Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Bị tắc tia sữa nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi?

Hoạt động sản xuất sữa mẹ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, thể trạng, tâm lý,… Do đó khi bị tắc tia sữa, nên điều chỉnh thói quen ăn uống để phục hồi sức khỏe và hỗ trợ làm thông tia sữa. Nếu đang băn khoăn trong việc xây dựng thực đơn hằng ngày, mẹ bỉm có thể tham khảo thông tin giải đáp Bị tắc tia sữa nên ăn gì và kiêng gì? trong bài viết sau. 

tắc tia sữa không nên ăn gì
Bị tắc tia sữa nên ăn gì và kiêng gì?

Ăn gì để chữa tắc tia sữa?

Hoạt động tiết sữa mẹ chịu sự chi phối của 4 loại hormone chính là prolactin, estrogen, oxytocin và progesterone. Tuy nhiên khi một trong bốn loại hormone này bị rối loạn, quá trình sản xuất sữa mẹ có thể gặp phải các vấn đề bất thường. Trong đó, tắc tia sữa là tình trạng khá phổ biến nhất – đặc biệt là trong 2 tháng đầu sau khi sinh.

Tắc tia sữa khiến bầu ngực căng tức, đau nhức, ngực nổi các nốt sần do ống dẫn sữa bị tắc nghẽn, cơ thể mệt mỏi và nóng sốt. Tình trạng này thường xảy ra ở mẹ bầu bị căng thẳng, stress, không vắt sữa thừa ra bên ngoài khiến sữa ứ đọng gây tắc tia sữa. Ngoài ra, chế độ ăn uống không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc tia sữa, mất sữa và thiếu sữa.

Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng cho bé, tắc tia sữa còn dẫn đến các bệnh lý ở tuyến vú như viêm xơ tuyến vú, hoại tử tuyến vú, viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú,… Do đó ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ bỉm nên điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện một số mẹo trị tắc sữa tại nhà để thông tia sữa.

Khi bị tắc tia sữa, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh sau để hỗ trợ thông tia sữa, lợi sữa:

1. Rau xanh – Thực phẩm tốt cho mẹ bỉm bị tắc tia sữa

Rau xanh là nhóm thực phẩm tốt cho người bị tắc tia sữa. Đa phần rau xanh đều chứa nhiều chất xơ, tính kiềm, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm nóng trong hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, tình trạng tắc tia sữa thường xảy ra ở mẹ bầu có tạng nhiệt khiến sữa bị đông lại và ứ đọng trong tuyến vú.

Do đó, bổ sung rau xanh có thể làm mát cơ thể, hỗ trợ thông sữa và giảm tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào, nhóm thực phẩm này còn có tác dụng điều hòa hoạt động tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém và táo bón ở mẹ bỉm. Quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi giúp cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất trong các loại thực phẩm và mang đến nguồn sữa dồi dào, giàu dinh dưỡng cho bé.

tắc tia sữa không nên ăn gì
Mẹ bỉm bị tắc tia sữa nên bổ sung rau xanh vào thực đơn ăn uống hằng ngày

Mẹ nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh giàu khoáng chất, vitamin như mồng tơi, rau dền, rau đay, bông cải xanh,… Khi chế biến, nên kết hợp rau xanh cùng với thịt, cá để bổ sung đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu.

2. Bổ sung một số loại trái cây lợi sữa

Ngoài rau xanh, phụ nữ sau khi sinh nên tăng cường bổ sung một số loại hoa quả lợi sữa, thông sữa để cải thiện tình trạng tắc tia sữa, mất sữa và thiếu sữa. Bên cạnh đó, các loại trái cây còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, hỗ trợ quá trình sản xuất sữa và cải thiện sức khỏe của mẹ bỉm sau khi sinh nở.

Đặc biệt, chất chống oxy hóa trong trái cây như beta-carotene, vitamin C, flavonoid, quercetin,… còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Bổ sung trái cây vào chế độ ăn hằng ngày có thể giảm tình trạng viêm tuyến vú và ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm tuyến vú do tắc tia sữa lâu ngày.

Ăn gì để không bị tắc sữa
Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất giúp thông tia sữa, lợi sữa và cải thiện sức khỏe

Các loại hoa quả tốt cho mẹ bỉm bị tắc tia sữa, bao gồm việt quất, dưa hấu, vú sữa, bưởi, nho, dưa gang, cam, dưa lưới, dâu tây, chà là, quả sung, bơ,… Để hấp thu tốt dinh dưỡng trong các loại trái cây, mẹ nên dùng trái cây tươi, sinh tố hoặc nước ép thay vì dùng mứt và trái cây sấy.

3. Canh móng giò chữa tắc tia sữa hiệu quả

Canh móng giò là món ăn lợi sữa tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Móng giò là loại thực phẩm giàu protein, chất béo, canxi cùng với các khoáng chất thiết yếu. Món ăn này thường được dùng cho mẹ bỉm ngay sau khi sinh để gọi sữa về, tránh tình trạng thiếu sữa và mất sữa. Ngoài ra, móng giò chứa nhiều protein, có khả năng kích thích tăng sinh collagen giúp cải thiện tình trạng da khô nám và kém rạng rỡ do ảnh hưởng của quá trình sinh nở.

tắc tia sữa kiêng ăn gì
Mẹ bỉm nên dùng món canh giò hầm 2 lần/ tuần để có đủ nguồn sữa cho bé

Tuy nhiên, móng giò chứa quá nhiều dinh dưỡng nên có thể gây ra không ít tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức. Do đó, mẹ bầu chỉ nên bổ sung món ăn này 2 lần/ tuần. Khi nấu canh móng giò, nên kết hợp với các loại rau củ có tính mát như đu đủ, lá đinh lăng, bí đao, bí đỏ,… để giảm nóng trong và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

4. Món ăn từ yến mạch

Yến mạch được đánh giá là loại ngũ cốc lành mạnh nhất, mang đến cho sức khỏe nhiều công dụng hữu ích. Mẹ bỉm bị tắc tia sữa có thể thay thế gạo trắng bằng yến mạch hoặc sử dụng xen kẽ hai loại ngũ cốc này để làm mát sữa và thông tia sữa.

Đặc điểm chung của các loại gạo nếp là dễ gây nóng trong người và sinh mủ. Do đó, mẹ bỉm có tạng nhiệt rất dễ bị tắc tia sữa nếu sử dụng gạo trắng quá nhiều. Ngược lại, yến mạch chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Yến mạch cũng là loại ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ cao và ít chất bột đường. Vì vậy trong thời gian điều trị tắc tia sữa, mẹ nên bổ sung các món ăn từ loại ngũ cốc này để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ thông tia sữa và lợi sữa.

Ăn gì để không bị tắc sữa
Phụ nữ sau sinh nên bổ sung các món ăn từ yến mạch để hỗ trợ cải thiện tình trạng tắc tia sữa

Các món ăn giàu dinh dưỡng từ yến mạch tốt cho mẹ bỉm bao gồm cháo yến mạch thịt bằm, sữa chua yến mạch, bánh muffin yến mạch, yến mạch ăn kèm sữa tươi,… Không chỉ giúp thông tia sữa và làm mát cơ thể, yến mạch còn có tác dụng giảm hấp thu chất béo và giúp mẹ bỉm nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn, cân đối.

5. Canh đinh lăng nấu cá, thịt, tôm

Đinh lăng là vị thuốc nam quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, lá đinh lăng còn được nhân dân dùng để chế biến các món canh và gỏi. Theo kinh nghiệm dân gian, các món ăn từ lá đinh lăng có tác dụng làm mát cơ thể, lợi sữa và trị tắc sữa hiệu quả. Đồng thời giúp giải độc, thông huyết mạch và hạn chế tình trạng dị ứng sau sinh.

Khi nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học nhận thấy lá đinh lăng chứa đến 20 loại axit amin, vitamin, saponin và chất chống oxy hóa. Các thành phần này có tác dụng thông sữa, làm mát cơ thể, giải độc và kích thích hoạt động sản xuất sữa của tuyến vú. Hơn nữa, các món ăn từ lá đinh lăng còn cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

ăn gì chữa tắc tia sữa
Không chỉ có tác dụng lợi sữa, các món ăn từ đinh lăng còn giúp thanh nhiệt, giải độc và giảm dị ứng

Để hỗ trợ chữa chứng tắc tia sữa, mẹ bỉm nên dùng các món ăn từ đinh lăng như canh cá đinh lăng, đinh lăng nấu tôm, thịt bằm,… Ngoài ra, mẹ bỉm có thể dùng lá đinh lăng khô nấu nước uống hằng ngày. Trà đinh lăng có tính mát giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể và giảm tình trạng dị ứng sau sinh khá hiệu quả.

6. Rong biển – Thực phẩm tốt cho người bị tắc tia sữa

Phụ nữ Hàn thường ăn canh rong biển ngay sau khi sinh để lợi sữa, hạn chế tình trạng mất sữa và tắc tia sữa. Trên thực tế, mặc dù là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhưng rong biển chứa hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Cụ thể, loại thực phẩm này chứa vitamin A nhiều hơn 2 – 3 lần so với cà rốt cùng với vitamin C, E, D và vitamin nhóm B.

Rong biển cũng là một trong số ít thực phẩm chứa hàm lượng DHA dồi dào. DHA có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Do đó ngay sau khi mới sinh, mẹ bỉm nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu thành phần này để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé.

tắc tia sữa không nên ăn gì
Phụ nữ sau khi sinh nên bổ sung món ăn từ rong biển để cải thiện tình trạng tắc tia sữa, thiếu sữa và mất sữa

Canh rong biển có tính mát, giàu dinh dưỡng nên có khả năng kích thích hoạt động sản xuất sữa. Đây cũng là lý do vì sao món ăn này thường xuyên xuất hiện trong thực đơn ăn uống của phụ nữ sau khi sinh, nhất là ở Hàn Quốc. Ngoài ra theo một số nghiên cứu gần đây, bổ sung các món ăn từ rong biển còn giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rong biển dễ tích lũy kim loại nặng. Vì vậy khi chọn mua thực phẩm, nên lựa chọn rong biển được nuôi trồng hữu cơ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra khi chế biến món ăn từ rong biển, mẹ bỉm nên kết hợp với một số loại thực phẩm khác như củ cải, thịt heo, thịt bò, đậu hũ,… để tăng hương vị và đa dạng thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn uống.

7. Chè vằng

Dùng chè vằng chữa mất sữa, thiếu sữa và tắc tia sữa là mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian. Thực tế, tác dụng thông sữa và lợi sữa của thảo dược này cũng đã được nghiên cứu trên phương diện khoa học. Hiện nay, chè vằng được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm viên uống, cốm và trà lợi sữa cho mẹ bỉm.

Ăn gì để không bị tắc sữa
Chè vằng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ cải thiện tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh

Chè vằng có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và kiện tỳ vị. Uống chè vằng hàng ngày giúp làm mát cơ thể, thông tia sữa, lợi sữa và giúp phụ nữ sau khi sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối, thon thả. Ngoài ra, hợp chất glucozit trong thảo dược này cũng đã được chứng minh có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng, kích thích hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Khi mẹ bỉm ăn ngủ tốt, các hormone chi phối hoạt động sản xuất sữa mẹ sẽ dần ổn định, qua đó cải thiện được tình trạng tắc tia sữa rõ rệt.

8. Nước gạo lứt rang

Gạo lứt là loại gạo chưa trải qua quá trình tinh chế, chỉ mới loại bỏ phần vỏ trấu bên ngoài. Vì còn chứa lớp cám gạo tự nhiên nên gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa đa dạng, dồi dào. Dùng nước gạo lứt rang là một trong những cách chữa tắc tia sữa có nguồn gốc từ dân gian và hiện nay vẫn được áp dụng khá phổ biến.

Lớp cám gạo bên ngoài hạt gạo lứt được chứng minh có khả năng kích thích sữa mẹ tiết nhiều hơn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn cung cấp cho cơ thể các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào.

tắc tia sữa kiêng ăn gì
Nước gạo lứt rang giúp làm mát cơ thể, thông sữa và hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Hơn nữa, nước gạo lứt rang còn có tác dụng làm mát cơ thể, hạn chế tình trạng sữa vón cục và gây tắc tuyến vú. Ngoài ra, mẹ bỉm cũng có thể dùng các món ăn từ gạo lứt như cháo gạo lứt mè đen, cháo gạo lứt thịt bằm,.., để bồi bổ sức khỏe và giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược sau khi sinh.

9. Bổ sung đủ nước mỗi ngày

Điều quan trọng nhất khi bị tắc tia sữa là cần bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Uống đủ nước giúp làm mát sữa, hạn chế tình trạng sữa vón cục và gây tắc tuyến vú. Hơn nữa, cung cấp đủ nước còn hỗ trợ làm giảm tình trạng nóng sốt, bầu ngực đau tức,… Ngoài nước lọc, mẹ bỉm cũng có thể sử dụng nước ép trái cây, rau củ tươi và các loại trà thảo dược không chứa caffeine để bù nước, giảm mệt mỏi và hỗ trợ cải thiện tình trạng tắc tia sữa.

Bị tắc tia sữa nên kiêng ăn gì?

Tắc tia sữa có thể trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng thiếu sữa hoặc thậm chí là mất sữa nếu dùng các loại thực phẩm, thức uống không phù hợp. Do đó bên cạnh các loại thực phẩm có tác dụng làm mát sữa, thông sữa, mẹ bỉm nên hạn chế các loại thực phẩm sau:

1. Món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng

Các món ăn chứa gia vị cay nóng là nguyên nhân khiến tình trạng tắc tia sữa trở nên trầm trọng hơn. Dùng các món ăn này thường xuyên khiến cơ thể bị nóng trong dẫn đến hiện tượng sữa vón cục và gây tắc tia sữa. Hơn nữa, dùng các món ăn cay nóng còn ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày gây ra chứng ợ nóng và táo bón ở phụ nữ sau khi sinh.

Ăn gì để không bị tắc sữa
Mẹ bỉm bị tắc tia sữa nên hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng

Do đó, mẹ bỉm nên hạn chế các món ăn chứa gia vị cay nóng trong thời gian cho con bú. Ngoài ra, nên hạn chế ăn quá mặn hoặc quá ngọt. Các thói quen này đều ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động tiết sữa và sức khỏe tổng thể.

2. Các món ăn từ măng

Các món ăn từ măng có hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên nếu đang bị tắc tia sữa, mẹ bỉm không nên sử dụng món ăn từ loại thực phẩm này, kể cả măng tươi, măng khô và măng ngâm chua. Măng là loại thực phẩm chứa chất độc cyanide. Do đó, dùng loại thực phẩm này trong thời gian cho con bú có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa và khiến tình trạng tắc tia sữa trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, các món ăn từ măng còn có thể gây đau nhức cơ thể, đầy hơi, chướng bụng, táo bón và nôn mửa nếu ăn quá nhiều. Chính vì những lý do này, mẹ bỉm nên kiêng cử các món ăn từ măng trong thời gian cho bé bú.

3. Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp, mì gói, xúc xích, jambon,…) được sử dụng phổ biến vì có hương vị hấp dẫn và tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này chứa rất ít dinh dưỡng, nhiều calo, muối đường, chất bảo quản và hương liệu. Dùng thực phẩm chế biến sẵn thường xuyên có thể khiến cơ thể thiếu hụt vi chất, dẫn đến giảm khả năng tiết sữa và gây thiếu sữa, mất sữa, tắc tia sữa.

Ăn gì để không bị tắc sữa
Tránh dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn trong thời gian cho con bú

Ngoài ra, các chất phụ gia như Alluro đỏ AC, đỏ 40 trong các loại thực phẩm này còn có thể gây rối loạn chức năng cơ thể, dị ứng, tăng cân, cao huyết áp và tiểu đường. Vì vậy trong giai đoạn sau sinh, mẹ bỉm nên kiêng cử các loại thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế các vấn đề sức khỏe thường gặp.

4. Cà phê và thức uống chứa caffeine

Cà phê và các loại thức uống chứa caffeine có thể làm nghiêm trọng tình trạng mất sữa, thiếu sữa và tắc tia sữa. Nguyên nhân là các loại thức uống này có thể gây nóng trong người, làm gián đoạn quá trình sản xuất sữa và kết quả là tắc tia sữa. Hơn nữa, caffeine cũng có khả năng bài tiết qua sữa mẹ và gây ra một số triệu chứng ở trẻ nhỏ như bồn chồn, mệt mỏi,…

Ngoài cà phê, mẹ bỉm cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa caffeine khác như trà xanh, ngước ngọt, các chế phẩm từ ca cao, nước tăng lực,… Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn sữa, caffeine còn là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ và các vấn đề tâm lý sau khi sinh.

5. Rượu bia

Sử dụng rượu bia là nguyên nhân gián tiếp gây mất sữa, tắc tia sữa. Các loại đồ uống chứa cồn đều có khả năng bài tiết qua sữa mẹ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, sử dụng rượu bia thường xuyên còn có thể khiến cơ thể mất nước, tăng độ đặc của sữa dẫn đến sữa vón cục và gây tắc tia sữa.

tắc tia sữa kiêng ăn gì
Phụ nữ mang thai và sau khi sinh nên tránh dùng bia rượu và các đồ uống chứa cồn khác

Hiện nay, một số mẹ bỉm lan truyền cách uống bia để lợi sữa vì cho rằng, lúa mạch lên men có khả năng tăng hormone prolactin (hormone chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất sữa mẹ). Tuy nhiên trên thực tế, chưa có bất cứ bằng chứng nào chứng minh biện pháp này có thể cải thiện chất lượng – số lượng sữa mẹ. Do đó, mẹ bỉm không nên tự ý áp dụng các mẹo giúp lợi sữa chưa được công nhận trên phương diện khoa học.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị tắc tia sữa nên ăn gì, kiêng gì để thông sữa?”. Hy vọng qua nội dung trên, mẹ bỉm có thể dễ dàng xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhằm khắc phục tình trạng tắc tia sữa, thiếu sữa và mất sữa. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, nên kết hợp chế độ ăn uống cùng với thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh.

Cùng chuyên mục

Tiêm vacxin bạch hầu cho trẻ cần lưu ý gì?

Bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay. Trẻ mắc phải bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng xấu và...

Wonder week tuần khủng hoảng ở trẻ là những thời điểm trẻ cực kỳ nhõng nhẽo hay cáu gắt

Wonder Week – Tuần khủng hoảng ở trẻ và thông tin cần biết

Wonder Week tuần khủng hoảng ở trẻ là thuật ngữ mà hầu như các bậc cha mẹ có con nhỏ hiện nay ít nhiều đã từng nghe qua. Trong giai...

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Top 10 loại trà lợi sữa tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng

Sử dụng trà lợi sữa là một trong những biện pháp giúp tăng tiết sữa mẹ, cải thiện tình trạng mất sữa và thiếu sữa. Ngoài tác dụng lợi sữa,...

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Trà lợi sữa Hipp có tốt không? Giá bao nhiêu?

Không ít bà mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề về tuyến sữa gây ra tình trạng tắc sữa, sữa ít hoặc chất lượng sữa không đảm bảo....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn