Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không? Cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không
Viêm loét dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Sữa chua là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với cơ thể con người. Sử dụng sữa chua thường xuyên sẽ dễ dàng cải thiện được hệ tiêu hóa. Trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể con người, nhất là vi khuẩn họ Lactobacillus và Enterococcus. Bên cạnh đó, trong sữa chua còn có rất nhiều thành phần khác như chất béo, protein, canxi, calo,… Đây là những chất giúp tăng sức đề kháng cơ thể, cân bằng hệ vi khuẩn trong dạ dày.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, sữa chua có nồng độ axit nhẹ và ít gây kích ứng cho người bệnh. Với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh cho bản thân mình. Bên cạnh đó, nếu ăn sữa chua đúng cách sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tránh tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng.

Một số nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lên men, sữa chua sẽ nhanh chóng tạo ra enzym proteaza. Đây là thành phần có khả năng thủy phân protein để tạo thành các loại axit amin tự do và cải thiện hệ thống tiêu hóa. Với trẻ nhỏ, sữa chua rất có lợi cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của con người.

Axit lactic có trong sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ức chế sự sinh sôi của các loại vi khuẩn gây hại. Sữa chua là thực phẩm được lên men tự nhiên, chứa đường lactose. Đường này nhanh chóng chuyển hóa thành đường glucose. Thành phần này rất có lợi cho hệ tiêu hóa con người. Bổ sung sữa chua thường xuyên còn là cách giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, tăng các dịch tiết ra bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.

Ngoài những tác dụng trên, sữa chua còn giúp giảm nồng độ cholesterol, hạ huyết áp, tăng cường canxi, axit lactic,… Với những lợi ích tuyệt vời của sữa chua, những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng sữa chua mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần ăn với một lượng vừa phải, không được bổ sung quá nhiều. Điều này sẽ không tốt cho cơ thể. Lạm dụng sữa chua hoặc ăn sữa chua không đúng giờ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn sữa chua đúng cách cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày, đau dạ dày khiến cho sức khỏe của người bệnh giảm sút nghiêm trọng. Những tổn thương ở dạ dày khiến cho bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi,… Do đó, người bệnh cần phải biết ăn sữa chua đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh gây khó chịu cho dạ dày và khiến bệnh nặng hơn.

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không
Bệnh nhân viêm loét dạ dày cần phải ăn sữa chua đúng cách.
  • Không ăn sữa chua khi đói bụng vì làm cho bệnh viêm loét dạ dày chuyển biến xấu đi.Khi đói, dạ dày nhanh chóng tiết ra dịch axit, giảm tác dụng của vi khuẩn có lợi.
  • Nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính 1 – 2 giờ đồng hồ để phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Kết hợp sữa chua với một số loại thực phẩm như dâu tây, bơ, dưa hấu, bánh mì,… Những loại thức ăn này chứa nhiều chất dinh dưỡng và giúp tăng cường sức khỏe nhanh chóng cho con người.
  • Không nên kết hợp sữa chua với một số loại thức ăn như xúc xích, thuốc kháng sinh, sản phẩm đông lạnh, thịt hun khói,… Đây là thực phẩm sẽ làm giảm tác dụng hỗ trợ sức khỏe của sữa chua và gây rối loạn tiêu hóa.
  • Người bệnh viêm loét dạ dày chỉ nên ăn 3 – 4 hộp sữa chua trong 1 tuần.
  • Không được hâm nóng sữa chua vì làm mất tác dụng của thực phẩm.
  • Không được ăn sữa chua quá lạnh vì dễ gây bị viêm họng, nhất là trẻ nhỏ.
  • Nên chọn sữa chua không có đường nhiều, không màu tổng hợp, không hương liệu và chất bảo quản.
  • Chọn sữa chua có hàm lượng vitamin và canxi cao, không chứa chất phụ gia
  • Nên mua sữa chua có nhiều vi khuẩn sống

Lưu ý khi bị viêm loét dạ dày

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày ngày càng tăng nhanh. Với căn bệnh này, việc điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Để sớm kiểm soát và cải thiện bệnh, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau đây.

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không
Người bị viêm loét dạ dày cần phải chú ý đến chế độ ăn uống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại dưỡng chất thiết yếu
  • Tăng cường luyện tập thể thao với những bài tập đơn giản, phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không tốt cho dạ dày
  • Hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, chứa chất kích thích gây khó tiêu và kích ứng dạ dày
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đào thải độc tố trong cơ thể, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây.
  • Tham khảo một số cách chữa đau dạ dày tại nhà hoặc viêm loét dạ dày đơn giản để giúp cải thiện bệnh
  • Không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá, gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh
  • Giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Tuyệt đối không được áp dụng các bài thuốc điều trị từ dân gian khi không có hướng dẫn của bác sĩ
  • Không được thức khuya, dậy sớm gây ảnh hưởng đến dạ dày
  • Tiến hành tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Trong quá trình điều trị bệnh, nếu có bất cứ bất thường nào về cơ thể, bệnh nhân nên thông báo ngay cho bác sĩ được biết.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không? Với căn bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên nhanh chóng thăm khám, điều trị sớm. Bên cạnh đó, chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe hàng ngày để bệnh nhanh chóng khỏi. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn là bị gì?

Đau thượng vị kèm theo ợ chua buồn nôn là cảm giác đau nhức, nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên rốn và hai khung sườn, kèm theo tình...

Đau vùng thượng vị khi đói do nhiều nguyên nhân gây ra thường liên quan đến các bệnh lý về dạ dày

Bị đau vùng thượng vị khi đói và cách xử lý

Bị đau vùng thượng vị khi đói là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do acid dịch vị trong...

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì?

Dạ dày ăn vào là đau có thể là do đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Đây đều là những...

Các triệu chứng đau dạ dày cấp

Triệu chứng đau dạ dày cấp và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng các cơn đau đột ngột bùng phát ở vùng thượng vị, đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đau bụng,...

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách điều trị

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách xử lý an toàn

Viêm loét dạ dày khi mang thai có thể là do mất cân bằng của dịch tiêu hóa trong dạ dày tá tràng, nhưng cũng có thể do vi khuẩn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn