Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Các mũi tiêm vacxin cho trẻ cách nhau bao lâu là tốt nhất?

Tiêm vacxin là việc làm cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và tránh mắc các bệnh lý truyền nhiễm. Vậy các mũi tiêm vacxin cho trẻ cách nhau bao lâu là tốt nhất? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Các mũi tiêm vacxin cho trẻ cách nhau bao lâu là tốt nhất
Thời gian tiêm phòng cho trẻ tùy thuộc vào từng loại thuốc tiêm.

Các mũi tiêm vacxin cho trẻ cách nhau bao lâu là tốt nhất?

Thời gian tiêm mũi vắc xin nhắc lại vô cùng quan trọng. Để đạt hiệu quả khi tiêm phòng, cha mẹ cần cho trẻ thực hiện đúng các mũi tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, giữa các mũi tiêm sẽ có khoảng thời gian nhất định để phát huy hết tác dụng của thuốc. Do đó, phụ huynh cần chú ý đến điều này để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Thực tế, khoảng cách giữa các mũi tiêm còn tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Theo nguyên tắc, 2 vắc xin sống giảm độc lực (vắc xin sởi, quai bị, rubella, vắc xin thủy đậu) có thể được tiêm cùng một thời điểm và ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm chủng. Trong trường hợp nếu không tiêm đồng thời, cha mẹ cần thực hiện với một khoảng cách tối thiểu là 4 tuần.

Riêng với những loại vắc xin bất hoạt (viêm gan B, viêm não mô cầu) phụ huynh có thể tiêm cho trẻ cùng một thời điểm hoặc cách nhau khoảng 2 tuần. Khoảng cách giữa các mũi tiêm đã được nhà sản xuất nghiên cứu và đưa ra dựa trên cơ sở khoa học nhất định. Điều này giúp đảm bảo được việc tiêm chủng có đủ nồng độ kháng thể để phòng bệnh.

Có thể thấy, vắc xin chỉ có khoảng cách tối thiểu và không có khoảng cách tối đa. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, cha mẹ nên cho trẻ tiêm những loại vắc xin phù hợp. Với vắc xin thủy đậu, những trẻ 13 tuổi trở lên nên tiêm mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1,5 tháng, trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm cách nhau tối thiểu 3 tháng. Riêng phụ nữ cần phải hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.

Làm gì khi quên lịch tiêm phòng cho trẻ?

Việc tiêm phòng đúng liều lượng, đúng thời gian và đúng loại thuốc là rất quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp cha mẹ quên lịch tiêm phòng cho con, tiêm vắc xin sai thời điểm hoặc tiêm không đủ liều vắc xin. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng đề kháng bệnh tật của trẻ. Nếu không thực hiện đúng lịch tiêm thì tác dụng của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian tiêm.

Các mũi tiêm vacxin cho trẻ cách nhau bao lâu là tốt nhất
Cha mẹ nên chú ý tiêm phòng cho trẻ đúng lịch.

Nếu chẳng may quên lịch tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để sớm lên kế hoạch tiêm vắc xin cho bé ngay thời điểm đó. Các bác sĩ sẽ nhanh chóng lên lịch và hướng dẫn bạn sớm tiêm phòng cho trẻ. Việc tiêm phòng cho bé với khoảng cách xa so với lịch sẽ làm giảm đi tác dụng của các loại vắc xin. Khi đó, trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh lý truyền nhiễm vì sức đề kháng của bé yếu.

Bên cạnh đó, nếu vắc xin trong chương trình tiêm phòng mở rộng hết hoặc tạm ngưng, phụ huynh cần liên hệ với những cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng cho trẻ. Cha mẹ không nên ngưng tiêm phòng cho bé trong khoảng thời gian dài. Điều này sẽ không phát huy hết tác dụng của vắc xin ở đợt tiêm lần trước. Đồng thời cơ thể cũng trở nên kháng thuốc, không đáp ứng thuốc và gây khó khăn cho những đợt tiêm phòng trong những lần tiếp theo.

Lịch tiêm chủng mở rộng theo quy định

Việc tiêm chủng của trẻ cần đảm bảo về thời gian và số lượng liều tiêm. Tất cả các bé đều phải thực hiện đúng lịch tiêm chủng mở rộng đã được quy định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh những căn bệnh truyền nhiễm có thể gặp phải. Theo quy định, lịch tiêm phòng mở rộng được thực hiện theo các mốc thời gian như sau:

Các mũi tiêm vacxin cho trẻ cách nhau bao lâu là tốt nhất
Phụ huynh cần tiêm đủ đủ liều vắc xin cho bé.
  • Trẻ sơ sinh: Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh cần tiêm vắc xin viêm gan mũi B, vắc xin BCG phòng ngừa bệnh lao.
  • Trẻ 2 tháng tuổi: Cho trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib mũi 1). Đồng thời cho trẻ uống vắc xin bại liệt lần 1.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi thứ 2 và uống vắc xin bại liệt lần 2.
  • Trẻ 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 3 và uống vắc xin bại liệt lần 3.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: cần tiêm vắc xin sởi mũi 1.
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi: Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản theo đúng lịch trình: Mũi thứ 2 cách mũi thứ 1 từ 7 – 14 ngày và mũi thứ 3 cách 1 năm so với thời điểm tiêm mũi thứ 2.
  • Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván mũi thứ 4 và tiêm vắc xin sởi – rubella.

Tùy thuộc vào từng lứa tuổi của trẻ, cha mẹ cần thực hiện tiêm chủng cho bé theo đúng quy định. Điều này rất cần thiết, giúp trẻ có thể phát triển bình thường về thể chất và trí não. Nhờ tiêm chủng vắc xin, trẻ em sẽ có được sức khỏe tốt, khả năng thích ứng với môi trường cao và ngăn ngừa hiệu quả việc mắc các bệnh truyền nhiễm.

Vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Bên cạnh những vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo đúng lịch trình, cha mẹ có thể tiêm cho bé vắc xin cần thiết có trong chương trình tiêm chủng dịch vụ. Những loại vắc xin này sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho trẻ. Sau khi tiêm, các bé sẽ tránh được một số căn bệnh và tăng cường sức đề kháng cơ thể tốt hơn. Cụ thể các loại vắc xin như sau:

  • Vắc xin phòng thủy đậu: tiêm từ tháng thứ 12
  • Vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu
  • Vắc xin MMR ngừa sởi, rubella, quai bị
  • Vắc xin phòng viêm gan A
  • Vắc xin phòng dại
  • Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: uống khi trẻ 6 – 24 tuần tuổi (Rotarix)
  • Vắc xin phòng cúm
  • Vắc xin phòng thương hàn

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được: Các mũi tiêm vacxin cho trẻ cách nhau bao lâu là tốt nhất? Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức cần thiết về việc tiêm phòng cho bé. Bên cạnh đó, phụ huynh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để lên lịch tiêm vắc xin cụ thể cho trẻ. Tuyệt đối không được tự ý dời lịch hoặc tiêm phòng các loại thuốc khác nhau cho trẻ mà không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ.

Cùng chuyên mục

Tiêm vacxin bạch hầu cho trẻ cần lưu ý gì?

Bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay. Trẻ mắc phải bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng xấu và...

Wonder week tuần khủng hoảng ở trẻ là những thời điểm trẻ cực kỳ nhõng nhẽo hay cáu gắt

Wonder Week – Tuần khủng hoảng ở trẻ và thông tin cần biết

Wonder Week tuần khủng hoảng ở trẻ là thuật ngữ mà hầu như các bậc cha mẹ có con nhỏ hiện nay ít nhiều đã từng nghe qua. Trong giai...

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Top 10 loại trà lợi sữa tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng

Sử dụng trà lợi sữa là một trong những biện pháp giúp tăng tiết sữa mẹ, cải thiện tình trạng mất sữa và thiếu sữa. Ngoài tác dụng lợi sữa,...

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Trà lợi sữa Hipp có tốt không? Giá bao nhiêu?

Không ít bà mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề về tuyến sữa gây ra tình trạng tắc sữa, sữa ít hoặc chất lượng sữa không đảm bảo....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn