Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

12 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Tận Gốc

Trồng răng Implant có đau không? Giá bao nhiêu tiền?

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant

Quy trình trồng răng Implant chuẩn nhất hiện nay

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

4 Cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng hiệu quả nhất

Tình trạng răng hô hay còn được gọi là răng vẩu gây ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ và độ hài hòa của cả khuôn mặt. Dù là hô nặng hay hô nhẹ đều khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống và khi giao tiếp. Đối với những người bị hô nhẹ mà không muốn niềng thì phải làm sao? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về tình trạng răng hô

Răng hô là gì?

Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, nó là một dạng hàm phát triển lệch làm sai khớp cắn, trong đó tương quan sai lệch giữa hàm trên và hàm dưới có tỷ lệ không đạt chuẩn, hàm trên nhô ra quá mức so với hàm dưới.

Giới thiệu các cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng
Răng hô nhẹ là tình trạng răng mọc theo chiều hướng nhô ra ngoài nhẹ thay vì mọc thẳng ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt

Những người có hàm răng hô thường có khuôn mặt không cân đối, kém hài hòa giữa các bộ phận, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và gây ra những khó khăn cho việc ăn nhai, hậu quả là gây ra những tác động gián tiếp đến hệ tiêu hóa, thậm chí nếu răng hô liên quan đến bệnh lý nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Còn trường tình răng hô nhẹ là những chiếc răng không mọc theo chiều thẳng đứng mà nó mọc đưa về phía trước và chỉ ở mức độ nhẹ. Nếu như không quan sát kỹ thì rất khó để phát hiện có đang bị hô hay không. Cách nhận biết có bị hô nhẹ hay không bạn chỉ cần nhìn theo góc nghiêng, như vậy sẽ để lộ ra điểm không cân xứng của hàm răng. Chỉ cần thấy hướng mọc của răng không thẳng mà hơi nhô và chia ra ngoài là có thể biết được.

Răng hô có mấy loại?

Theo các chuyên gia thì răng hô được chia làm 3 loại đó là hô do răng, hô do hàm hoặc hô do cả hàm và răng.

  • Răng hô do răng: Là tình trạng răng mọc lệch chìa ra quá mức so với hàm dưới, khiến cho cung răng hàm trên bị hẹp vào bên trong và dẫn đến bị hô.
  • Răng hô do hàm: Đây là tình trạng bị hô do xương hàm phát triển lệch. Chỉ cần một trong hai hàm bị phát triển quá mức hơn hàm còn lại hoặc cả hai hàm cùng phát triển quá mức so với cấu trúc xương toàn khuôn mặt.
  • Răng hô do hô răng kết hợp hô hàm: Trường hợp này còn được gọi là răng hô hỗn hợp, tình trạng này rất phức tạp. Khi gặp phải tình trạng này bạn cần phải tiến hành thăm khám và điều trị khắc phục tại cơ sở nha khoa bằng các phương pháp niềng răng, bọc răng sứ hoặc phẫu thuật chỉnh nha cho phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng hô

Theo các nghiên cứu thì răng hô là do 2 nguyên nhân chính gồm:

 Do di truyền

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết những người bị hô bẩm sinh đều liên quan đến yếu tố di truyền từ người thân như ông bà, cha mẹ…Bởi thông thường, tỷ lệ giữa xương hàm trên và xương hàm dưới không cân xứng khi trẻ vừa sinh, nhưng đến khi trẻ trưởng thành thì tình trạng này sẽ được khắc phục.

Còn nếu do di truyền thì khi xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới kém phát triển sẽ gây hô vĩnh viễn.

Do các thói quen xấu

Hướng dẫn cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng
Những thói quen xấu từ khi còn nhỏ có thể khiến răng trẻ bị hô khi trưởng thành

Một số các nguyên nhân thứ phát thường gây ra hô đó là xuất phát từ những thói quen xấu như trẻ con hay mút tay, ngậm núm vú giả nhiều, có thói quen đẩy lưỡi…và gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng và xương khi trẻ trưởng thành.

4 Cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng răng

Sau khi đã xác định được nguyên nhân khiến răng bị hô, bạn cũng sẽ xác định được cách khắc phục sao cho phù hợp nhất. Đối với những trường hợp bị hô nhẹ và áp dụng các cách chữa răng hô tại nhà hầu như sẽ phù hợp với những đối tượng trẻ em từ 6 – 12 tuổi.

Bởi lúc này, cấu trúc xương hàm của trẻ chưa hoàn toàn phát triển hoàn thiện nên việc điều chỉnh khá dễ dàng. Nếu kiên trì thực hiện thì chỉ cần khoảng 3 – 4 tháng sẽ đạt được những hiệu quả nhất định.

Cách 1: Chỉnh răng hô bằng cách dùng tay đẩy răng

Chỉnh răng hô bằng cách dùng tay đẩy răng là phương pháp giúp cải thiện tình trạng răng hô vừa đơn giản, vừa tiết kiệm.

Cách này được thực hiện như sau, dùng lực ở ngón trỏ và đẩy răng vào phía trong, thực hiện cách này liên tục trong vòng 15 phút mỗi ngày. Thực hiện liên tục không bỏ ngày nào, chủ yếu tập trung vào những răng cửa hàm sẽ đạt được kết quả khả quan.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp xương hàm và răng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, phương pháp này không được các chuyên gia đánh giá cao. Ngoài ra, nếu lực đẩy răng của ngón tay quá mạnh hay vượt kiểm soát sẽ dễ dàng gây ra hậu quả xấu.

Cách 2: Mẹo chỉnh răng hô bằng cách dùng lưỡi đẩy

Một số cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng
Mẹo chữa răng hô nhẹ không cần niềng bằng cách dùng lưỡi hoặc tay đẩy nhẹ răng vào phía trong

Cũng giống như cách 1, cách này cũng dựa trên nguyên lý tác động lực để điều chỉnh răng lệch. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, đó là sử dụng lưỡi để bao trọn toàn bộ hàm răng trên. Sau đó, sử dụng lực vừa đủ để kéo răng về phía trong. Cách này có thể áp dụng bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu, càng thực hiện nhiều thì hiệu quả kéo chỉnh răng càng cao.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ phù hợp với trẻ em dưới 12 tuổi vì răng chưa hoàn thiện và hô nhẹ. Còn những trường hợp bị hô nặng thì hoàn toàn không có tác dụng vì lực kéo của lưỡi là chưa đủ lớn, thậm chí có thể khiến lưỡi bị sưng, đau rát, tuyến nước bọt bị sưng do thực hiện quá nhiều lần.

Cách 3: Cách chỉnh răng hô bằng cách mím môi

Chỉnh hô bằng cách mím môi là một mẹo được nhiều người truyền tai nhau. Nó khá phù hợp với những đứa trẻ có biểu hiện hô nhẹ và răng hàm chưa phát triển hoàn thiện.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện ngay tại nhà. Hãy hướng dẫn trẻ thường xuyên mím môi hoặc phát âm từ mắm để giúp đẩy răng từ từ nhẹ nhàng vào trong tự nhiên mà lại an toàn cho trẻ.

Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các mẹo khác thì cách này hoàn toàn không có tác dụng với những trường hợp bị hô nặng hay do hô bẩm sinh từ nhỏ đến lớn.

Cách 4: Cách chỉnh răng hô bằng dụng cụ niềng răng tháo lắp

Niềng răng có mắc cài khiến nhiều người e ngại vì sợ ảnh hưởng đến việc ăn nhai và thẩm mỹ, tự ti khi cười. Do đó, đối với những trường hợp bị hô nhẹ có thể áp dụng việc niềng răng bằng dụng cụ tháo lắp, có thể linh hoạt về thời gian sử dụng, không bắt buộc đeo khay niềng liên tục.

Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng để chữa hô nhẹ, khi ngậm dụng cụ niềng răng trong nhiều tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ và để qua đêm sẽ giúp đạt được hiệu quả chỉnh răng an toàn mà không mất nhiều chi phí.

Dụng cụ niềng răng bao gồm 2 máng nhựa được thiết kế với hình dạng và kích thước vừa vặn với khuôn hàm. Bạn có thể dễ dàng tháo lắp mỗi khi không cần thiết sử dụng và vệ sinh sạch sẽ.

Những cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng
Sử dụng khay niềng có thể tháo lắp được là cách giúp chỉnh răng hô khá hiệu quả mà không cần mất thời gian vài năm để niềng răng mắc cài

Cách thực hiện như sau:

  • Sát khuẩn dụng cụ khay niềng bằng nước nóng
  • Đeo dụng cụ vào răng trước khi đi ngủ và để qua đêm, sáng tỉnh dậy thì tháo ra.
  • Hoặc có thể đeo khay niềng vào ban ngày khoảng 7 – 8 tiếng.
  • Những khi nào không cần đeo khay niềng thì cần vệ sinh khay niềng và bảo quản ở nơi sạch sẽ, khô ráo, tránh nhiệt độ cao, độ ẩm.

Cách này có tác dụng tương đối hiệu quả hơn những cách ở trên, tuy nhiên nó cũng chỉ phù hợp với những trường hợp bị hô nhẹ hoặc trẻ từ 6 – 12 tuổi có cấu trúc răng chưa hoàn thiện.

Tuy nhiên, cách này có một nhược điểm nữa đó là các niềng răng tháo lắp khi tự ý mua tại các hiệu thuốc Tây mà không theo chỉ định của bác sĩ rất dễ khiến cho răng bị lệch và sai khớp cắn, lâu ngày sẽ khiến cho cấu trúc mặt bị lệch.

Các cách chữa răng hô triệt để bằng các kỹ thuật nha khoa

Theo đánh giá của các chuyên gia thì hầu hết các cách chữa răng hô tại nhà chỉ phù hợp đối với trẻ em, vì cấu trúc răng và hàm của trẻ còn chưa hoàn thiện hết. Còn đối với người lớn, để chữa răng hô một cách triệt để có thể áp dụng các cách sau:

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ chính là giải pháp chỉnh răng không cần niềng hiệu quả, giúp khắc phục tình trạng răng hô, mọc lệch lạc nhanh chóng, không mất nhiều thời gian như phương pháp niềng răng.

Để áp dụng phương pháp này, nha sĩ sẽ mài răng hô cho nhẵn, kích thước vừa phải để bọc sứ lại. Mão sứ có hình dạng giống răng thật khớp với toàn hàm để điều chỉnh sự sai biết về hướng mọc của răng.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là gây xâm lấn ít nhiều đến răng thật. Ngoài ra, các chỉnh răng bớt hô này không thể duy trì vĩnh viễn, chỉ trong một thời gian nhất định mão sẽ dễ bị bong rụng và cần tiến hành mọc mão lại.

Phẫu thuật chỉnh hàm hô

Chỉnh răng hô bằng cách phẫu thuật hàm thường áp dụng cho những trường hợp bị hô nặng nhưng không muốn niềng răng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng các loại dụng cụ nha khoa chuyên dụng cắt chỉnh xương hàm, điều chỉnh sao cho cân đối. Sau đó, sẽ định vị khớp cắn lại bằng mini vít nên rất an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Gợi ý cách chữa răng hô nhẹ không cần niềng
Hãy thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được khám và tư vấn cách khắc phục tình trạng hô nhẹ phù hợp

Ưu điểm của phương pháp này chính là đem lại hiệu quả nhanh chóng, không để lại sẹo do vết mổ được thực hiện bên trong khoang miệng. Chỉ mất từ 2 – 4 tiếng thời gian phẫu thuật là bạn sẽ có một hàm răng mới, đẹp.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp bị hô do xương hàm. Phương pháp này đòi hỏi phải có trang thiết bị, máy móc hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao và chi phí cũng khá đắt nên khiến nhiều người không thể tiếp cận với phương pháp này.

Tóm lại, chữa răng hô nhẹ không cần niềng răng là phương pháp chỉ phù hợp với trẻ em hoặc những phương pháp y khoa dành cho người lớn. Tốt nhất bạn nên tiến hành thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để được tư vấn cách khắc phục phù hợp với từng trường hợp.

Cùng chuyên mục

Niềng răng mắc cài sứ: Ưu điểm và chi phí thực hiện

Niềng răng mắc cài sứ (niềng sứ) là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là mắc cài có màu sắc tương...

Niềng răng mắc cài mặt trong: Ưu nhược điểm và chi phí

Niềng răng mắc cài mặt trong (niềng răng mắc cài mặt lưỡi) là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung gắn vào mặt trong của răng...

Niềng răng mắc cài kim loại có tốt không? Giá bao nhiêu?

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống mắc cài được từ hợp kim niken - titanium để điều chỉnh răng về vị...

Khi niềng răng, có nhiều vấn đề cần lưu ý

Niềng răng mắc cài tự buộc (tự khóa) là gì? Có ưu và nhược điểm gì?

Niềng răng mắc cài tự buộc được cải tiến từ phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống, khắc phục được nhược điểm của kỹ thuật niềng...

Những điều cần biết về phương pháp niềng răng

Niềng răng là gì? Có đau không? Quy trình và lưu ý

Tình trạng răng mọc lệch, mọc khấp khểnh, vẩu, hô…đều là những vấn đề chẳng ai muốn xảy ra với bản thân. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin...

So sánh bọc răng sứ và dán sứ veneer

Bọc răng sứ và dán sứ Veneer cái nào tốt hơn?

Hiện nay, bọc răng sứ và dán sứ Veneer đang là hai phương pháp phục hình và thẩm mỹ răng phổ biến. Cả hai phương pháp đều giúp đem đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn