu sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, hẹp và tắc nghẽn mạch máu, làm giảm lượng máu đến tim gây đau thắt ngực. Bên cạnh việc xác định người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, nên ăn đúng giờ, tránh vận động mạch sau khi ăn
  • Ăn chậm nhai kỹ, loại bỏ các loại thức ăn nhiều mỡ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, dù không muốn ăn cũng không nên bỏ bữa để tránh hạ đường huyết. Đặc biệt, dù ngon miệng cũng tuyệt đối không ăn quá nhiều để tránh tăng đường huyết đột ngột
  • Nếu phải ăn kiêng, thì nên giảm lượng thức ăn một cách từ từ, không nên cắt giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhất là lượng đường huyết trong cơ thể
  • Xây dựng khẩu phần ăn đa dạng, nên hạn chế ăn chứ không cần kiêng hoàn toàn các nhóm tinh bột, thịt. Hạn chế ăn mặn, ăn một lượng chất xơ vừa đủ, tránh ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên vận động 30 – 45 phút mỗi ngày. Nên chọn các vận động dẻo dai như đi xe đạp, nhảy dây, bơi
  • Người bệnh nên thường xuyên thăm khám sức khỏe, kiểm tra chỉ số đường huyết, nhất là phụ mang thai để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra với mẹ và bé. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì. Khẩu phần ăn, thực đơn của người bệnh tiểu đường nên được xây dựng dựa trên tình trạng mắc tiểu đường của người bệnh. Do đó, bạn nên thăm khám và tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để nắm được chế độ ăn uống phù hợp cho bản thân. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Thực đơn và chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Xây dựng thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bên cạnh việc sử dụng thuốc. Chế độ dinh...

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý an toàn

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp trong giai đoạn mang thai của chị em phụ nữ. Đây được cho là chứng bệnh khá phổ biến xuất hiện trong...

Trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên và không nên ăn

Trái cây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích. Khi bị tiểu đường, người bệnh thường...

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam. Bệnh khởi phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết bệnh...

Nước dừa mặc dù tốt nhưng không nên lạm dụng, cần uống đúng cách để có được tác dụng tốt nhất cho sức khỏe

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Nước dừa là thức uống yêu thích của nhiều chị em nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng, thân nhiệt lên cao. Thế nhưng khi mắc bệnh tiểu...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn