Bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Nội Dung Bài Viết
Bị vảy nến khi mang thai là hiện tượng khiến cho rất nhiều các mẹ bầu lo sợ và hoang mang. Mang thai cũng chính là thời điểm nhạy cảm, các mẹ cần giữ cho mình một trạng thái tâm lý vui vẻ và thoải mái nhất. Tuy nhiên , khi mắc phải căn bệnh này sẽ khiến cho cơ thể bị khó chịu, nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai kì. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Nguyên nhân bị vảy nến khi mang thai
Vảy nến là một bệnh mãn tính, thời gian diễn ra kéo dài gây ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và sức khỏe cho người bệnh. Nhiều tình trạng có nguy cơ mắc bệnh cả đời. Trong thực tế, các mẹ bầu cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu có thể chia thành hai giai đoạn sau đây.
Mang thai khi đang trong tình trạng bị vảy nến:
Theo nghiên cứu cho thấy, độ tuổi từ 15 đến 35 sẽ dễ gặp phải tình trạng bệnh vảy nến. Các mẹ có thể mắc phải căn bệnh này từ lúc còn bé hay khi trưởng thành. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là do di truyền, rối loạn chuyển hóa, những bệnh lý liên quan đến việc rối loạn hormone, ô nhiễm môi trường, tâm lý căng thẳng, tiêu cực,…
Có không ít tình trạng các mẹ mắc bệnh vảy nến khi mang thai. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm hoặc trở nặng trong quá trình mang thai. Cũng có rất nhiều trường hợp, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng sau khi mẹ sinh bé. Nguyên nhân chủ yếu có là do trong giai đoạn mang thai, khả năng phát triển của tế bào da bị hạn chế do nồng độ estrogen tăng cao. Sau khi sinh xong, các nội tiết nữ được quay về tình trạng ban khiến cho các triệu chứng bệnh chuyển biến xấu.
Bị vảy nến trong giai đoạn mang thai
Phụ nữ khi bước vào thời kì mang thai sẽ bị biến đổi về mặt thể chất lẫn tinh thần. Từ đó, sức đề kháng của cơ thể và lượng hormone bên trong bị thay đổi và suy giám đáng kể. Đây cũng chính là thời điểm mà các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và phát triển. Không chỉ riêng căn bệnh vảy nến, mà là hầu hết các căn bệnh do viêm nhiễm về da, vùng kín đều sẽ dễ gặp trong giai đoạn này.
Nguyên nhân chủ yếu đó chính là do sự rối loạn của hệ miễn dịch, cơ thể bị nhạy cảm hơn làm cho các tế bào da khó phân biệt được các tác nhân gây hại. Cũng vì thế mà các tế bào da bị hạn chế quá trình hình thành và phát triển khiến cho những lớp da dần dần xếp chồng lên nhau gây ra các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Triệu chứng bị vảy nến khi mang thai
Vảy nến có những biểu hiện rất dễ nhận biết, người bệnh cần nên nắm rõ để có thể kịp thời điều trị và ngăn chặn tình trạng lây lan. Đặc biệt là đối với phụ nữ có thay, cần chú ý quan sát để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
- Một số vùng da bị đỏ ửng, bên ngoài sẽ có một viền đỏ để phân biệt giữa khi vực da bệnh và da khỏe mạnh.
- Cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy ở vùng da bị tổn thương.
- Trên da bắt đầu xuất hiện những vảy có màu trắng bạc hoặc màu xám, hơi cứng.
- Da bị bong tróc thành nhiều mảng.
- Khớp bị đau và sưng tấy.
- Thông thường vảy nến sẽ hay xuất hiện ở phần đầu gối, các khớp và khủy tay.
Đối với phụ nữ khi mang thai, khi đã phát hiện ra các dấu hiệu nhận biết của bệnh nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất dể được thăm khám và chuẩn đoán chính xác, chữa trị kịp thời sẽ giúp cho tình trạng bệnh cải thiện tốt hơn.
Bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không?
Đối với những người bình thường, khi mắc phải căn bệnh vảy nến sẽ khiến cho cơ thể bị khó chịu, mẫn cảm, ngứa ngáy và thiếu tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, không vì vậy mà các mẹ bầu quá lo lắng bởi theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh vảy nến sẽ không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, căn bệnh này cũng không tác động đến khả năng mang thai, không gây dị tật cho trẻ sơ sinh và không dẫn đến tình trạng sảy thai.
Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan vì căn bệnh này có nguy cơ làm cho bé sơ sinh bị thiếu hụt cân nặng. Do đó, trong suốt thời kì mang thai, phụ nữ cũng nên quan sát, tiến hành điều trị để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Cách điều trị vảy nến khi mang thai
Khi vừa mới phát hiện các dấu hiệu của bệnh, mẹ bầu nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán mức độ bệnh. Tiến hành điều trị sớm để giúp cho thai nhi có được một môi trường phát triển tốt nhất, các mẹ cũng yên tâm và thoải mái hơn.
Điều trị vảy nến theo Tây y
Thông thường, khi mắc bệnh vảy nến người bệnh sẽ sử dụng những loại thuốc để giúp giảm thiểu và cải thiện dần những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đối với tình trạng bị vảy nến khi mang thai, bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng cần phải có sự hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bé và mẹ.
Khi đã được thăm khám và chuẩn đoán cụ thể thì bác sĩ đa phần sẽ kê những loại thuốc bôi ngoài da như kem dưỡng ẩm, kem chứa corticoid, kem làm mềm da… cho các mẹ bầu. Cũng bởi vì những dạng thuốc bôi sẽ hạn chế được các tác động đến thai nhi. Hơn thế, các mẹ bầu cần báo rõ cho bác sĩ về các dấu hiệu bệnh cũng như tình trạng thai kì để được áp dụng phương pháp phù hợp nhất.
Đặc biệt, đối với những tình trạng bệnh nặng, người bệnh có thể được áp dụng phương pháp quang hóa trị liệu hay còn có tên gọi khác là chiếu tia cực tím. Tuy nhiên, phải được sự giám sát kỹ lưỡng và quyết định trực tiếp của bác sĩ. Ngoài ra, các mẹ bầu khi mắc bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc như Etanercept (Enbrel), Adalimumab (Humira), Methotrexate (Trexall), Infliximab (Remicade), Acitretin (Soriatane),…có khả năng gây hại cho bé.
Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa của mỗi người bệnh mà cần có phương pháp điều trị khác nhau. Những loại thuốc thông thường cũng cần được bác sĩ kiểm tra và chỉ định cụ thể mới được phép sử dụng, tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng chó bé như rối loạn nhiễm sắc thể, hở hàm ếch, dị tật bẩm sinh hoặc nặng hơn đó là sảy thai. Vì thế, để hạn chế tối đa các rủi ro, mẹ bầu cần tuân thủ đúng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong thời gian điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào, bệnh nhân cần dừng thuốc ngay và tìm đến bác sĩ để được thăm khám.
Sử dụng các phương pháp dân gian
Nếu tình trạng bệnh chỉ vừa mới phát hoặc chỉ có dấu hiệu ở một số vùng da nhỉ, những triệu chứng không quá nặng thì các mẹ bầu có thể áp dụng ngay những biện pháp dân gian vừa an toàn, vừa hiệu quả sau đây.
- Dầu dừa: Chỉ cần chuẩn bị một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ, dùng bông tăm để thoa nhẹ nhàng lên vùng da đang bị tổn thương. Sau đó massage đều tầm khoảng 15 đến 20 phút.
- Giấm táo: Giấm táo cũng là nguyên liệu hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến một cách an toàn. Dùng một lượng giấm táo nhỏ pha cùng với ít nước ấm, rồi bôi dung dịch lên vùng da bị vảy nến.
- Dầu oliu: Chuẩn bị một bát nhỏ oliu rồi cho vào lò vi sóng từ 1 đến 2 phút. Sử dụng dầu oliu còn ấm thoa lên vùng da bị bong tróc, massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không, đem đi rửa sạch, để ráo nước. Dùng một lượng nước vừa đủ để đun với lá trầu không cho đến khi dưỡng chất hòa quyện vào nhau. Dùng nước để pha tắm hàng ngày sẽ giúp điều trị vảy nến khi mang thai hiệu quả.
- Yến mạch: Trộn đều bột yến mạch và một ít mật ong. Dùng hỗn hợp đắp một lớp mỏng trên da. Hoặc mẹ bầu có thể dùng bột yến mạch để pha với nước tắm, ngâm phần da bị vảy nến khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Nha đam: Chọn một lá nha đam tươi và gọt lấy phần ruột bên trong. Dùng phần thịt nha đam để thoa đều và massage nhẹ nhàng lên da. Các này sẽ giúp da hạn chế bong tróc, cung cấp ấm cho da cực tốt.
- Nước muối: Sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để thoa trực tiếp lên bề mặt da bị tổn thương. Hoặc có thể pha nước tắm với vài thìa muối để ngâm.
Hầu hết các mẹo chữa vảy nến bằng dân gian mẹ bầu đều có thể sử dụng được. Người bệnh nên chú ý chọn nguyên liệu sạch, nguồn gốc rõ ràng, tránh có thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn cho chơ thể. Lưu ý, các biện pháp này chỉ có thể hỗ trợ cho những tình trạng bệnh nhẹ. Nếu trong áp dụng thường xuyên và duy trì với thời gian khá lâu mà thấy bệnh không thuyên giảm, mẹ bầu nên đến thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Điều trị vảy nến khi mang thai bằng Đông y
Đối với những tình trạng bệnh nặng hoặc những mẹ bầu không muốn sử dụng các biện pháp Tây y để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi thì có thể áp dụng các biện pháp điều trị bằng Đông y. Các bài thuốc kết hợp từ những loại thảo dược được lấy chủ yếu từ thiên nhiên sẽ giúp cho các mẹ bầu an tâm hơn vì khá lành tính và an toàn. Nếu đang gặp tình trạng bị vảy nến khi mang thai, chị em có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc sau đây.
- Bài thuốc 1: Nguyên liệu bao gồm chích thảo, ké đầu ngựa, thổ phục linh, thăng ma, sinh địa, hòe hoa. Bài thuốc này có tác dụng giúp tái tạo các tế bào da, cấp ẩm cho da và đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
- Bài thuốc 2: Nguyên liệu bao gồm cam thảo đất, ké đầu ngựa, hy thiêm, thổ phục linh, sinh địa. Áp dụng bài thuốc này sẽ giúp cho các vết thương trên da được mau lành và hạn chế tình trạng bong tróc.
- Bài thuốc 3: Nguyên liệu gồm có đơn đỏ, kinh giới, sinh địa, kim ngân, liên kiều, phù bình, tang diệp, ngưu bàng tử, cát casnhm thuyền thoái. Đối với bài thuốc tiêu ban hoàn bì này thì sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, giúp gan thận được tăng cường chức năng, độc tố bên trong cơ thể dược loại bỏ dần, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
Hầu hết các bài thuốc hỗ trợ điều trị vảy nến đều rất an toàn và lành tính. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai cần phải đảm bảo sự an toàn cho bé và mẹ nên người bệnh nên đến khám và chữa trị tại các cơ sở y học cổ truyền có uy tin và giấy phép rõ ràng.
Lưu ý trong thời gian điều trị vảy nến khi mang thai
Bị vảy nến khi mang thai sẽ làm cho các mẹ bầu bị ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý, thường xuyên lo sợ và suy nghĩ tiêu cực. Do đó, khi vừa phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh, chị em nên đến ngay các cơ sở điều trị chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài ra, trong suốt quá trình chữa bệnh, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc và hỗ trợ thêm từ bên ngoài.
- Hạn chế tối đa hành động gãi ngứa để tránh làm tổn thương da, tăng nguy cơ viêm nghiễm và trầy xước da.
- Thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa mỗi ngày.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
- Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, không bị gò bó.
- Sử dụng kèm với các sản phẩm dưỡng ẩm bên ngoài dành cho mẹ bầu để có thể cung cấp ẩm cho da, hạn chế bong tróc da.
- Ăn uống khoa học để tránh tình trạng tăng cần quá đà trong suốt thời gian thai kì.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C và E.
- Theo dõi và thăm khám định kì để nắm rõ tình trạng bệnh.
- Siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi vẫn đang phát triển tốt.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thể cung cấp đủ khoảng chất và các vitamin cần thiết cho thai kì.
- Giữ trạng thái tinh thần ổn định, tránh lo âu, suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, áp lực sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi “Bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không?” và đưa ra các phương pháp điều trị an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, chị em vẫn nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!