Bệnh trầm cảm có chữa được không? [Chuyên gia giải đáp]
Nội Dung Bài Viết
Trầm cảm là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, chủ yếu xuất phát từ áp lực cuộc sống, gia đình, công việc, học tập,…gây nên những căng thẳng, lo âu kéo dài, nhiều trường hợp dẫn đến ý nghĩ tự sát. Cũng chính vì sự nguy hiểm tiềm tàng của căn bệnh này mà nhiều người luôn thắc mắc rằng “Bệnh trầm cảm có chữa được không?”.
Trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm là một hội chứng rối loạn tâm lý khiến cho người bệnh luôn cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, chán nản, suy sụp về cuộc sống. Người bệnh sẽ mất dần các hứng thú về những hoạt động vui chơi, giải trí mà mình từng yêu thích, cuộc sống dần mất thăng bằng. Khi tình trạng tuyệt vọng, mất niềm tin diễn ra trong thời gian dài và mức độ càng gia tăng, nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ luôn nghĩ đến cái chết và có ý định tự sát.
Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già. Thế nhưng những người lớn tuổi lại có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhiều hơn và mỗi lứa tuổi sẽ có biểu hiện đặc trưng khác nhau. Bên cạnh đó, theo thống kê thì tỉ lệ phụ nữ mắc phải căn bệnh này sẽ chiếm cao hơn so với nam giới khoảng 2 đến 3 lần.
Những người bị trầm cảm nếu không thể kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và đặc biệt là chính bản thân của bệnh nhân. Người bệnh sẽ dần hủy hoại sức khỏe, thể chất và tinh thần của mình, lâu dài dẫn đến tình trạng tự sát không mong muốn.
Thông thường, để chẩn đoán và nhận biết được người bệnh trầm cảm, các chuyên gia sẽ dựa vào 3 dấu hiệu đặc trưng như:
- Mất hứng thú với mọi việc, kể cả những hoạt động đã từng yêu thích trước đây.
- Khí sắc trầm buồn.
- Thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống, năng lượng.
Bên cạnh đó, tùy vào thể trạng, tính cách, nguyên nhân gây ra trầm cảm mà người bệnh còn xuất hiện nhiều các triệu chứng như mất ngủ, ăn không ngon, cảm giác vô dụng, tội lỗi,…tâm lý luôn nặng nề, phức tạp.
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Trầm cảm là căn bệnh xuất phát và âm thầm phát triển từ bên trong nên ngay chính người bệnh hoặc những người thân xung quanh đều khó có thể nhận biết được ngay từ ban đầu. Vì thế, rất nhiều trường hợp người bệnh trầm cảm khi được phát hiện thì tình trạng các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng, làm cho quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn và mất thời gian dài.
Đồng thời, khi mắc phải chứng trầm cảm, người bệnh sẽ bị suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần. Bệnh nhân sẽ thờ ơ với hầu hết những hoạt động xung quanh, khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm sút, bản thân không được chăm sóc tốt, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm và mất dần khả năng chống chọi lại các bệnh lý bên ngoài.
Hơn thế, những người bị trầm cảm luôn có suy nghĩ tiêu cực, bi quan, không tin tưởng vào tương lại và cuộc sống. Đôi lúc còn tự gây tổn thương cho bản thân và cả những người thân bên cạnh. Tình trạng này khi kéo dài và không được can thiệp sớm sẽ thôi thúc người bệnh suy nghĩ nhiều về cái chết để tự giải thoát bản thân, hành vi tự sát càng đe dọa tính mạng nhiều hơn.
Do đó, căn bệnh trầm cảm hết sức nguy hiểm. Bạn không nên xem nhẹ hoặc bỏ qua những triệu chứng bất thường ngay từ đầu. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế bớt các tổn thương, hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến người bệnh và những người xung quanh.
Bệnh trầm cảm có chữa được không?
Theo giải đáp của các chuyên gia thì những đối tượng bị bệnh trầm cảm nhẹ có thể điều trị được bằng các biện pháp tại nhà mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Còn đối với những trường hợp nặng hơn thì phải kết hợp việc sử dụng thuốc chống trầm cảm với những phương pháp khác. Việc điều trị bệnh còn phải phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh, ý chí của bệnh nhân và sự hỗ trợ từ phía người thân, bạn bè.
Tuy bệnh trầm cảm có thể chữa được bằng nhiều cách nhưng khi tiến hành điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Không tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có ý định của bác sĩ chuyên khoa.
- Những loại thuốc hỗ trợ an thân, trị mất ngủ không có khả nặng chữa bệnh trầm cảm.
- Người bệnh không được tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc tăng giảm liều sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Kiên trì thực hiện các liệu pháp điều trị của chuyên gia trong thời gian dài để có được kết quả tốt nhất.
- Người thân cần chú ý quan tâm và hỗ trợ chia sẻ để người bệnh giảm bớt các áp lực.
Phương pháp chữa bệnh trầm cảm hiệu quả tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc và điều trị bằng liệu pháp tâm lý theo các chuyên gia thì người bệnh trầm cảm cũng nên kết hợp một số biện pháp ngay tại nhà để đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh, ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh lý này có thể gây nên.
1. Tăng cường rèn luyện, hoạt động thể chất
Người bệnh nên thường xuyên rèn luyện sức khỏe tại nhà để giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái hơn. Đối với nữ giới nên tham gia các câu lạc bộ bơi lội, nhảy dây, yoga, thiền, thái cực quyền, thể dục thẩm mỹ để cơ thể được dẻo dai, mềm mại hơn. Hoặc phái mạng có thể nâng cao thể lực bằng cách tập cử tạ, võ thiếu lâm, chạy marathon,…để cơ bắp được săn chắc. Đặc biệt, khi thường xuyên vận động sẽ giúp não được giảm bớt căng thẳng, việc ăn uống cũng ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, các đối tượng bị trầm cảm thường không muốn hoạt động quá nhiều, họ có xu hướng muốn thu mình vào trong và không muốn thực hiện bất kì vận động nào. Do đó, để thúc đẩy họ tập luyện, bạn bè và người thân nên đồng hành và động viên để họ không thấy cô đơn và có ý định bỏ ngang.
2. Duy trì công việc
Mặc dù tinh thần đang rơi vào trạng thái bế tắt hay buồn chán đến mức độ nào, bạn cũng cần duy trì công việc của mình để hạn chế tối đa các thời gian trống. Điều này không chỉ giúp người bệnh quản lý tốt thời gian của mình mà còn giúp họ không bị tuyệt vọng, buồn chán và cảm thấy vô dụng. Đặc biệt, khi đi làm bệnh nhân sẽ được gặp nhiều người và có thể giao tiếp được thoải mái hơn.
3. Giao tiếp với mọi người
Giao tiếp, tiếp xúc với mọi người là một trong những yếu tố quan trong góp phần giúp cho người bệnh được hòa nhập với cuộc sống, giảm bớt các suy nghĩ buồn chán, tiêu cực của bản thân. Đặc biệt, khi người bệnh được gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người sẽ giúp cho tinh thần được phấn chấn hơn, tình trạng bệnh cũng được cải thiện nhanh chóng. Hoặc nếu người bệnh không muốn đến những nơi ồn ào, đông người thì cũng có thể tìm đến những ngôi chùa, nhà thờ để cúng viếng để tinh thần được thanh thản hơn.
4. Cân bằng giấc ngủ
Đối với những người bệnh trầm cảm thường sẽ rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc trầm trọng hơn là thức trắng nhiều đêm liền. Do đó, việc hỗ trợ cải thiện giấc ngủ rất quan trọng đối với quá trình chữa bệnh trầm cảm. Khi ngủ đủ giấc, tinh thần người bệnh cũng được cải thiện và thoải mái hơn. Bạn có thể áp dụng cái bài thuốc dân gian để kiểm soát giấc ngủ an toàn và hiệu quả.
5. Tiếp xúc với ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố giúp cho não bộ được kích thích và tỉnh táo, chống những cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi. Đới với những người đang mắc bệnh trầm cảm thì việc tiếp xúc với ánh sáng là một điều hết sức cần thiết. Một số nghiên cứu cho rằng, khi chúng ta ở trong một không gian u ám, tối mịt sẽ dễ cảm thấy tuyệt vọng và tiêu cực hơn so với khi đứng ở nơi có nhiều ánh sáng.
6. Ngưng than thở
Người bệnh nên hạn chế và kiểm soát tốt những lời than thở của mình. Khi thường xuyên than thở sẽ khiến cho cuộc sống bạn càng trở nên tuyệt vọng, ma sát trong não bộ luôn nhận được những tín hiệu xấu, khiến cho bạn càn suy nghĩ tiêu cực hơn. Ngay cả bản thân người bệnh và những người xung quanh chỉ nên nhắc đến những câu chuyện vui, tích cực để giúp tinh thần bệnh nhân được tốt hơn.
7. Tắm nước ấm
Người bệnh nên tắm với nước ấm khoảng 15 phút mỗi ngày để có thể được thư giãn. Bạn nên pha nước ở nhiệt độ khoảng 35 đến 37 độ và thêm vào bồn tắm vài hạt muối. Việc này sẽ giúp cho máu được lưu thông, tinh thần được thoải mái và dễ chịu hơn.
8. Chơi đùa với thú cưng
Việc thường xuyên chơi đùa với những con chó, mèo của bạn cũng sẽ giúp cho tinh thần được thư giãn và cảm thấy tích cực hơn. Những chú thú cưng luôn thích đùa nghịch và có những hình động âu yếm, vuốt ve giúp cho người bệnh giảm bớt được cảm giác cô đơn, buồn chán hay tuyệt vọng.
9. Chăm sóc bản thân
Bên cạnh những phương pháp trên, người bệnh cũng nên chú ý đến vẻ bề ngoài của mình. Chăm sóc tốt cho cơ thể và “tút” lại nhan sắc để tự tin và tràn đầy năng lượng hơn. Bạn nên thường xuyên vệ sinh cá nhân, lựa chọn trang phục sáng màu, sạch sẽ, đồng thời phải chỉnh chu bề ngoài bằng cách tạo kiểu tóc, xài nước hoa,….
Những thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc ” Bệnh trầm cảm có chữa được không? ” Tuy tình trạng bệnh có thể cải thiện và điều trị được nhưng cũng cần có sự nổ lực và hỗ trợ rất nhiều từ người thân và bạn bè. Để có thể chẩn đoán và ngăn chặn bệnh tốt nhất, bạn cũng nên tìm đến các cơ sở chuyên môn uy tín và chất lượng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!