Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Bệnh tiểu đường type 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 là một dạng của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi lượng glucose trong máu không được được chuyển hóa mà tích tụ một thời gian dài. Lâu ngày, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thần kinh, tim, thận, mắt,…

Bệnh tiểu đường type 1 là gì?

Bệnh tiểu đường có thể được chia thành 2 dạng khác nhau đó chính là bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2. Dạng bệnh theo type 1 còn được gọi là tiểu đường vị thành niên và chúng có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em.

Bệnh tiểu đường type 1 là gì?
Bệnh tiểu đường type 1 còn được gọi là tiểu đường vị thành niên và chúng có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em.

Tiểu đường type 1 là tình trạng xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy không sản sinh ra insulin. Đây là một chất có khả năng chuyển hóa glucose trong cơ thể thành nguồn năng lượng để hoạt động hằng ngày. Do đó, nếu mất đi chất xúc tác này thì hàm lượng glucose sẽ tăng cao trong máu và gây ra bệnh tiểu đường type 1.

Khi mắc bệnh, bạn có thể sẽ phải thực hiện việc điều trị bằng insulin trong suốt đời để có thể giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa đường trong máu.Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn, do đó, những đối tượng mắc phải tình trạng bệnh  Hashimoto hoặc suy tuyến thượng thận nguyên phát (Bệnh Addison) thì nguy cơ mắc bệnh cũng có thể xảy ra rất cao.

So với 2 dạng bệnh tiểu đường thì bệnh ở dạng type 1 thường xảy ra không phổ biến bằng type 2. Tuy nhiên, ở bệnh tiểu đường type 2 có thể xảy ra do di truyền hoặc do cơ thể người bệnh đã  tiếp xúc với các dị nguyên hoặc vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra giải pháp đặc trị nào cho tình trạng này, tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị sớm thì người bệnh có thể sẽ sống lâu vẫn khỏe mạnh như bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đường type 1 là gì. Và chỉ có thể giải thích đơn thuần là co cơ thể phản ứng lại với các tác nhân xấu nên vô tình phá hủy đi tế bào insulin trong tuyến tụy, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng chất này trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đường type 1 là gì.

Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng chúng ta có thể tổng hợp được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh như sau:

1. Do môi trường

Môi trường là nơi chứa nhiều vi khuẩn và virus gây hại. Chính những tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể khiến cho quá trình phá hủy hệ thống miễn dịch diễn ra. Từ đó, việc rối loạn insulin có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 tăng cao hơn mức bình thường.

Theo đó, việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như virus Coxsackie, virus Rubella, Virus Epstein-Barr, Virus Cytomegalo,… có thể là yếu tố khiến cho khả năng rối loạn chuyển hóa diễn ra trầm trọng hơn.

2. Do địa lý

Một số các nghiên cứu và thống kê cho rằng, các quốc gia có vị trí địa lý nằm càng xa đường xích đạo thì nguy cơ mắc phải chứng bệnh này ngày càng cao. Cụ thể các nước như Phần Lan,Thụy Điển, Sardinia. Nghiêm trọng hơn, các quốc gia như Venezuela và Mỹ thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều.

3. Tuổi tác

Như đã nói, tiểu đường type 1 có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và có có thể xuất hiện ở độ tuổi rất sớm. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, có 2 giai đoạn chính mà nguy cơ mắc bệnh có thể tăng cao là trẻ từ 4 – 7 tuổi và thời điểm trẻ nằm trong khoảng 10 – 14 tuổi.

4. Di truyền

Trong một số tồn tại của gene cho thấy nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường type 1 là có thể xảy ra và có sự phát triển rất mạnh mẽ. Trong các chứng minh thông qua thí nghiệm lâm sàng đã cho thấy rằng, nếu trong gia đình có người mắc phải tình trạng bệnh này thì điều kiện di truyền cho những thành viên còn lại cũng sẽ rất cao.

5. Một số yếu tố khác

Việc thiếu hụt vitamin D trong cơ thể cũng có thể là nguy cơ gây ra tình trạng bệnh tiểu đường type 1. Theo đó, thành phần này có tác dụng bảo vệ cơ thể con người trước tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả, điều này cũng đã được chứng minh thông qua một số nghiên cứu. Tuy nhiên, việc bổ sung sữa bò – thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao lại nằm trong danh sách các nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1
Việc bổ sung thêm ngũ cốc vào chế độ dinh dưỡng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với những trẻ em từ 3 – 7 tuổi

Việc bổ sung thêm ngũ cốc vào chế độ dinh dưỡng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với những trẻ em từ 3 – 7 tuổi, sở dĩ trong thời gian này hầu như việc sử dụng ngũ cốc chiếm một tỷ lệ rất cao. Ngoài ram việc sử dụng nước có chứa quá nhiều nitrat cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh còn có thể bao gồm ở cả các mẹ bầu trong độ tuổi hơn 25 hoặc nó cũng có thể xảy ra khi mẹ xuất hiện tiền sản giật trong thai kỳ. Bên cạnh đó, trẻ sinh ra mắc bệnh vàng da hay mắc phải các bệnh về đường hô hấp cũng được xếp vào nhóm nguy cơ tiềm tàng.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

Khi vừa mắc bệnh hoặc bệnh đang trong giai đoạn đầu thì hầu như cơ thể người bệnh không có những triệu chứng đáng chú ý nào. Sự biểu hiện này chỉ được thể hiện rõ khi các tế bào sản xuất insulin bị ảnh hưởng quá mức cho phép. Lúc này, lượng insulin giảm đến mức thấp nhất và làm cho lượng đường trong máu tăng cao bệnh tiểu đường type 1 sẽ có những biểu hiện đầu tiên.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1
Người bệnh thường xuyên cảm thấy khát nước do việc đi tiểu quá nhiều khiến cơ thể luôn trong trạng thái mất nước.

Khi những triệu chứng này bắt đầu xuất hiện thì chúng sẽ phát triển một cách rất nhanh đến mức chóng mặt. Chỉ sau vài ngày đến vài tuần hàm lượng đường trong máu tăng cao thì sự ảnh hưởng đến sức khỏe có thể rất lớn. Thông thường, người bệnh thường hay nhầm lẫn bệnh với các biểu hiện bệnh cảm cúm trong thời gian đầu nên rất chủ quan. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy khát nước do việc đi tiểu quá nhiều khiến cơ thể luôn trong trạng thái mất nước.
  • Tình trạng đi tiểu nhiều thường xuất hiện về đêm.
  • Cân nặng bị giảm sút nghiêm trọng mặc dù vẫn ăn uống bình thường và ăn rất ngon miệng. Điều này có thể lý giải là do tình trạng mất nước thường xuyên xảy ra.
  • Việc không dung nạp được hàm lượng đường glucose khiến cơ thể luôn trong trạng thái đói và mệt mỏi do không tự tạo ra được năng lượng cho quá trình hoạt động.
  • Mắt mờ do đường tích tụ quá nhiều trong mắt. Điều này còn làm tăng áp lực thẩm thấu trong nhãn cầu và khiến cho phần nước tự do tồn tại quá nhiều. Chính những tác nhân này có thể làm biến đổi hình dạng cũng như ảnh hưởng đến chức năng nhìn của người bệnh.
  • Tình trạng mệt mỏi thường xuyên khiến cho bệnh nhân luôn trong trạng thái lờ đờ, không có sức sống.
  • Có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn và ói mửa. Đây đều là những biểu hiện cho thấy tình trạng đường trong máu đang tăng lên với hàm lượng rất cao.
  • Hơi thở nhanh, sâu, môi khô và hay cáu giận bất thường.
  • Thường xuyên xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da, đường tiết niệu hoặc âm đạo.

Trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau đây thì nên đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời:

  • Trở nên mất suy nghĩ, lú lẫn.
  • Hơi thở nhanh, dồn dập.
  • Hơi thở có mùi trái cây.
  • Xuất hiện trình trạng đau bụng.
  • Mất ý thức (thông thường ít xảy ra).

Biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 có thể phát triển rất nhanh. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nó có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Cụ thể các biến chứng do bệnh gây ra có thể chia thành 2 giai đoạn như:

Biến chứng cấp tính:

  • Mệt mỏi
  • Cơ thể yếu ớt
  • Da khô
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Rối loạn ý thức
  • Buồn nôn, hơi thở nhanh
  • Mạch đập nhanh, tụt huyết áp.

Biến chứng mãn tính:

  • Có thể gây ra các biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể
  • Đau ngực
  • Biến chứng ở thần kinh gây ra tình trạng tê bì ở bàn chân.
  • Bàn chân bị nhiễm trùng và có thể gây viêm loét.
  • Khó tiêu.
  • Bụng đầy hơi và nuốt khó.

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 1

Điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Điều này bao gồm việc điều trị theo phác đồ và thay đổi lối sống, sinh hoạt và ăn uống khoa học hơn. Theo đó, bạn có thể tham khảo những cách khắc phục bệnh tiểu đường type 1 như sau:

Phác đồ tiều trị bệnh tiểu đường type 1
Điều trị bệnh tiểu đường đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

1. Các biện pháp chẩn đoán

Theo các yêu cầu của Hiệp hội đái tháo đường của Mỹ thì việc chẩn đoán đái tháo đường cần:

  • Đường huyết >11,1 mmol/l, bên cạnh đó nó kèm theo các triệu chứng ăn nhiều, tiểu nhiều,…
  • Sau khi sử dụng glucose với hàm lượng 75g trong 2 giờ thì đường huyết là >11,1 mmol/l.
  • Lượng đường huyết sau khi nhịn ăn 8 – 14 giờ  >7 mmol.
  • HbA1C > 6,5%.

Việc chẩn đoán tiểu đường bao gồm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c Test)

Việc xét xét nghiệm theo cách này bao có vai trò xác định tình trạng tiểu đường đang ở mức nào và giúp cho quá trình kiểm soát bệnh diễn ra tốt hơn.

Việc thực hiện xét nghiệm này giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong khoảng 2 – 4 tháng và cần kết hợp với việc theo dõi lượng đường tại nhà. Nếu mức HbA1C từ 6.5% trở lên trong cả 2 lần thực hiện thì bạn được kết luận là mắc bệnh tiểu đường

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Với xét nghiệm này bạn sẽ được lấy một lượng máu tại thời điểm ngẫu nhiên. Hàm lượng trong máu lúc này được tính bằng trên decilit (mg/dL) hoặc milimol trên lít (mmol/L). 

Theo đó, cho dù bạn đã ăn lần cuối trong thời gian là bao lâu thì mức 200 mg/dL (11,1 mmol/L) bằng hoặc cao hơn con số này cùng với việc mắc phải các triệu chứng điển hình thì bạn được kết luận là đang mắc phải tình trạng tiểu đường.

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm đường huyết xác định bệnh tiểu đường lúc đói sẽ được tiến hành vào buổi sáng và nếu hàm lượng này dưới mức 100 mg/dL (5,6 mmol/L) l thì tình trạng của bạn hoàn toàn bình thường.

Ngược lại, nếu nó từ 126 mg/dL (7 mmol/L) trở lên trong cả hai lần làm xét nghiệm thì bạn được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này còn giúp các bác sĩ xác định bạn đang mắc phải tình trạng bệnh tiểu đường type 1 on type 2.

2. Về chế độ sinh hoạt và ăn uống

Khi tầm soát mắc bệnh tiểu đường, tốt nhất bạn nên kết hợp việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể, để chứng bệnh tiểu đường nhanh chóng khỏi và giảm ảnh hưởng thì tốt nhất bạn nên tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

  • Đối với bệnh nhân mắc phải chứng tiểu đường type 1 thì tốt nhất bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng,… Những hoạt chất này sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường một cách hiệu quả nhất.
  • Thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày các loại rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin.
  • Nên luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày để lượng đường huyết luôn trong trạng thái ổn định. Hoặc nếu quá bận rộn, bạn có thể giảm tần suất xuống còn 30 phút trong ngày và mỗi tuần thực hiện khoảng 5 lần.
  • Kết hợp việc kiểm tra chân và mắt thường xuyên để kịp thời phát hiện các tổn thương và có thể khắc phục kịp thời.
  • Thực hiện việc đo hàm lượng đường xuyên để giúp kiểm soát chúng một cách chặt chẽ nhất.

3. Sử dụng thuốc

Việc kiểm soát đường huyết đối với trường hợp tiểu đường type 1 được sử dụng chủ yếu từ các loại thuốc giúp bổ sung hàm lượng insulin ngoại sinh.

Theo đó, bạn có thể được tiêm theo phác đồ điều trị với liều lượng và thời gian thực hiện theo quy định của các bác sĩ chuyên khoa để tránh đường huyết bị tụt. Một số loại insulin bạn có thể được sử dụng với tác dụng nhanh như  Insulin Actrapid, Lispro,… các loại có tác dụng chậm bao gồm NPH, Lente,… hoặc Insulin hỗn hợp,…

Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 1

Trên thực tế hiện nay không có biện pháp nào để phòng ngừa tiểu đường type 1 một cách tốt nhất. Sỡ dĩ, các nhà nghiên cứu trong một thời gian vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng bệnh do đó quá trình ngăn chặn rất khó.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 1
Trên thực tế hiện nay không có biện pháp nào để phòng ngừa tiểu đường type 1 một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn đang làm việc ngăn ngừa tình trạng bệnh này đối với những đối tượng có nguy cơ phát triển bệnh. Do đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc về vấn đề này. Đồng thời, có thể tiến hành nghiên cứu về gen bệnh tiểu đường type 1 ở cha mẹ, con, cái để phòng ngừa chúng di truyền sang các thế hệ sau.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tiểu đường type 1. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chứng bệnh này. Thực tế cho thấy rằng, đây là tình trạng bệnh có thể diễn biến rất nhanh chóng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Do đó bạn nên thực hiện việc chuẩn đoán ngay khi có những biểu hiện đầu tiên. Đồng thời tích cực điều trị để có thể kiểm soát bệnh trong giới hạn an toàn.

Cùng chuyên mục

10 Loại rau tốt cho người bị tiểu đường nên bổ sung

Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, rau xanh còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng cách giảm hấp thu glucose từ các loại thực phẩm khác. Do đó...

10 Loại sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Bổ sung dinh dưỡng cho người bị tiểu đường là một trong những vấn đề quan trọng cần phải được đặt lên hàng đầu. Vì tính chất bệnh mà khiến...

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, thường xuyên luyện tập thể dục và sử dụng thuốc Tây, phụ nữ mang thai có thể tiêm insulin...

Trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên và không nên ăn

Trái cây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích. Khi bị tiểu đường, người bệnh thường...

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý an toàn

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp trong giai đoạn mang thai của chị em phụ nữ. Đây được cho là chứng bệnh khá phổ biến xuất hiện trong...

Thực đơn và chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Xây dựng thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bên cạnh việc sử dụng thuốc. Chế độ dinh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn