Bệnh trầm cảm lâu năm có chữa được không?
Nội Dung Bài Viết
Bệnh trầm cảm lâu năm có chữa được không? Nếu được thì chữa bằng cách nào? Là những vấn đề được đa số người bệnh hoặc người thân, bạn bè và gia đình của người bệnh quan tâm và muốn tìm hiểu chi tiết.
Bệnh trầm cảm lâu năm có chữa được không?
Bệnh trầm cảm là một trong những bệnh lý có nguyên nhân xuất phát từ việc rối loạn não bộ, khiến tâm lý bị ảnh hưởng tiêu cực. Dẫn đến, hành vi và tâm lý có những biểu hiện bất thường, gây đảo lộn mọi thứ xung quanh, bao gồm công việc, cuộc sống và các mối quan hệ.
Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh trầm cảm là tiền sử gia đình có người bị trầm cảm, môi trường bên ngoài tác động,…. Hoặc căng thẳng và áp lực kéo dài bởi nhiều lí do (phá sản, lý dị, không tìm được việc làm, mất người thân,…), bị chấn thương ảnh hưởng đến não.
Dấu hiệu để nhận biết là rầu rĩ, buồn không rõ nguyên nhân, khí sắc suy giảm, cử chỉ nặng nề, chậm chạp và thiếu sức sống, mất niềm vui trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó là rối loạn giấc ngủ (ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu, mất ngủ,…), khả năng tập trung giảm, mệt mỏi kéo dài, ăn uống không còn thấy ngon miệng,…. Hoặc thường xuyên cảm thấy tội lỗi, xuất hiện suy nghĩ tiêu cực, không chú trọng vào diện mạo của bản thân,….
Theo thống kê, nữ giới sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn nam giới. Ngoài ra, bất kì độ tuổi nào cũng có thể khởi phát bệnh, nhưng sẽ tập trung nhiều vào độ tuổi trưởng thành. Trong vài năm gần đây, bệnh nhân bị trầm cảm ngày càng tăng, ước tính trên thế giới mỗi năm có khoảng 850.000 người đã tự sát vì bệnh trầm cảm.
Vậy bệnh trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm lâu năm có chữa không? Câu trả lời là CÓ với điều kiện bệnh nhân đồng ý hợp tác cùng bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Đồng thời, phải cố gắng và nỗ lực xây dựng đời sống ngày càng tích cực hơn. Bên cạnh đó, vai trò của người thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh rất quan trọng, góp phần không nhỏ để người bệnh có thể vui vẻ, tích cực trở lại.
Cách chữa bệnh trầm cảm lâu năm hiệu quả
Hiện tại, có khá nhiều cách chữa bệnh trầm cảm lâu năm hiệu quả. Trong đó có thể kể đến thuốc điều trị trầm cảm do bác sĩ kê đơn, phác đồ tâm lý trị liệu hoặc những phương pháp hỗ trợ tại nhà. Tùy mức độ nặng/nhẹ, kinh phí đang có, mong muốn,… mà người bệnh sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
1. Chữa bệnh trầm cảm lâu năm bằng thuốc
Người bệnh trầm cảm lâu năm có thể chữa trị hiệu quả bằng thuốc do bác sĩ kê đơn. Nhưng lưu ý phải dùng đúng liều lượng và tần suất để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, cũng như có thể hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặt khác, người bệnh trầm cảm lâu năm không được ngưng thuốc đột ngột hoặc bỏ bữa, dùng không đúng liều lượng,… khi chưa trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị. Bởi điều này có thể khiến người bệnh gặp những triệu chứng khó chịu hoặc khiến cho tình trạng trầm cảm của bản thân ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Trường hợp người bệnh trầm cảm lâu năm đang cho con bú bằng sữa mẹ hoặc đang mang thai thì khi dùng thuốc phải cực kì cẩn thận. Tốt nhất nên trình bày rõ tình trạng của bản thân để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị và loại thuốc phù hợp nhất. Bởi theo nghiên cứu, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé.
Về cơ bản, đa số những loại thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm lâu năm đều an toàn, nhưng vẫn không loại trừ một số rủi ro hoặc tác dụng phụ có thể xảy ra. Do đó, FDA – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – đã yêu cầu tất cả bác sĩ phải khuyến cáo một cách nghiêm ngặt về thuốc điều trị trầm cảm cho người bệnh.
Đặc biệt, khi cho thanh thiếu niên, trẻ em, thanh niên dưới 25 tuổi sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm phải rất cẩn thận và phải theo dõi xuyên suốt, liên tục trong khoảng thời gian dài. Bởi vì trong một số trường hợp, thuốc có thể làm tăng hành vi hoặc suy nghĩ tự sát.
Tóm lại, chỉ cần là người bệnh trầm cảm hoặc trầm cảm lâu năm sử dụng thuốc điều trị bệnh đều phải theo dõi chặt chẽ để có thể kịp thời phát hiện các hành vi bất thường hoặc dấu hiệu nghiêm trọng. Nhất là trong trường hợp người bệnh đang thay đổi liều lượng hoặc bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới.
2. Chữa bệnh trầm cảm lâu năm bằng tâm lý trị liệu
Chữa bệnh trầm cảm lâu năm bằng tâm lý trị liệu đang ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng bệnh. Bởi nó đem lại hiệu quả tương đối cao, chi phí hợp lý và có thể áp dụng cho cả trường hợp bệnh nặng hoặc nhẹ. Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian điều trị dài và người bệnh buộc phải phối hợp cùng chuyên gia tâm lý.
Cụ thể hơn, tâm lý trị liệu có thể giúp người bệnh trầm cảm lâu năm xử lý khó khăn hoặc khủng hoảng trong thời điểm hiện tại. Học cách đặt mục tiêu cho cuộc sống thực tế. Tìm giải pháp tốt hơn để giải quyết và đối phó vấn đề. Phát triển và mở rộng những mối quan hệ xung quanh.
Ngoài ra, tâm lý trị liệu còn giúp xác định nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh trầm cảm. Xác định hành vi và suy nghĩ tiêu cực của người bệnh để có thể điều chỉnh theo những hướng tích cực hơn. Đồng thời, phát triển về khả năng chấp nhận và chịu đựng đau khổ bằng những hành vi lành mạnh. Lấy lại cho bản thân cảm giác hài lòng, cũng như kiểm soát được cuộc sống tốt hơn để có thể giảm hiệu quả những triệu chứng như tức giận hoặc tuyệt vọng.
3. Chữa bệnh trầm cảm lâu năm bằng những phương pháp hỗ trợ tại nhà
Chính xác hơn, những phương pháp hỗ trợ tại nhà giúp bệnh trầm cảm lâu năm được chữa trị tốt hơn khi đang sử dụng thuốc điều trị hoặc áp dụng tâm lý trị liệu. Hoàn toàn không thể thay thế như một cách chữa trị riêng biệt hay độc lập.
Cụ thể, người bệnh trầm cảm lâu năm nên dành thời gian tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bệnh thông qua các trang báo điện tử, tài liệu y học,… uy tín. Điều này, sẽ giúp bản thân có thể bám sát các kế hoạch điều trị. Ví dụ như không bỏ qua những cuộc hẹn với bác sĩ hoặc những buổi trị liệu tâm lý. Hoặc khi đã khỏe hơn cũng không được tự ý ngưng để hạn chế tối đa khả năng bệnh quay trở lại.
Ngoài ra, phải chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm. Tốt nhất, nên cùng chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ trao đổi chi tiết để tìm được những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân có thể khiến các triệu chứng của bệnh khởi phát. Sau đó, ghi chép lại để trong trường hợp cần thiết có thể đối phó được kịp thời.
Bên cạnh đó, nếu thấy bất kì sự thay đổi nào trong cảm giác hoặc các triệu chứng cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ. Đồng thời, nên nhờ bạn bè, người thân hoặc gia đình theo dõi những dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ tự sát để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Đặc biệt, người bệnh trầm cảm lâu năm nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, dung nạp vào cơ thể đủ chất dinh dưỡng cần thiết và tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…. Hoặc ngủ đủ giấc và tham gia nhiều hoạt động thể chất (thể dục thế thao). Chẳng hạn như tập yoga, bơi lội, đi bộ, làm vườn, chạy bộ,… để cải thiện tinh thần và duy trì sức khỏe.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề “Bệnh trầm cảm lâu năm có chữa được không?” và những thông tin liên quan khác. Nhưng cần lưu ý rằng, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, hoàn toàn không thay thế cho lời khuyên, chỉ dẫn, phương pháp hoặc phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia tâm lý.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị
- Các giai đoạn của bệnh trầm cảm và dấu hiệu đặc trưng
- Bệnh trầm cảm có chữa được không? [Chuyên gia giải đáp]
- Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!