Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?
Nội Dung Bài Viết
Phụ nữ bị bệnh trĩ sau sinh là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Với căn bệnh này, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Bệnh trĩ tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại khiến cho phụ nữ gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Đây là bệnh lý cần phải tiến hành chữa trị chứ không thể tự khỏi như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Rất nhiều chị em bị bệnh trĩ sau sinh dẫn đến tình trạng trầm cảm, cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Căn bệnh này sẽ không thể tự lành nếu như không có sự can thiệp của các phương pháp y khoa trong việc điều trị bệnh.
Thực tế, rất nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ nhưng lại có tâm lý chủ quan, cố gắng chịu đựng những cơn đau đớn, khó chịu do bệnh gây ra. Đến khi bệnh tiến triển nặng bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt trĩ. Tốt nhất, ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh trĩ như đau rát, chảy máu ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài,… thì nên tiến hành thăm khám, chữa trị bệnh kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ sau sinh như rặn nhiều khi sinh nở, táo bón, trọng lượng thai nhi quá lớn,… Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh trĩ sau sinh rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác nên bệnh nhân cần sớm thăm khám. Hiện tại, tỉ lệ phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ ngày càng tăng nên mọi người cần phải thận trọng với bệnh lý này.
Cách chữa trị bệnh trĩ sau sinh
Với căn bệnh trĩ sau sinh, ưu tiên hàng đầu trong việc chữa trị bệnh là sử dụng những biện pháp an toàn để kiểm soát búi trĩ. Đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sữa mẹ. Nếu mẹ bị bệnh trĩ ở cấp độ 1, 2 thì có thể uống thuốc. Riêng những trường hợp nặng, người bệnh bắt buộc phải tiến hành cắt búi trĩ để điều trị bệnh tránh tình trạng biến chứng do bệnh gây ra như hoại tử búi trĩ, chảy máu cấp tính,…
1. Thuốc Tây y
Để điều trị bệnh trĩ cho mẹ, sử dụng thuốc Tây y là phương pháp được cân nhắc kỹ. Chỉ những trường hợp cần thiết, người mẹ mới có thể áp dụng phương pháp này. Một số loại thuốc được sử dụng để chữa trị bệnh trĩ sau sinh như sau.
- Thuốc co mạch: Phenylephrine, Norepinephrine, Epinephrine,…
- Kháng sinh, giảm viêm: Aspirin, Penicillin, Acetaminophen,…
- Thuốc giảm đau: Dibucain, Trimebutin, Medicone
- Thuốc bôi: Mastu S, Proctolog, Kem bôi trĩ chữ A của Nhật
- Thuốc đặt: Calmol, Witch Hazel,…
Đây là những loại thuốc có tác dụng làm co mạch, kiểm soát kích thước búi trĩ, cải thiện tình trạng chảy máu, giảm sưng, phù nề, giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, thuốc co mạch hậu môn còn giúp làm mềm phân. Người bệnh sẽ đại tiện dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mắc bệnh trĩ.
2. Phẫu thuật
Nếu sử dụng thuốc không thể cải thiện bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân áp dụng phương pháp phẫu thuật. Cách chữa trị này sẽ được áp dụng cho người bệnh bị chảy máu cấp tính, hoại tử búi trĩ, biến chứng tắc mạch,… Một số phương pháp được áp dụng phẫu thuật chữa trị bệnh trĩ sau sinh như Milligan Morgan , Ferguson, White Head,… Nếu bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội ở cấp độ 3, 4 sẽ tiến hành chữa trị bằng phẫu thuật Longo. Cách chữa trị này sẽ không gây đau đớn, không để lại sẹo ở vùng hậu môn, ít biến chứng, thời gian phục hồi nhanh.
Phương pháp phẫu thuật chữa trị bệnh trĩ không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng. Để biết bản thân có thể chữa trị bệnh trĩ sau sinh bằng cách nào, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp nhất. Bên cạnh đó, phẫu thuật có thể gặp một số rủi ro nên bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
Bệnh trĩ sau sinh – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Rất nhiều phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ chủ quan trong việc điều trị bệnh. Nhiều người đến gặp bác sĩ khi bệnh đã chuyển biến nặng, búi trĩ sa ra ngoài và tổn thương nghiêm trọng. Để kiểm soát căn bệnh này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm khi có một số dấu hiệu sau đây.
- Đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn
- Chảy máu khi đi đại tiện
- Đau nhức hậu môn khi ngồi quá lâu
- Sa búi trĩ
- Sưng đau hậu môn
Bệnh trĩ còn khiến bệnh nhân mặc cảm, ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình chăm sóc con cái. Vì bệnh trĩ sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày nên phụ nữ cần phải chủ động hơn trong việc điều trị bệnh cho bản thân mình.
Mẹ nên làm gì khi bị trĩ sau sinh?
Bệnh trĩ sau sinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ. Khi bị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ cần sớm tiến hành điều trị bệnh. Song song với việc thực hiện các phương pháp chữa trị của bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ nên chú ý một số vấn đề sau để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi thuốc hoặc mua thuốc điều trị bệnh
- Tập đi vệ sinh đúng giờ và không được ngồi quá lâu khiến búi trĩ chảy máu
- Tuyệt đối không được nhịn đi vệ sinh vì dễ bị táo bón
- Tích cực bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón như rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép trái cây để hỗ trợ điều trị bệnh
- Dùng khăn giấy mềm để đi vệ sinh, không được chà xát vùng hậu môn nhiều vì dễ gây trầy xước, nhiềm trùng
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Áp dụng những bài thuốc chữa bệnh dân gian kiểm soát bệnh trĩ nhưng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
- Chườm lạnh ở vùng vị trí đau để giúp giảm cảm giác đau nhức, khó chịu.
- Ngâm vùng hậu môn với nước ấm trong khoảng thời gian 10 – 20 phút để kiểm soát bệnh
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
- Không được mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không được thức quá khuya tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ biết được bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Vốn dĩ căn bệnh này sẽ không tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp. Thay vì chủ quan trong việc điều trị bệnh, chị em nên tiến hành thăm khám sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Đây là việc làm cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và tránh ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nhỏ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!