Giời leo ở miệng, môi: Nhận biết và cách chữa trị

Dùng kem đánh răng trị giời leo có hiệu quả không?

Hướng dẫn chữa giời leo bằng mật ong hay nhất

Top 7 thuốc kem bôi trị bệnh Zona thần kinh hiệu quả nhất

Bệnh Zona bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Bị zona thần kinh khi mang thai: Cách điều trị và lưu ý

Bệnh zona có tự khỏi không? Bao lâu khỏi?

Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?

Bị Zona thần kinh có được tắm không? Có cần kiêng nước?

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh Zona ở tay chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bệnh Zona ở tay chân là bệnh lý da liễu thường gặp. Tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy đau ngứa và mệt mỏi, khó chịu. Mời độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chữa trị cùng một số lưu ý về thể bệnh Zona thần kinh này.

Bệnh Zona ở chân tay là gì?

Hiện nay, Zona ở tay chân là căn bệnh tương đối phổ biến. Một thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, mỗi năm, có khoảng 1 triệu người Mỹ mắc phải vấn đề này.

Bệnh Zona ở chân tay là gì?
Bệnh Zona ở chân tay là gì?

Bệnh Zona ở tay chân là tình trạng tay chân xuất hiện nhiều dải ban, mụn nước li ti, mọc san sát thành từng chùm/mảng trên tay chân của bệnh nhân. Vì các vị trí tổn thương cách xa hệ thống thần kinh trung ương nên dạng bệnh Zona thần kinh này không quá nguy hiểm (như bệnh Zona ở môi, mắt) và không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Thông thường, các triệu chứng có thể bùng phát ở mọi bộ phận trên cơ thể, trong đó, tay chân chính là vị trí “yêu thích” của virus gây bệnh Zona thần kinh. Theo thời gian, các dải ban, mụn nước vẫn sẽ nhanh chóng lan rộng và gây ra cảm giác đau nóng, bỏng rát.

Bệnh Zona ở tay chân có xu hướng xuất hiện phổ biến ở những người lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Thông thường, tình trạng bệnh lý của nhóm đối tượng này sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn hẳn so với những người trẻ tuổi bởi khi tuổi tác càng cao, họ càng mắc nhiều bệnh nền và hệ miễn dịch cũng từ từ suy yếu.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị – xạ trị, mắc hội chứng suy giảm miễn dịch cũng rất dễ bị bệnh này.

Nếu không chủ động điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng bội nhiễm. Lúc đó, vùng da tổn thương sẽ bị chủng virus herpes cùng một số loại virus, vi khuẩn khác tấn công đồng thời, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm phức tạp, khó chữa.

Vì vậy, khi bạn bị sốt cao kéo dài hoặc các mụn nước quá lớn, trở nên dày đặc, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Trên lý thuyết, Zona ở tay chân thường diễn ra trong khoảng 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh lý có thể kéo dài đến vài năm, đồng thời gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tình trạng mệt mỏi, khó chịu suốt một khoảng thời gian dài sẽ tác động tiêu cực đến công việc và chất lượng cuộc sống của mỗi bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh Zona ở tay chân

Tương tự bệnh Zona thần kinh ở những vị trí khác, bệnh Zona ở tay chân xuất hiện khi virus varicella zoster tái hoạt động. Chúng cũng chính là tác nhân gây bùng phát bệnh thủy đậu. Do đó, những người từng mắc thủy đậu rất dễ bị Zona thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh Zona ở tay chân
Tương tự bệnh Zona thần kinh ở những vị trí khác, bệnh Zona ở tay chân xuất hiện khi virus varicella zoster tái hoạt động.

Các yếu tố liên quan đến quá trình tái hoạt của virus varicella zoster (nguyên nhân chính hình thành bệnh Zona ở tay chân) là:

  • Vùng da bị trầy xước, nhiễm trùng
  • Suy nhược cơ thể
  • Sức đề kháng suy yếu
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Nhiễm HIV
  • Sang chấn tinh thần
  • Đang điều trị ung thư bằng kỹ thuật hóa trị – xạ trị
  • Đang mang thai
  • Mắc các bệnh lý ác tính
  • Dùng thuốc cấy ghép nội tạng

Dấu hiệu nhận biết của bệnh Zona ở tay chân

Khi hoạt động trở lại, virus gây bệnh sẽ trực tiếp tấn công vào các dây thần kinh, từ đó gây ra hiện tượng phát ban, nổi mụn nước trên bề mặt làn da. Khả năng khống chế mầm bệnh của hệ miễn dịch và số lượng virus chính là hai nhân tố quyết định diện tích vùng da xuất hiện dải phát ban và chùm mụn nước.

Các triệu chứng của bệnh Zona ở tay chân biểu hiện qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn xuất hiện: Trong 1 – 3 ngày đầu tiên sau khi virus tái hoạt và phát triển, bệnh nhân sẽ bị sốt và cảm thấy như đang cảm lạnh. Một số vùng da có thể ngứa ngáy hoặc ửng đỏ. Dấu hiệu đó khiến chúng ta lầm tưởng bản thân đang cảm lạnh hoặc sốt phát ban. Vào giai đoạn này, bạn khó nhận diện chính xác đây là bệnh Zona ở tay chân.
  • Giai đoạn phát bệnh: 1 – 2 tuần tiếp theo, mụn nước bắt đầu xuất hiện, tăng dần về số lượng, gây ngứa rát và đau đớn. Không chỉ dừng lại ở đó, vùng da tổn thương sẽ khô hơn và sưng tấy. Vì hệ miễn dịch đang chiến đấu chống lại virus nên bạn có thể bị sốt cao, mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh, đau đầu…
  • Giai đoạn kết thúc: Các mụn nước căng bóng, tự vỡ ra và lặn dần. Các vị trí tổn thương từ từ mất đi cảm giác châm chích và không còn ửng đỏ. Cơ thể bệnh nhân quay về trạng thái ổn định. Cuối cùng, vùng da này khô đi hoàn toàn và có thể để lại sẹo vĩnh viễn nếu bạn bị bội nhiễm trong quá trình điều trị.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh Zona ở tay chân
Khi hoạt động trở lại, virus gây bệnh sẽ trực tiếp tấn công vào các dây thần kinh, từ đó gây ra hiện tượng phát ban trên bề mặt làn da.

Các chuyên gia cho biết, hệ miễn dịch của người bình thường có thể ức chế và đẩy lùi virus gây bệnh. Do đó, những mảng Zona tương đối nhỏ và mụn nước tồn tại ở dạng li ti. Tuy nhiên, các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu sẽ bị nhiều mụn nước lớn. Chúng có thể nối dài tạo thành một khối to như bị bỏng.

Bệnh Zona ở tay chân có nguy hiểm không?

Thông thường, những tổn thương do bệnh lý này gây ra không quá nguy hiểm và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cải thiện triệt để bằng cách thăm khám từ sớm và can thiệp kịp thời. Ngược lại, nếu chủ quan, lơ là trong quá trình chữa bệnh, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số biến chứng khó lường, phổ biến nhất là:

Đau dây thần kinh

Trong nhiều trường hợp, người bệnh vẫn tiếp tục đau ngứa khó chịu ngay cả khi mụn nước đã hoàn toàn lành lặn. Biến chứng đau dây thần kinh xuất hiện khi các dây thần kinh từng bị tổn thương gặp rối loạn trong quá trình truyền gửi tín hiệu đau đớn từ làn da đến não bộ.

Tình trạng này có thể kéo dài từ nhiều tháng đến vài năm. Đây là biến chứng thường gặp nhất ở những người lớn tuổi (tỷ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm trên 50%).

Nhiễm trùng da

Nếu không được chăm sóc đúng cách, các mụn nước do bệnh Zona ở tay chân gây ra có thể bị nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Điều này khiến những tổn thương trên da bắt đầu lây lan sâu rộng đi kèm cảm giác đau đớn khó chịu. Biến chứng nhiễm trùng da sẽ để lại sẹo xấu khi bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh Zona ở tay chân

Căn cứ vào cơ địa, thể trạng, triệu chứng và nguyên nhân hình thành, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả nhất. Thông thường, triệu chứng Zona ở tay chân có xu hướng phát triển phức tạp và nặng nề.

Phương pháp điều trị bệnh Zona ở tay chân
Căn cứ vào cơ địa, thể trạng, triệu chứng và nguyên nhân hình thành, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, tình trạng này không quá khó khắc phục. Những phương pháp chữa bệnh Zona ở tay chân phổ biến hiện nay bao gồm:

Sử dụng thuốc Tây

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần chủ động thăm khám trực tiếp để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định cho người bệnh Zona ở tay chân là:

  • Thuốc ức chế virus: acyclovir, famvir, valtrex, zovirax…
  • Thuốc kháng viêm chứa corticoid
  • Thuốc giảm đau: advil, tylenol, tricyclic…

Thuốc kháng virus zovirax và acyclovir được kê đơn trong đa số trường hợp. Bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh tần suất và liều lượng sử dụng phù hợp với từng độ tuổi.

Nếu bị đau nhức kéo dài và ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, độc giả có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc an thần mạnh.

Những loại thuốc điều trị tại chỗ (ví dụ thuốc mỡ kháng viêm chống virus) có thể xoa dịu vùng da đang nổi mụn nước. Việc bôi thuốc đúng cách có khả năng kháng viêm, giảm đau, ngừa sẹo và hạn chế rủi ro bội nhiễm.

Đối với các trường hợp bị Zona ở tay chân bội nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề hoặc thuốc kháng sinh bội nhiễm.

Chữa bệnh theo phương pháp Đông y

Trong y học cổ truyền, Zona thần kinh là chứng tri thù sang. Bệnh lý này bắt nguồn từ tình trạng ứ trệ thấp nhiệt bên trong cơ thể, xuất hiện khi hỏa độc, thấp nhiệt, ngoại cảm độc tà và can uất hóa hỏa.

Để điều trị bệnh Zona ở tay chân dứt điểm và tận gốc, bệnh nhân cần thăm khám trực tiếp tại các trung tâm Đông y uy tín và kiên trì áp dụng bài thuốc cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp uống thuốc với bôi thuốc và châm cứu theo hướng dẫn của các lương y nhằm tăng cường hiệu quả chữa bệnh.

Chữa bệnh theo phương pháp Đông y
Trong y học cổ truyền, Zona thần kinh là chứng tri thù sang.

Tự cải thiện triệu chứng Zona ở tay chân tại nhà

Đây là phương pháp điều trị an toàn, đơn giản và vô cùng hiệu quả. Cách chữa bệnh này tập trung củng cố hệ miễn dịch thông qua việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và đẩy lùi triệu chứng phiền toái nhờ vào một số mẹo dân gian.

Về chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung nước, nhóm thực phẩm giàu vitamin, lysine và khoáng chất, đồng thời kiêng cữ đồ ngọt, thức ăn nhanh, món ăn nhiều chất béo – gia vị – dầu mỡ, thuốc lá, trà đặc, cà phê, rượu bia, thức uống có cồn và các chất kích thích khác.

Trong khi đó, để khắc phục triệu chứng, độc giả có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản từ các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc như: củ tỏi, hành tím, sữa tươi, nha đam, tinh dầu tràm…

Các vị thuốc trên đều có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, se dịu làn da và làm mờ thâm sẹo. Phương pháp này rất phù hợp với những người bệnh sở hữu cơ địa nhạy cảm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người đọc tuyệt đối không bôi đắp thảo dược vào vị trí mụn nước đã vỡ. Thay vào đó, bạn chỉ nên nhẹ nhàng thoa tinh chất dược liệu lên vùng da xung quanh.

Trị Zona ở tay chân bằng sữa tươi

Sữa tươi là nguyên liệu đa năng được sử dụng để làm thức uống, chế biến món ăn, trị bệnh và dưỡng da. Nguồn canxi dồi dào từ sữa tươi giúp kháng viêm, ức chế virus và hỗ trợ chữa lành vết loét. Thêm vào đó, sữa tươi còn góp phần giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo xấu và cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da.

Sữa tươi
Nguồn canxi dồi dào từ sữa tươi giúp kháng viêm, ức chế virus và hỗ trợ chữa lành vết loét.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một lượng sữa tiệt trùng không đường vừa đủ
  • Thấm ướt sữa bằng tăm bông, sau đó nhẹ nhàng đắp lên vị trí tổn thương
  • Chờ cho sữa tươi khô đi
  • Rửa lại với nước sạch
  • Lau khô làn da bằng khăn bông mềm mại
  • Áp dụng 2 – 3 lần/ngày

Trị zona ở tay chân bằng hành tím

Hành tím giúp kháng viêm, chống khuẩn, chữa lành các vết phát ban, mụn rộp và xoa dịu những cơn đau rát.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một củ hành tím nhỏ, rửa sạch, cắt mỏng
  • Nhẹ nhàng đắp hành tím lên vùng da cần điều trị
  • Để yên trong vòng 5 – 7 phút
  • Rửa lại với nước sạch
  • Lau khô bằng khăn mềm

Trị Zona ở tay chân bằng mật ong nguyên chất

Bệnh nhân chuẩn bị một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ, nhẹ nhàng thoa một lớp mỏng lên vùng da tổn thương (sau khi đã vệ sinh sạch sẽ), đợi khoảng 20 phút để tinh chất mật ong thẩm thấu hoàn toàn vào tế bào da, cuối cùng rửa lại với nước mát và lau khô bằng khăn mềm, thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.

Chữa Zona ở tay chân bằng củ tỏi

Với nhiều tinh chất thiên nhiên vô cùng quý giá, củ tỏi có khả năng ức chế tình trạng viêm nhiễm, đẩy lùi triệu chứng Zona ở tay chân và góp phần tăng cường sức đề kháng.

Củ tỏi
Cách chữa Zona ở tay chân bằng củ tỏi

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị vài tép tỏi, lột vỏ, rửa sạch và cắt thành lát mỏng
  • Nhẹ nhàng đắp tỏi lên vùng da tổn thương
  • Giữ nguyên 15 phút
  • Rửa lại với nước sạch
  • Lau khô bằng khăn mềm

Chữa Zona ở tay chân bằng cách chườm đá

Nhiệt độ thấp của nước đá có tác dụng giảm nhanh cảm giác nóng rát tại vị trí tổn thương, đồng thời gây tê da và hạn chế đau nhức. Không chỉ dừng lại ở đó, đá lạnh còn cản trở quá trình lây lan của virus gây bệnh. Bạn nên thực hiện mẹo dân gian này khi cảm thấy ngứa rát ở vùng da bị ảnh hưởng, trước lúc phát ban.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị vài viên nước đá
  • Bọc đá trong tấm khăn mềm mại và sạch sẽ
  • Chườm đắp lên vùng da bị bệnh

Điều trị bệnh zona ở tay chân bằng tinh dầu tràm

Với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn vô cùng mạnh mẽ, tinh dầu tràm là thành phần không thể thiếu của nhiều bài thuốc Đông y điều trị các bệnh lý về da liễu. Nguồn dưỡng chất dồi dào từ tinh dầu tràm còn có khả năng chăm sóc, bảo vệ và tái tạo làn da. Do đó, đây là vị thuốc chữa bệnh Zona ở tay chân mà người bệnh không thể bỏ qua.

Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm là thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc Đông y điều trị các bệnh lý về da liễu.

Cách thực hiện

  • Hòa 1 – 2 giọt tinh dầu tràm với nước sạch
  • Nhẹ nhàng thoa dung dịch lên vị trí tổn thương
  • Thực hiện 3 lần/ngày

Một số lưu ý khi chữa bệnh Zona ở tay chân

Trong quá trình điều trị bệnh lý, độc giả cần ghi nhớ những vấn đề sau:

  • Tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng – tần suất hoặc thay đổi loại thuốc
  • Che chắn vết thương cẩn thận trước khi ra ngoài
  • Hạn chế đến nơi đông người
  • Tránh xa không khí ô nhiễm, môi trường khói bụi, hóa chất, lông thú, phấn hoa
  • Tuyệt đối không cào gãi, đụng chạm vùng da tổn thương
  • Chườm lạnh khi cảm thấy đau nhức và ngứa ngáy
  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng băng y tế và cồn/oxy già khi mụn nước vỡ ra
  • Tắm rửa đúng cách 1 lần/ngày
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát

Bên cạnh đó, chúng ta cần quan đến việc ngăn ngừa bệnh Zona ở tay chân, nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi. Tuy đây không phải căn bệnh truyền nhiễm nhưng virus varicella zoster có thể lây lan dễ dàng thông qua chất dịch trong các mụn nước. Do đó, người đọc cần chủ động phòng tránh bằng cách:

  • Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho bé theo đúng lịch tiêm chủng
  • Nếu chưa từng mắc thủy đậu, người lớn hãy đi tiêm chủng tại trạm y tế phường xã hoặc trung tâm tiêm chủng càng sớm càng tốt
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
  • Tránh tiếp xúc với mụn nước của bệnh nhân
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học
  • Thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao

Nhìn chung, bệnh Zona ở tay chân không quá nghiêm trọng, nguy hiểm và không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp, đồng thời để lại sẹo xấu trên da vĩnh viễn. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường và tuân thủ triệt để phác đồ điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh.

Cùng chuyên mục

Người bị Zona thần kinh nên ăn gì cho mau khỏi?

Người bị Zona thần kinh nên ăn và kiêng ăn gì?

Là bệnh lý tương đối nguy hiểm, bệnh Zona thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như: nhiễm trùng da, viêm gan, viêm tụy, viêm màng...

Bệnh Zona thần kinh là gì?

Bệnh Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh Zona thần kinh là tình trạng viêm nhiễm cấp tính do virus thần kinh herpes zoster gây ra. Bệnh lý này có thể bùng phát quanh năm, xuất hiện...

7 cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng mẹo dân gian

7 cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng mẹo dân gian

Hiện nay, cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng mẹo dân gian được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng. Với thành phần thảo dược tự nhiên lành tính,...

Zona bội nhiễm là gì?

Bệnh Zona bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Zona bội nhiễm là một trong các biến chứng khó lường của bệnh Zona thần kinh. Tình trạng này báo hiệu rằng vùng da tổn thương đang bị virus và...

Hướng dẫn chữa giời leo bằng mật ong hay nhất

Chữa giời leo bằng mật ong là phương pháp được nhiều người áp dụng để cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng tấy, ửng đỏ,… do bệnh gây ra....

Nguyên nhân hình thành và triệu chứng điển hình

Giời leo ở miệng, môi: Nhận biết và cách chữa trị

Giời leo ở miệng, môi xuất hiện khi cơ thể bị căng thẳng, suy nhược hoặc suy giảm hệ miễn dịch. Nếu không được phát hiện từ sớm và điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn