Bị ra máu sau khi cắt Leep có sao không?
Nội Dung Bài Viết
Thực tế, rất nhiều phụ nữ bị ra máu sau khi cắt Leep. Phương pháp này có thể loại bỏ được các tế bào tổn thương, viêm nhiễm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu máu ra quá nhiều, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng kiểm soát kịp thời.
Bị ra máu sau khi cắt Leep có sao không?
Cắt Leep là phương pháp phẫu thuật sử dụng dao Leep để cắt bỏ các mô bị tổn thương ở tử cung. Cách chữa trị này có khả năng tái tạo niêm mạc tử cung, hỗ trợ phục hồi vùng kín, không gây nhiễm bệnh cho các cơ quan xung quanh. Sử dụng cắt Leep để giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như polyp tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…
Nếu bệnh nhân bị ra máu sau khi cắt Leep, người bệnh không nên quá lo lắng bởi đây là hiện tượng rất bình thường. Máu thường có màu hồng nhạt, nâu hoặc đỏ sẫm kèm theo chất dịch nhầy. Lượng máu và chất dịch sẽ tùy thuộc vào độ rộng và sâu ở vị trí cần cắt. Thông thường, ở tuần thứ 2 – 3, máu sẽ xuất hiện giống như kinh nguyệt nhưng với số lượng ít.
Phương pháp cắt Leep rất thích hợp với những bệnh nhân bị viêm cổ tử cung, tiền ung thư ở mức độ loạn sản nhẹ,… Thời gian phục hồi sức khỏe ngắn và ít gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ cần phải thận trọng với một trong những dấu hiệu ra máu khi cắt Leep dưới đây. Các triệu chứng này cho thấy người bệnh đang gặp phải biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Máu chảy ra nhiều và không kiểm soát được
- Máu đỏ tươi và bị vón cục
- Âm đạo có quá nhiều chất dịch với mùi hôi khó chịu
- Có hiện tượng xuất huyết ra máu tươi nhiều
- Bụng bị đau dữ dội
- Sốt, đau đầu
Với những trường hợp trên, người bệnh cần phải theo dõi để biết được máu ra là máu kinh nguyệt hay dấu hiệu bất thường sau khi cắt Leep. Nếu máu vẫn ra nhiều và không thuyên giảm sau vào tuần điều trị bệnh thì bệnh nhân nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc uống để bệnh nhân dùng tại nhà. Đây là những loại thuốc giúp vết thương nhanh lành và tránh bị nhiễm khuẩn ở vùng kín. Sau khi uống thuốc, người bệnh cần tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Biến chứng khi bị ra máu sau khi cắt Leep
Phương pháp cắt Leep có thể loại bỏ được các tế bào ung thư, nhiễm trùng nhưng luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, nhất là cắt Leep cổ tử cung. Thông thường, biểu hiện chảy máu và ra chất dịch chỉ kéo dài trong vài tuần đầu. Tình trạng bị ra máu sau khi cắt Leep rất dễ khiến cho phụ nữ gặp phải một số biến chứng như đau bụng kinh, tắc kinh, không thể đẻ thường, khó thụ thai,…
Một số trường hợp, người bệnh sẽ bị đau đớn khủng khiếp, gây ảnh hưởng đến vùng mô bị cắt. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ rất dễ bị viêm nhiễm nếu lựa chọn cơ sở y tế “chui”, bác sĩ kém tay nghề, dụng cụ cắt không đảm bảo an toàn,… Nếu bị viêm nhiễm trong khoảng thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.
Cắt Leep còn khiến cho cổ tử cung bị hẹp, nhỏ. Điều này sẽ khiến cho việc sinh con về sau trở nên khó khăn. Rất nhiều phụ nữ sinh non, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, người bệnh cần kiểm tra kỹ và không nên tùy tiện thực hiện cắt Leep nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, người bệnh cần phải biết cách chăm sóc bản thân hậu phẫu thuật để tránh tình trạng viêm nhiễm, tổn thương vùng kín.
Bị ra máu sau khi cắt Leep – Phải làm sao?
Không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được kỹ thuật cắt Leep. Một số đối tượng không thể áp dụng cách chữa trị này như phụ nữ có thai, người bị ung thư cổ tử cung loại xâm lấn, chị em bị nhiễm trùng cổ tử cung, âm đạo hoặc mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Nếu bị ra máu sau khi cắt Leep, bên cạnh việc tiến hành thăm khám kịp thời, phụ nữ cần chú ý một số vấn đề sau đây để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong khoảng thời gian 6 tuần. Đây là cách giúp vết thương nhanh lành và hạn chế được tình trạng chảy máu trong suốt quá trình điều trị bệnh.
- Không được tắm bồn và ngâm nước vùng kín trong suốt quá trình tắm
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không nên thụt rửa sâu gây tổn thương, chảy máu âm đạo
- Mặc quần áo khô thoáng với loại vải thấm hút mồ hôi tốt
- Thay băng thường xuyên để đảm bảo vùng kín được sạch sẽ và tránh được tình trạng viêm nhiễm
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh
- Không nên ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép sinh tố để phục hồi sức khỏe tốt nhất
- Không được tham gia bơi lội, đạp xe hoặc những bộ môn thể thao vận động mạnh gây tổn thương vùng kín
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan giúp bệnh nhanh chóng khỏi
- Không được thức quá khuya và làm việc quá sức
- Không mang vác vật nặng và dành thời gian nghỉ ngơi
- Tái khám đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, khoảng sau 8 tuần, bạn sẽ tiến hành tái khám để bác sĩ kiểm tra vết thương và tránh một số tổn thương có thể xảy ra
Việc kiêng cữ và tiến hành thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau nếu bị ra máu sau khi cắt Leep là rất quan trọng. Đây là cách giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong suốt quá trình làm phẫu thuật. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên chú ý đến sức khỏe để hỗ trợ giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!