Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?
Nội Dung Bài Viết
Mang thai là một giai đoạn quan trọng đối với phụ nữ, bất kỳ điều gì bạn làm hay tình trạng sức khỏe của bạn cũng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với phụ nữ mong muốn sinh con nhưng không may mắc phải căn bệnh liên quan đến cột sống sẽ luôn băn khoăn về vấn đề bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?
Đối với phụ nữ, việc sinh con là điều vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc. Do đó, bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt. Trong quá trình mang thai, chỉ cần một ảnh hưởng nhỏ đến sức khỏe cũng khiến các mẹ bầu cảm thấy sốt sắng huống hồ là những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm.
Chính vì vậy mà nhiều chị em phụ nữ vẫn đang thắc mắc rằng, liệu bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được hay không nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này.
Các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp cho hay, thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương tại vùng cột sống và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mẹ. Đây không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, do đó phụ nữ chẳng may bị mắc bệnh vẫn có thể mang thai và sinh đẻ hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chẳng hạn như tác động từ cơn đau lưng kết hợp cùng với áp lực từ phía thai nhi tạo ra cho vùng cột sống sẽ khiến cả quá trình mang thai của người mẹ gặp nhiều vấn đề hơn so với bình thường và tác động không nhỏ đến tinh thần của người mẹ.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ nữ không nên mang thai trong suốt quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không chịu đựng nổi những cơn đau khiến cho cơ thể bị suy nhược, sức khỏe yếu làm tác động đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mà các bé sinh ra thường có sức khỏe yếu kém hoặc thậm chí là bị dị tật.
Ngoài ra, khi mang thai, việc lựa chọn thuốc giảm đau sẽ bị giới hạn khá nhiều. Mặc dù cơn đau ngày càng tăng nhưng mẹ bầu vẫn không thể sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian này, bởi một số loại thuốc giảm đau có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Nguy cơ mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm
Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đặc biệt, khi mẹ bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nghiêm trọng thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn và phải trải qua giai đoạn mang thai với những nguy cơ ảnh hưởng như sau:
- Do áp lực từ bào thai mà hệ thống dây chằng và sụn khớp của mẹ bị co giãn hết mức. Sự phát triển về kích thước của thai nhi lại tỷ lệ thuận với sự gia tăng của các cơn đau, nhất là trong 3 tháng đầu, khi đó người mẹ phải chịu những cơn đau dai dẳng từ vùng thắt lưng, hông cho đến xương chậu.
- Nếu người mẹ sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài sẽ khiến dẫn xuất của thuốc có thể hấp thụ qua nhau thai. Điều này sẽ làm cho thai nhi chậm phát triển và gây ra những vấn đề về dị tật nguy hiểm.
- Các cơn đau xuất hiện liên tục khiến cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Từ đó khiến cho sức khỏe dần bị giảm sút và làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Từ những điều trên cho thấy, bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai sẽ khiến cho người mẹ phải chịu đựng rất nhiều khó khăn trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy mà bác sĩ sẽ khuyến khích các chị em phụ nữ nên trị dứt điểm tình trạng thoát vị đĩa đệm trước khi mang thai.
Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể nhận được sự tư vấn tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Sự ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm đến sinh sản
Mặc dù bệnh xương khớp và sinh sản thuộc 2 khía cạnh khác nhau và người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai và sinh con như bình thường. Tuy nhiên, các triệu chứng đau nhức khó chịu của bệnh sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến chuyện chăn gối và cho chất lượng cuộc yêu trở nên giảm sút.
Các cơn đau nhức dai dẳng là triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm. Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai sẽ gặp phải những biểu hiện như sau:
- Đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm ở cổ sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, tê mỏi vai gáy, cổ. Do hệ thống rễ dây thần kinh bị chèn ép quá mức dẫn tới cơ bắp bị suy yếu, mất lực và cử động khó khăn hơn.
- Các cơn đau lưng ngày càng âm ỉ, kéo dài kèm theo đó là các triệu chứng như bị kim châm, tê cứng lưng .
- Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh tọa khiến cho các cơn đau nhức lan rộng từ lưng xuống hông, tê yếu bắp chân, bàn chân và kéo dài cho đến các ngón chân.
Thai phụ bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể sinh thường nếu bệnh được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thai phụ phải mất rất nhiều sức lực, bởi nếu cơ lưng không đủ mạnh sẽ gây khó khăn khi sinh con.
Đối với phương pháp sinh mổ sẽ giúp cho thai phụ hạn chế được những áp lực lên cột sống, thế nhưng sự ảnh hưởng từ thuốc gây tê tủy sống sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ hơn trong quá trình hồi phục.
Vì vậy, để hạn chế những rủi ró thể xảy ra, người mẹ cần chủ động đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ nhằm đảm bảo được sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Những lưu ý an toàn trong sinh sản đối với người mang thai
Để hạn chế mức tối thiểu những ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm trong sinh sản và giúp thai phụ có được một thai kỳ khỏe mạnh thì các chị em phụ nữ cần phải chú ý sự an toàn sau đây để bảo vệ sức khỏe:
1. Trước khi có ý định mang thai
Để chuẩn bị trước khi mang thai, các chị em phụ nữ cần phải đảm bảo rằng bản thân đã được cung cấp đầy đủ về nền tảng sức khỏe như:
- Thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày ít nhất là 3 tháng trước khi mang thai.
- Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh thực hiện những động tác gây áp lực lớn cho cột sống.
- Hạn chế nằm một chỗ hoặc lười vận động vì sẽ khiến cho xương khớp bị xơ cứng.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các dưỡng chất ở tu và trong khi mang thai bằng cách bổ sung canxi, magie giúp xương khớp chắc khỏe và uống nhiều nước để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì chúng có chứa một số thành phần có khả năng cản trở cơ thể tổng hợp canxi.
- Khi bị thoát vị đĩa đệm thì không nên làm những công việc nặng nhọc như khuân vác vật nặng đột ngột hoặc bưng bê sai tư thế,…
- Chú ý giữ đúng tư thế mỗi khi ngồi làm việc, tránh ngồi hoặc đứng trong suốt thời gian dài.
- Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ theo định kỳ để được điều trị theo phác đồ chuyên sâu và giúp các chị em phụ nữ có được một sức khỏe tốt trước khi mang thai.
2. Lưu ý trong quan hệ tình dục để mang thai
Việc quan hệ vợ chồng đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên khó khăn hơn so với những cặp vợ chồng bình thường. Các chuyên gia khuyên rằng, trước khi quan hệ, cả hai cần massage và xoa bóp kỹ vùng lưng để giảm đau. Những động tác này sẽ giúp các cơ được thư giãn và đảm bảo cơn đau không ảnh hưởng đến cuộc yêu.
Ngoài ra, cả 2 vợ chồng cũng cần phối hợp nhịp nhàng trong một số tư thế ít gây tác động đến cột sống lưng. Đồng thời cũng cần tránh thực hiện ở những tư thế cong lưng hay cúi người quá mức.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm
Nhằm đảm bảo sự an toàn trong suốt thai kỳ dành cho phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm thì cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Bất kể là thuốc tân dược hay nam dược thì cũng cần phải có sự cho phép của thầy thuốc.
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi tháng để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Tập luyện thể dục trong suốt thời kỳ mang thai sẽ giúp giải phóng khối đĩa đệm, giảm chèn ép dây thần kinh, bao gồm các bộ môn bơi lội, yoga, đi bộ nhẹ nhàng,…
- Thực hiện giảm đau tại nhà bằng cách tắm nước ấm, chườm nóng hoặc lạnh. Sau 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai phụ có thể được châm cứu, bấm huyệt để hỗ trợ lưu thông khí huyết, kiểm soát được các cơn đau nhức.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm như: Hải sản (tôm, cua, cá,…), thực phẩm giàu canxi, omega 3, vitamin, các loại rau xanh, sữa, ngũ cốc các loại hạt (hạt óc chó, hạt hạnh nhân, gạo lứt,…).
- Xoa bóp và massage nhẹ nhàng vùng vai gáy, thắt lưng sẽ giúp cho tinh thần được thoải mái, cơn đau từ đó cũng giảm thiểu.
- Hạn chế dung nạp các loại thực phẩm đóng hợp, nột tạng của động vật hoặc một số thịt giàu đạm như thịt bò, thịt chó. Đồng thời không sử dụng các chất gây kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, đồ uống có gas,…
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được câu trả lời về vấn đề “Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?” Nhằm giúp cho các chị em có thêm kiến thức và sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi có ý định mang thai đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!