Bệnh viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?
Nội Dung Bài Viết
Viêm amidan mãn tính khiến người bệnh bị sưng tấy, đau rát cổ họng, sốt, hôi miệng,… Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành chữa trị sớm để kiểm soát bệnh kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?
Amidan là cơ quan giúp bảo vệ họng trước sự tấn công của các tác nhân bên ngoài cơ thể. Bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan mãn tính có dấu hiệu nhiễm trùng amidan trong khoảng thời gian dài. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như đau họng, cứng cổ, ăn không ngon, đau tai, tuyến amidan bị sưng, ớn lạnh, sốt, cơ thể suy nhược, ho khan,… Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt các biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
So với giai đoạn cấp tính, những bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan mãn tính rất dễ tái phát bệnh và nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Đồng thời, bệnh kéo dài dai dẳng và rất khó có thể kiểm soát nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Tình trạng nhiễm trùng kéo dài, có xu hướng lan rộng và gây tổn thương nghiêm trọng đến vùng amindan.
Căn bệnh viêm amidan mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh đối diện với nguy cơ tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, người bệnh cần biết để sớm điều trị.
# Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Người bệnh viêm amidan mãn tính rất dễ bị ngưng thở khi ngủ. Tình trạng nhiễm trùng sẽ khiến cho amidan sưng to gây tắc nghẽn đường thở. Bệnh nhân có dấu hiệu bị thở dốc, khó thở, cố lấy hết sức để thở. Một số trường hợp, người bệnh có thể bị ngừng thở tạm thời. Bên cạnh đó, trí nhớ của bệnh nhân cũng bị suy giảm, mất tập trung. Nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
# Áp-xe amidan
Khi vùng amidan xuất hiện các dịch mủ, người bệnh sẽ rất dễ bị áp-xe quanh vùng amidan. Đồng thời, bệnh nhân còn có triệu chứng bị đau họng, khô môi, ngứa rát cổ, hơi thở có mùi, cơ thể mệt mỏi,… Nếu tình trạng áp-xe amidan không được kiểm soát, người bệnh có thể bị áp-xe họng, viêm tắc xoang hang, phù nề thanh quản, xuất hiện hạch ở góc hàm, tổn thương thành động mạch cảnh, nhiễm khuẩn huyết,…
# Viêm mô tế bào amidan
Các mô tế bào bên trong vùng amidan sẽ bị nhiễm trùng bởi sự tấn công ồ ạt của các loại vi khuẩn gây bệnh. Một số triệu chứng điển hình khi bị viêm mô tế bào amidan là khít hàm, nuốt đau, khó chịu ở cổ họng, không thể cử động hàm,… Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng vào sâu bên trong của thành họng khiến người bệnh rất dễ đối diện với nguy cơ ung thư thành họng.
# Viêm cầu thận
Viêm amidan mãn tính kéo dài có thể khiến cho người bệnh bị viêm cầu thận. Vi khuẩn Streptococcus nhóm A nhanh chóng phát triển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt nhẹ, đau tức vùng thận, nước tiểu bị biến đổi,…
# Sốt thấp khớp
Biến chứng này xảy ra khi hệ miễn dịch chống lại sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Bệnh nhân sẽ bị sưng đỏ, đau nhức các khớp, sốt cao, đau tức ngực, rối loạn cảm giác, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh,… Có trường hợp người bệnh còn bị tổn thương nghiêm trọng ở van tim hoặc bị suy tim. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm amidan mãn tính chữa bằng cách nào?
Với căn bệnh viêm amidan mãn tính, việc chữa trị bệnh kịp thời là rất cần thiết giúp bệnh nhân có thể kiểm soát được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Dưới đây là một số cách chữa viêm amidan mãn tính được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
1. Thuốc Tây
Nếu bị amidan mãn tính ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm ho, long đờm, giảm đau, hạ sốt, kháng sinh (uống và tiêm), chống viêm không steroid, thuốc xịt tại chỗ,… Những loại thuốc này đều có tác dụng phụ nên bệnh nhân cần phải thận trọng, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
2. Bài thuốc dân gian
Các loại thảo dược, nguyên liệu có trong dân gian như mật ong, rau diếp cá, củ tỏi,… được sử dụng triệt để trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những người mắc bệnh viêm amidan mãn tính ở mức độ nhẹ. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này.
3. Phẫu thuật
Nếu bị viêm amidan mãn tính ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật để kiểm soát bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cắt amidan có thể để lại những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện. Bệnh nhân chỉ nên phẫu thuật khi bệnh tái phát 5 – 6 lần/năm, đường thở bị tắc nghẽn, điều trị bằng thuốc nhưng không khỏi,…
Biện pháp kiểm soát bệnh viêm amidan mãn tính
Khi bệnh viêm amidan đã chuyển sang mãn tính, người bệnh cần phải có phương pháp kiểm soát kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Với căn bệnh này, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, không nên nói quá nhiều và nói lớn tiếng
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước ép trái cây để tránh tình trạng bị khô cổ, ngứa rát cổ
- Không được uống nước đá, ăn thực phẩm lạnh, khuyến khích uống nước ấm
- Vệ sinh vùng họng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều ô nhiễm, khói bụi
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, tránh gây tổn thương vòm họng
- Luyện tập thể thao bằng những bài tập vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh biết được, bệnh viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi. Trong quá trình điều trị, nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp kiểm soát kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc chữa trị bệnh theo lời truyền miệng gây tổn thương vòm họng, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!