Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không?

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vậy bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ điều đó.

Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không
Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dạ dày.

Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không?

Với căn bệnh xuất huyết dạ dày, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Ngoài việc bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu, người bệnh có thể ăn sữa chua để cải thiện các triệu chứng bệnh và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chỉ cần bệnh nhân ăn sữa chua đúng cách sẽ giúp giảm thiểu các tổn thương ở dạ dày.

Sữa chua có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người. Các nghiên cứu cho thấy, trong 228g sữa chua nguyên chất có chứa rất nhiều thành chất béo bão hòa (4.8g), vitamin B12 (35%), canxi (21%),… Đây là những chất dinh dưỡng có khả năng tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho cơ thể của người bệnh xuất huyết dạ dày.

Nhờ các lợi khuẩn và thành phần vitamin dồi dào, sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn ở đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy, ngăn ngừa táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt, với những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, không thể dung nạp được lượng đường sữa, bạn có thể sử dụng sữa chua để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.

Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không
Xuất huyết dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Các chuyên gia cho biết, sữa chua có tính axit nhẹ, thấp hơn nồng độ axit trong dịch vị tiêu hóa. Do đó, với những bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dạ dày, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng sữa chua. Thực phẩm này có một số tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa như sau:

  • Hỗ trợ làm lành các tổn thương ở dạ dày: Với một lượng lớn các lợi khuẩn, sữa chua giúp ngăn ngừa các tổn thương ở dạ dày và tăng khả năng chữa lành các vết thương.
  • Cải thiện tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn HP: Men vi sinh Lactobacillus và Bifidobacterium có trong sữa chua dễ dàng ngăn ngừa và tiêu diệt các loại vi khuẩn HP gây tổn thương đến dạ dày.
  • Cung cấp các lợi khuẩn sống (Activia): Thành phần này trong sữa chua giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa gây đau dạ dày, tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
  • Thay thế sữa cho những bệnh nhân không dung nạp được lượng Lactose: Nếu người bệnh không dung nạp được lượng đường sữa có thể sử dụng sữa chua để nuôi cấy vi khuẩn sống giúp bệnh nhân dễ hấp thụ hơn.
  • Bồi bổ sức khỏe: Lượng vitamin D, kẽm, sắt, omega 3,… có trong sữa chua sẽ giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người. Axit lactic sẽ giúp ức chế các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.

Nguyên tắc lựa chọn sữa chua cho người xuất huyết dạ dày

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua với các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dạ dày. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, những người bị xuất huyết dạ dày có thể lựa chọn các loại sữa chua theo nguyên tắc sau đây.

  • Kiểm tra thành phần sữa: Lựa chọn những loại sữa chua có ít các thành phần như đường, hương liệu, chất bảo quản, thành phần tạo màu.
  • Tham khảo thành phần dinh dưỡng: Sữa chua có chứa thành phần vitamin, canxi cao sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện hệ thống miễn dịch.
  • Sản phẩm có chứa vi khuẩn sống: Một số loại sữa chua ở nhiệt độ thường hoặc đã được xử lý ở nhiệt độ thường sẽ chứa rất ít hoặc không chứa các lợi khuẩn. Do đó, người bệnh nên lựa chọn các loại sữa chua có chứa lợi khuẩn sống để dễ dàng cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Tránh các chất phụ gia: Có một số loại sữa chua sẽ bổ sung thêm đường và chất phụ gia để tạo hương vị. Những chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, béo phì. Vì vậy, người bệnh xuất huyết dạ dày không nên sử dụng.

Căn cứ vào các nguyên tắc đưa ra, bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dạ dày có thể lựa chọn một số loại sữa chua sau đây.

  • Sữa chua nguyên chất Fage: Đây là sữa chua Hy Lạp nguyên chất có chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng tốt cho đường ruột.
  • Sữa chua Stonyfield Organic: Sữa chua này được lên men hữu cơ. Đặc biệt, sản phẩm đa dạng nên người bệnh xuất huyết dạ dày sẽ có lựa chọn đa dạng hơn.
  • Sữa chua tự nhiên Dannon: Sản phẩm này có chứa vi khuẩn sống hoạt động tích cực. Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên bổ sung cho cơ thể để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

Ăn sữa chua đúng cách cho người xuất huyết dạ dày

Ăn sữa chua có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần phải biết ăn sữa chua đúng cách. Nếu ăn quá nhiều hoặc ít cũng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là hướng dẫn ăn sữa chua đúng cách, người bệnh xuất huyết dạ dày có thể tham khảo.

Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không
Một số lưu ý khi ăn sữa chua cho người bị xuất huyết dạ dày
  • Không được ăn sữa chua khi bụng đang đói vì thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn
  • Chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Có thể kết hợp sữa chua với một số loại thực phẩm như bánh mì, dưa hấu, mãng cầu, xoài, bơ,… để tăng cường chất dinh dưỡng
  • Tuyệt đối không được kết hợp sữa chua với các loại thực phẩm như thịt hun khói, xúc xích, thuốc kháng sinh, thực phẩm chế biến từ thịt,…
  • Không nên sử dụng quá nhiều sữa chua vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng khoảng 1 – 2 cốc sữa chua mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
  • Không được hâm nóng sữa chua vì sẽ khiến cho các lợi khuẩn nhanh chóng bị tiêu diệt
  • Thời điểm ăn sữa chua thích hợp là buổi sáng và buổi tối
  • Trao đổi trực tiếp với bác sĩ khi sử dụng các loại kháng sinh nhóm Chloramphenicol hoặc nhóm Sunfonamides
  • Không được cho trẻ nhỏ ăn sữa chua của người lớn
  • Một số đối tượng không được sử dụng sữa chua như trẻ em dưới 1 tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, viêm tuyến tụy, xơ cứng động mạch,…

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ: Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không? Mặc dù sữa chua có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của người bệnh nhưng bệnh nhân không được lạm dụng ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn sữa chua để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Mẹo dân gian chữa đau dạ dày bằng cây rau mương

Chữa đau dạ dày bằng cây rau mương giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ chua,… do bệnh đau dạ dày gây ra. Phương...

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Hầu hết những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày đều gặp phải tình trạng nôn ói, chảy máu, đi cầu nhiều lần,… Vậy xuất huyết dạ dày có nguy...

Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn món gì?

9 món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày nên thử

Cháo gạo nếp nấu với nho khô, hấp trứng gà với ngó sen, dùng táo tàu và sứa biển nấu đặc… là những món ăn tốt cho người bị xuất...

Top 7 thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật được đánh giá cao hiện nay

Các loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản đang được nhiều người đón nhận và đánh giá cao bởi những công dụng hiệu quả mà nó mang lại....

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa mới nhất theo Bộ Y Tế

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng loét dạ dày tá tràng bị chảy máu bởi các ổ loét ăn thủng mạch máu ở thành dạ dày. Do đó, việc...

Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây

Chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây là phương pháp dân gian và được áp dụng tương đối phổ biến. Theo y học cổ truyền, mẹo chữa này có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn