Các Bệnh Về Răng Miệng Thường Gặp Và Thông Tin Cần Biết
Nội Dung Bài Viết
Viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi… là các bệnh về răng miệng thường gặp. Tùy vào từng bệnh lý mà các triệu chứng và cách điều trị cũng khác nhau. Nắm rõ thông tin về những bệnh này sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị.
Các bệnh về răng miệng thường gặp và những thông tin cần biết
Trong những năm gần đây, số người mắc các bệnh về răng miệng ngày càng tăng. Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, khoảng 90% dân số nước ta mắc các bệnh về răng miệng, trong đó phổ biến nhất là sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng… Có nhiều nguyên nhân gây nên những bệnh này, trong đó có 3 nguyên nhân chủ yếu mà hầu như ai cũng mắc phải gồm: Chải răng không đúng cách, không sử dụng nước súc miệng hoặc dùng tăm xỉa răng thay vì dùng chỉ nha khoa.
Những bệnh về răng miệng sẽ khiến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Hơn nữa, nếu không được điều trị sớm, những bệnh này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, hiểu rõ các triệu chứng về bệnh và cách điều trị những bệnh trên sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong chữa trị và phòng ngừa. Vậy đâu là các bệnh răng miệng thường gặp?
1. Sâu răng
Sâu răng là tình trạng cấu trúc vôi hóa vô cơ của men răng và ngà răng bị tiêu hủy, tạo nên các lỗ hổng trên bề mặt của răng. Đây là một trong các bệnh về răng miệng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, có thể là trẻ em, thanh thiếu niên và cả người trưởng thành. Tuy nhiên, đối tượng thường bị sâu răng nhất vẫn là trẻ em. Ở nước ta, có khoảng 75% người bị sâu răng vĩnh viễn. Nếu không được điều trị sớm, bệnh dễ gây ra các biến chứng như viêm xương, viêm quanh cuống răng, viêm hạch… Thậm chí là gây tử vong cho người bệnh.
*) Nguyên nhân gây sâu răng:
Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Đánh răng không đúng cách hoặc lười đánh răng là nguyên nhân hàng đầu. Các thức ăn thừa trên răng khi không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại trong khoang miệng sinh sôi nảy nở, lâu dần dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, thường xuyên ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt vào ban đêm cũng có thể gây nên tình trạng này.
*) Triệu chứng:
- Người bị sâu răng thường cảm thấy ê buốt, đau nhức, khó khăn khi nhai. Nếu không được chữa trị sớm, nó có thể gây ảnh hưởng đến cả những răng bên cạnh.
- Khi nhìn bằng mắt thường sẽ thấy răng bị sâu có những đốm màu trắng ngà hoặc chấm đen.
- Hơi thở có mùi hôi.
*) Biện pháp điều trị:
Tùy vào tình trạng sâu răng mà các nha sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Nếu mới chớm bị sâu răng, bạn có thể được chỉ định bôi gel fluoride để bịt kín lỗ sâu. Đối với các trường hợp bị nặng, nha sĩ sẽ cạo sạch ngà vụn, khử trùng, sát khuẩn lỗ sâu và trám chỗ bị sâu. Hoặc có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác như nhổ răng sâu, thay tủy răng, hàn răng để bịt kín lỗ răng bị sâu.
*) Cách phòng ngừa:
Sâu răng là một trong các bệnh về răng miệng dễ gặp nhưng cũng dễ phòng ngừa. Cách tốt nhất và đơn giản nhất là đánh răng 2 lần mỗi ngày. Nếu muốn làm sạch răng thì nên dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm. Đồng thời chú ý xây dựng bữa ăn lành mạnh, không nên ăn nhiều đồ ngọt đặc biệt là vào buổi tối. Bạn cũng nên đi khám nha khoa định kỳ khoảng 4 – 6 tháng một lần để biết được tình trạng răng miệng của mình.
2. Viêm lợi là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp
Lợi là một phận quan trọng của khoang miệng, có nhiệm vụ bảo vệ, che chở, giữ cho chân răng được chắc chắn. Bình thường lợi sẽ săn chắc, có màu hồng nhạt, không chảy máu, không sưng tấy và hơi thở sẽ thơm tho. Nhưng khi các vi khuẩn trong cao răng hoặc mảng bám tồn tại lâu trong khoang miệng có thể gây nên bệnh viêm lợi.Vi khuẩn bám càng lâu thì tình trạng viêm lợi càng nghiêm trọng.
*) Triệu chứng bệnh viêm lợi:
- Người bị viêm lợi thường sẽ thấy lợi bị đỏ nhạt hoặc thẫm, sưng có thể là sưng đỏ phì đại.
- Trên răng có mảng bám và cao răng.
- Tổ chức chân răng lỏng lẻo, dễ chảy máu chân răng nhất là sau khi đánh răng hay xỉa răng.
- Nếu bệnh lâu ngày, lợi sẽ tụt xuống làm lộ chân răng. Các lỗ hổng càng sâu, lợi và xương hàm sẽ bị phá hủy càng nặng. Lúc này răng không còn chỗ bám sẽ trở nên lỏng lẻo, cuối cùng là rụng ra.
- Hôi miệng.
*) Biện pháp điều trị:
Đây là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp, được điều trị bằng cách làm sạch bề mặt răng, loại bỏ những mảng bám, cao răng trên răng. Thêm vào đó, người bệnh cần chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà.
*) Phòng ngừa:
Cũng tương tự như các bệnh lý khác, răng miệng là bệnh do vi khuẩn gây ra. Vì vậy các tốt nhất để tránh gặp phải tình trạng này đó là vệ sinh răng miệng hàng ngày. Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, sử dụng các bàn chải mềm và dùng nước súc miệng diệt khuẩn.
3. Bệnh vôi hóa tuyến nước bọt
Vôi hóa tuyến nước bọt còn được gọi là bệnh sỏi tuyến nước bọt. Đây là một trong các bệnh răng miệng thường gặp ở tuổi trưởng thành, ít gặp ở trẻ em và nam có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ.
*) Nguyên nhân gây bệnh:
Vôi hóa tuyến nước bọt thường do canxi trong tuyến nước bọt lắng đọng quanh khối viêm, lâu dần tạo thành sỏi nằm chắn ngay tuyến nước bọt.
*) Triệu chứng:
Các triệu chứng thường gặp khi bị bệnh vôi hóa tuyến nước bọt gồm:
- Đau, có cảm giác như bị đè nén tại tuyến và ống dẫn, nhiều khi đau dữ dội mà đặc biêt là lúc ăn uống.
- Vùng tuyến bị tắc sưng lên, viêm và phù nề xung quanh ống dẫn.
- Nếu xoa bóp nhẹ tuyến sẽ không thấy nước bọt được tiết ra và còn sờ thấy sỏi.
- Trường hợp bị bội nhiễm do vi khuẩn có thể gây sốt, nổi hạch ở góc hàm, đôi khi có mủ.
- Tổ chức viêm có thể tạo thành ổ áp xe, nó sẽ làm tổn thương dây thần kinh chi phối hoạt động các cơ mặt, gây liệt mặt.
Những triệu chứng lâm sàng của vôi tuyến nước bọt còn tùy thuộc nhiều vào vị trí của viên sỏi trong tuyến. Nếu là sỏi ở ống tuyến, các triệu chứng sẽ rõ hơn sỏi nằm trong nhu mô tuyến. Sỏi nằm dưới hàm có thể trầm lặng khá lâu nhưng dần biểu lộ bởi các dấu hiệu như tắc nước bọt và nhiễm khuẩn.
Mặc dù đây là bệnh lí nguy hiểm nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Bởi khi nhai, tuyến nước bọt bị kích thích, sưng phồng. Nhưng sau khi ăn, tuyến nước bọt tiết ra từ từ nên xẹp xuống. Do đó nhiều người chủ quan là bệnh này sẽ tự hết và không gây nguy hiểm cho bản thân. Tình trạng này cứ kéo dài mãi cho đến khi viên sỏi quá lớn, bít hết tuyến nước bọt. Từ đó gây sưng phồng, đau nhiều mới đi khám và điều trị. Nếu không được chữa trị sớm, một trong các bệnh về răng miệng này sẽ gây ra nhiều biến chứng như: Viêm tấy vùng sàn miệng, viêm tuyến dưới hàm, viêm mủ lâu ngày vỡ ra sẽ để lại lỗ dò bên ngoài.
*) Điều trị:
Đây là một trong các bệnh về răng miệng nguy hiểm cần được điều trị sớm. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà các biện pháp chữa trị cũng được đưa ra khác nhau. Nếu là những viên sỏi nhỏ, các bác sĩ chỉ cần kích thích lưu lượng nước bọt bằng cách ngậm chanh hoặc kẹo chua. Nó sẽ giúp các viên sỏi có thể vượt qua tuyến nước bọt một cách dễ dàng. Bác sĩ cũng có thể massage hoặc đẩy viên sỏi ra ngoài.
Nếu là những viên sỏi lớn hoặc tình trạng nghiêm trọng, các bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ trong miệng để loại bỏ sỏi. Trường hợp phức tạp hơn, bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng kỹ thuật mới ít xâm lấn là nội soi để loại bỏ sỏi. Nhưng nếu bệnh tái phát hoặc tuyến nước bọt đã hư hại nặng không thể phục hồi, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Tuy nhiên, các bác sĩ hạn chế tối đa áp dụng phương pháp này bởi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
*) Biện pháp phòng ngừa:
Cũng là một trong các bệnh về răng miệng do vi khuẩn gây ra, nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa hàng đầu cần áp dụng. Chúng ta nên sử dụng các loại kem đánh răng chứa chất flo – rua để đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
4. Viêm nha chu – một trong các bệnh về răng miệng thường gặp
Viêm nha chu hay viêm quanh răng là tình trạng lợi, các dây chằng quanh răng, xương ổ răng, xương răng bị tổn thương.
*) Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh này xuất phát từ việc răng có nhiều mảng bám và cao răng. Chúng chứa nhiều vi khuẩn làm tổn thương lợi và quanh răng. Bên cạnh đó, tình trạng răng mọc lệch, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin C, mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như: Bệnh tiểu đường, HIV/AIDS, thường xuyên hút thuốc lá cũng có thể gây nên tình trạng này.
*) Triệu chứng:
- Trên cổ răng có vôi răng, cao răng đóng thành từng mảng
- Lợi, nướu bị sưng, chảy máu nhất khi nhai thức ăn hoặc đánh răng.
- Hôi miệng
- Nếu dùng tay ấn vào vùng nướu, lợi bị sưng có thể thấy mủ chảy ra.
- Nhai thức ăn thấy không được bình thường, răng bị lung lay
- Răng thưa do di lệch.
*) Biện pháp điều trị:
Viêm nha chu là một trong số các bệnh về răng miệng thường gặp. Tùy vào tình trạng bệnh mà các biện pháp điều trị cũng được áp dụng khác nhau.
- Biện pháp điều trị khẩn cấp: Khi vùng nướu, lợi hoặc lớp niêm mạc bị viêm, xuất hiện các khối áp xe, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc chống viêm. Nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, bệnh có thể diễn tiến thành mãn tính và theo chu kỳ tái phát cấp tính.
- Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật: Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như: Bôi thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại vị trí nướu, lợi bị sưng viêm; lấy cao và vôi răng; cố định các răng bị lung lay; kiểm tra miếng trám răng, sửa, thay thế răng trám, phục hình răng trám không đúng kĩ thuật; tiến hành nhổ răng đối với những răng không thể giữ được.
- Phẫu thuật điều trị viêm nha chu: Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Các kĩ thuật được áp dụng gồm phẫu thuật bỏ túi nha chu và phẫu thuật tái tạo.
- Điều trị duy trì: Khi bệnh đã được điều trị ổn định, bệnh nhân cần khám định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tiến triển hoặc tái phát.
*) Phòng ngừa:
- Chải răng đúng cách, sử dụng bàn chải đánh răng mềm để đánh răng vào buổi sáng và tối.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước súc miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để thay thế cho tăm khi muốn lấy thức ăn bám ở kẽ răng.
- Nên khám định kỳ và lấy vôi răng cứ 6 tháng một lần để hạn chế các vi khuẩn gây hại bám trên răng.
- Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng sức đề kháng.
5. Răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm hoặc ê buốt là tình trạng răng quá cảm ngà hoặc ê buốt ở chân răng. Khi chịu những kích thích từ nhiệt độ nóng hoặc lạnh hay ngoại lực, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn.
*) Nguyên nhân:
- Ăn các thực phẩm chứa nhiều acid như chanh, cam, xoài… làm xói mòn men răng. Vì vậy nên hạn chế các thực phẩm này hoặc nên uống một ly sữa hoặc ăn một miếng phô mai để giảm tác hại của acid.
- Bị tụt nướu làm lộ chân răng và lớp ngà nhạy cảm. Nên gặp nha sĩ để được điều trị sớm tình trạng này.
- Sử dụng lông bàn chải quá cứng: Đánh răng mạnh hoặc dùng những bàn chải quá cứng dễ làm nướu bị tổn thương, làm lộ lớp ngà.
- Sâu răng: Răng bị sâu vào tủy để lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. Từ đó dẫn đến tình trạng răng bị nhạy cảm.
- Răng bị vỡ, nứt: Va đập mạnh, nhai hoặc cắn có thể làm cho răng bị vỡ, nứt làm cho các đầu mút dây thần kinh bên trong bị kích thích khi nhai. Những vết nứt hoặc vỡ cũng là nơi vi khuẩn tồn tại và phát triển, từ đó gây ra các vấn đề răng miệng khác.
- Nghiến răng: Đây là thói quen của rất nhiều người khiến cho men răng bị mòn đi, gây nên tình trạng ê buốt răng.
*) Triệu chứng răng nhạy cảm:
- Cảm thấy răng của mình bị ê buốt khi ăn đồ ăn nóng, lạnh, thực phẩm có chứa acid hoặc thở bằng miệng. Vì những tác nhân đó sẽ truyền kích thích và tác động vào các tế bào thần kinh trong răng.
- Một vài trường hợp gây đau nhức cho người bệnh.
*) Điều trị:
Răng nhạy cảm là một trong số các bệnh về răng miệng thường gặp, gây khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Để điều trị, bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên như:
- Sử dụng các loại kem đánh răng làm giảm ê buốt: Những sản phẩm này sẽ ngăn chặn quá trình truyền dẫn cảm giác ê buốt từ bề mặt răng đến các dây thần kinh.
- Trám đầy các lỗ li ti trên răng: Người bệnh sẽ được phủ một lớp men sứ trên răng rồi dùng sản phẩm làm cố định protein trên răng. Từ đó ngăn chặn được hiện tượng giãn nở – co rút gây đau buốt răng.
- Diệt tủy răng nếu điều trị bằng các biện pháp trên không hiệu quả.
- Ghép nướu khi mô nướu đã tụt khỏi chân răng để bảo vệ chân răng, giảm ê buốt.
- Cấy ghép lợi đối với những người bị ê buốt răng do tụt lợi.
*) Phòng ngừa bệnh răng nhạy cảm:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Dùng bàn chải mềm để chải răng theo vòng tròn, không nên chải theo chiều ngang.
- Tránh ăn nhiều các thực phẩm có hại cho men răng như đồ ăn, đồ chua hoặc các đồ uống có gas.
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ 2 – 3 tháng/lần hoặc có thể sớm hơn.
- Đối với những người có tật nghiền răng khi ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các miếng bảo vệ răng.
- Thăm khám định kỳ thường xuyên.
- Dùng các loại kem đánh răng chứa thành phần flo để cấu trúc răng được khỏe mạnh, ngăn ngừa ê buốt. Hoạt chất này cũng làm tăng cường sự bù chất khoáng từ đó phòng ngừa được tình trạng sâu răng.
6. Hôi miệng là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp
Trong số các bệnh răng miệng thường gặp, hôi miệng được xem là bệnh lý không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Họ sẽ trở nên tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh, từ đó làm giảm hiệu quả công việc.
*) Nguyên nhân gây hôi miệng:
- Do những mảng thức ăn còn sót lại trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó gây ra mùi hôi. Ngoài ra, ăn các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, ớt cũng sẽ gây nên tình trạng này.
- Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng. Ngoài ra, những người đàn ông thường xuyên hút thuốc lá cũng dễ bị viêm nha chu, gây hôi miệng.
- Do thói quen vệ sinh răng miệng kém như lười đánh răng, đánh răng không đúng cách.
- Khoang miệng bị nhiễm khuẩn: Hôi miệng có thể xuất phát từ tổn thương trong khoang miệng như viêm nha chu, lở miệng… hoặc các can thiệp điều trị nhổ răng…
- Miệng khô do tiết nước bọt ít.
- Sử dụng một số loại thuốc gián tiếp gây hôi miệng.
- Mắc các vấn đề về tai mũi họng như: Sỏi amidan, viêm mũi mạn tính, viêm xoang, viêm họng gây hôi miệng.
- Hôi miệng do các nguyên khác như: Bị rối loạn chuyển hóa, ung thư, trào ngược dạ dày thực quản…
*) Triệu chứng:
Đây là một trong các bệnh về răng miệng dễ gặp, ở mỗi người lại có những mùi hôi miệng khác nhau. Do nó phụ thuộc vào nguyên nhân và bệnh lý gây nên tình trạng này. Thực tế là có nhiều người mặc dù có mùi hôi miệng rất nặng nhưng họ ại không hay biết. Lại có những người hơi thở không có mùi hoặc mùi rất nhẹ nhưng họ bị ám ảnh quá mức. Nếu không chắc chắn về hơi thở của mình, bạn nên hỏi người thân hoặc bạn bè xung quanh mình.
*) Biện pháp điều trị:
- Nếu hôi miệng kéo dài, nên gặp bác sĩ nha khoa để khám. Nếu có viêm nhiễm thì cần phải được điều trị dứt điểm.
- Trường hợp hôi miệng do các nguyên nhân trong miệng hoặc sau khi thực hiện các can thiệp nha khoa, nên đến khám tại các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiết niệu, tiêu hóa… để khám và điều trị.
- Cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc dễ làm giảm bài tiết nước bọt.
*) Phòng ngừa:
- Cần vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng 2 lần mỗi ngày.
- Dùng các dụng cụ cạo lưỡi, chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ bớt các mảng bám trên răng.
- Sau khi ăn, nên súc miệng bằng một ngụm nhỏ nước. Điều này sẽ giúp làm sạch các thức ăn còn sót lại.
- Khám răng miệng định kì 4 – 6 tháng một lần.
7. Nhiệt miệng
Nhiệt miệng hay loét miệng là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp, gây ra bởi tình trạng viêm miệng gây khó khăn trong việc ăn uống và cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
*) Nguyên nhân:
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây loét miệng. Tuy nhiên, các yếu tố có thể gây nên tình trạng này có thể là liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, nhiễm độc, do ký sinh trùng, thiếu hụt chất dinh dưỡng… Ngoài ra tổn thương trong miệng có thể kể tới các nguyên nhân như:
- Đánh răng quá mạnh
- Tai nạn khi chơi thể thao
- Dùng các thức ăn quá nhạy cảm
- Thiếu vitamin B12, kẽm hoặc sắt
- Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
- Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực công việc
*) Dấu hiệu nhận biết:
Loét miệng có nhiều dấu hiệu nhận biết tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Trong đó phải kể đến các triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, hay cáu gắt, tê, chuột rút, cơ thể xanh xao hoặc thừa cân…
Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, tuy nhiên những đối tượng sau đây dễ bị mắc bệnh hơn: Người sống trong môi trường nhiệt đới, có chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
*) Điều trị:
Nhiệt miệng là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp, được điều trị bằng các biện pháp sau đây:
- Tự làm nước súc miệng với công thức: Baking soda, nước ép nha đam, nước ấm. Dùng nước này để súc miệng liên tục trong khoảng 10 giây, mỗi ngày một lần.
- Có thể chườm lạnh để giảm sưng đau bằng cách đặt viên đá nhỏ lên vị trí bị nhiệt miệng.
- Khi uống các loại trà túi lọc có thể dùng để túi lọc để đắp lên vết thương. Chất tannin có trong trà sẽ làm giảm đau và giảm viêm.
- Không ăn các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ để tránh làm bệnh trở nên nặng hơn.
- Nếu bị nhiệt miệng nặng, nên tìm đến các sĩ để được chỉ định các loại thuốc kháng sinh.
*) Phòng ngừa nhiệt miệng bằng cách nào?
- Duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các acid béo omega 3 có trong dầu cá, dầu oliu, cá hồi. Hạn chế sử dụng những thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo bão hòa để bảo vệ sức khỏe.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để làm giảm căng thẳng trong cuộc sống như: Yoga, thái cực quyền, thiền, hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
- Uống các loại nước ép trái cây có tác dụng thanh lọc cơ thể, đặc biệt là vào những ngày hè oi bức.
8. Răng khôn mọc lệch là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp
Răng khôn hay răng số 8 là tên gọi dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Những chiếc răng này thường chỉ xuất hiện ở những người trên 18 tuổi.
*) Nguyên nhân:
Vì là răng mọc sau cùng và vòm miệng của chúng ta không còn đủ chỗ để nó mọc nên răng khôn thường mọc lệch, xô nhau, chen chúc với những răng khác gây sưng, đau. Nhiều trường hợp còn bị tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp sẽ gây sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Nhiễm trùng, sưng, đau nhức, khít hàm…
*) Điều trị:
Răng khôn được chỉ định nhổ khi có dấu hiệu đau, sưng, viêm. Tuy nhiên, những trường hợp mọc răng khôn không đau cũng nên đi nhổ. Bởi hàm của chúng ta thường không đủ chỗ để răng khôn mọc, nên nó có xu hướng mọc chếch ra phía má, phía sau. Khi ăn hoặc nhai người bệnh thường cắn phải má, đồ ăn dễ bị mắc vào răng và gây khó khăn khi vệ sinh. Tình trạng này kéo dài dễ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm hơn.
Trước khi nhổ răng khôn, bệnh nhân sẽ được kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng, chụp X – quang toàn bộ hàm răng để kiểm tra vị trí chân răng, hướng mọc… Trường hợp bị đau, sưng hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để uống trước khi phẫu thuật vài ngày.
Bệnh nhân cũng được đo huyết áp, tốc độ đông máu… Nếu có vấn đề về tim mạch hoặc máu thì không nên nhổ răng khôn. Sau khi đã kiểm tra xong, bệnh nhân sẽ được nhổ răng với hình thức gây tê để làm giảm đau đớn. Các bác sĩ sau khi nhổ răng khôn cho bạn sẽ tư vấn cách chăm sóc tại nhà, hẹn lịch tái khám hoặc thời gian cắt chỉ nếu có.
Trên đây là các bệnh về răng miệng thường gặp và những thông tin cần biết. Mặc dù có nhiều bệnh lí khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu gây nên những bệnh trên là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng của mình bằng cách đánh răng thường xuyên. Đồng thời từ bỏ những thói quen xấu, súc miệng bằng nước muối thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!