5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu bạn nên biết
Nội Dung Bài Viết
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả. Vậy thì vì sao có thể dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm? Cách thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những vấn đề này.
Vì sao có thể chữa thoát vị địa đệm bằng ngải cứu?
Ngải cứu còn được gọi bằng những tên khác như ngải diệp, nhả ngải hay cây thuốc cứu đâu. Đây là một loại cây quen thuộc đối với chúng ta. Nó không chỉ được dùng như một loại rau để chế biến thành các món ăn khác nhau mà ngải cứu còn là vị dược liệu được sử dụng để chữa bệnh.
Trong các bài thuốc dân gian xưa, nó đã được dùng để an thai, điều kinh, trị đau bụng, các bệnh xương khớp… Trong đó chữa thoát vị đĩa đệm là phương đã được áp dụng từ lâu, mang lại hiệu quả tốt. Sở dĩ ngải cứu có thể chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bởi lẽ:
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có mùi thơm đặc trưng, vị đắng, tính ấm,có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, ôn kinh tán hàn, chống viêm, điều hòa khí huyết, giảm đau.
Các ghi chép của y học hiện đại cũng cho thấy, loại dược liệu này có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên, các cinelo, dehydro matricaria este, thuyon… Chúng sẽ làm giảm các cơn đau nhức thần kinh. Bên cạnh đó, trong sách y học của Tuệ Tĩnh có ghi chép lại ngải cứu chứa khoảng 0,2-0,34% tinh dầu. Nó sẽ giúp các cơn đau nhức cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống.
Chính vì vậy chúng ta có thể dùng ngải cứu trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả của bài thuốc, nên kết hợp ngải cứu với các nguyên liệu khác.
5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu đơn giản, hiệu quả
Để làm giảm các cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn có thể áp dụng những bài thuốc dưới đây:
1. Đắp ngải cứu và muối hạt trị thoát vị đĩa đệm
Đây được xem là bài thuốc chữa bệnh từ ngải cứu đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng mang đến tác dụng tốt. Bệnh nhân có thể áp dụng theo cách sau:
Chuẩn bị:
- 1 bó ngải cứu
- 1 nắm muối hạt
- 1 chiếc khăn mỏng
Cách thực hiện:
- Đem ngải cứu rửa sạch, để ráo.
- Bắc chảo lên bếp, cho ngải cứu và muối hạt vào để rang nóng. Tiếp theo, dùng một chiếc khăn mỏng để bọc ngải cứu và muối hạt vào rồi chườm lên vùng lưng.
- Nên thực hiện trước lúc đi ngủ để mang đến tác dụng tốt. Đồng thời, cần chú ý đến nhiệt độ của bọc thuốc, tránh để bị bỏng.
2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và giấm gạo
Ngoài cách đắp ngải cứu và muối hạt, kết hợp ngải cứu và giấm gạo để xoa bóp vùng lưng cũng là phương pháp mang đến hiệu quả tốt. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 300g lá ngải cứu
- 200ml giấm gạo
Các bước tiến hành:
- Lá ngải cứu rửa sạch, đem giã nát cho vào nồi nhỏ
- Đổ giấm gạo vào rồi đun lên cho nóng.
- Sau đó, cho hỗn hợp vừa đun vào một miếng vải sạch rồi chườm lên vị trí bị đau trong khoảng 15 phút.
- Để đem đến hiệu quả tốt nhất, trong quá trình chườm nên xoa bóp nhẹ nhàng lên vị trí bị đau. Điều này sẽ giúp các hoạt chất có trong thuốc thẩm thấu tốt hơn, vì thế mà hiệu quả cũng được tăng lên đáng kể.
- Áp dụng bài thuốc khoảng 2 – 3 lần/tuần, kiên trì một thời gian sẽ thấy các cơn đau nhức được giảm bớt.
3. Kết hợp ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi trị thoát vị đĩa đệm
Nếu chưa biết dùng ngải cứu trị thoát vị đĩa đệm như thế nào cho hiệu quả, người bệnh nên kết hợp nó với vỏ bưởi và vỏ chanh. Bởi trong thành của bưởi và chanh có những chất làm tăng tuần hoàn, tốt cho hệ thần kinh. Sau đây là bài thuốc chữa bệnh từ ngải cứu, vỏ bưởi và vỏ chanh:
Chuẩn bị:
- 200g lá ngải cứu khô
- 2 vỏ bưởi khô
- 1 kg vỏ chanh khô
- 2 lít rượu trắng
Cách làm:
- Đem cả ngải cứu, vỏ bưởi, vỏ chanh khô cho vào chảo, bắc lên bếp để sao vàng.
- Tiếp theo, cho chúng vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu trắng, đậy nắp kín. Đặt bình thuốc ở nơi khô thoáng khoảng 1 tháng là có thể sử dụng.
- Mỗi ngày, người bệnh rót ra 1 ly rượu thuốc để uống. Kiên trì áp dụng khoảng 1 – 2 tháng sẽ thấy các triệu chứng đau lưng, đau vai gáy được giảm hẳn.
4. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong
Từ lâu mật ong đã được biết đến là nguyên liệu có nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Quan trọng hơn, mật ong chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Đặc biệt, mật ong chứa các vitamin nhóm B tốt cho hệ thần kinh. Chính vì thế, khi được kết hợp với ngải cứu sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh.
Bài thuốc này được tiến hành như sau:
Chuẩn bị:
- 300g lá ngải cứu tươi
- 3 thìa mật ong nguyên chất
Các bước thực hiện:
- Ngải cứu đem đi rửa thật sạch, để ráo, giã nát.
- Cho mật ong vào, trộn đều rồi lọc bỏ bã, thu lấy nước cốt.
- Chia lượng nước cốt mật ong vừa thu được thành 2 lần dùng mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong khoảng 15 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
5. Ngâm nước lá ngải cứu trị bệnh
Đây cũng là cách chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu đơn giản, dễ thực hiện. Với bài thuốc này, bệnh nhân chỉ cần thực hiện theo cách sau đây:
Chuẩn bị:
- 1 bó lá ngải cứu lớn
- 2 thìa muối hạt
- 1 cái chậu lớn
Các bước thực hiện:
- Ngải cứu đem nhặt bỏ lá bị hỏng, rửa sạch, cho vào nồi rồi đun sôi lên với khoảng 2 lít nước.
- Khi thấy nước đã sôi được khoảng 10 phút, cho muối hạt vào để đun cùng.
- Sau đó, đổ nước lá ngải cứu ra chậu, chờ cho nguội bớt thì cho 2 chân vào để ngâm trong khoảng 15 phút.
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngâm chân trong nước này trước lúc đi ngủ sẽ thấy các cơn đau do bệnh gây ra giảm hẳn.
Một vài lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Dùng ngải cứu trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp an toàn, đơn giản lại tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để bảo đảm bài thuốc mang lại hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:
- Người bệnh cần kiên trì áp dụng các bài thuốc thường xuyên và trong thời gian dài. Bởi vì những cách chữa bệnh từ dân gian nói chung thường không mang lại hiệu quả mau chóng. Nó cần thời gian để dưỡng chất thẩm thấu và phát huy tác dụng từ từ. Do đó, nếu không kiên trì thì khó đạt được hiệu quả.
- Mặc dù an toàn nhưng bệnh nhân cũng không nên ăn hoặc uống nước ngải cứu quá nhiều trong thời gian ngắn. Bởi vì dược tính của loại dược liệu này rất cao, nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng co thắt ruột, buồn nôn, rối loạn nhịp tim.
- Những bài thuốc từ ngải cứu thường chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng bệnh, ít khi trị được dứt điểm. Do đó, tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám để được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn từ bác sĩ.
- Nếu cơ thể đang mắc các bệnh như gan, thận, dị ứng, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc điều trị trên.
- Sau khi sử dụng các bài thuốc mà thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy mau chóng đến các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, bệnh thoát vị đĩa đệm có mau chóng được cải thiện hay không còn tùy thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bên cạnh những điều trên, bệnh nhân cũng cần lưu ý thêm một số điều sau đây:
- Nên bổ sung thêm cho cơ thể các thực phẩm giàu omega-3, canxi, vitamin… Tránh ăn những đồ ăn ngọt, thức ăn nhanh, các đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… để bảo vệ sức khỏe.
- Khi đang bị các bệnh xương khớp, người bệnh không nên mang vác vật nặng. Tránh ngồi ghế mề hoặc quá êm vì nó sẽ làm tăng áp lực lên các đĩa đệm cột sống. Các cơn đau cũng do đó mà tăng lên.
- Nếu đứng, không nên còng lưng. Hãy cố gắng giữ cho cột sống luôn được thẳng.
- Không nên cúi gập người hoặc ưỡn lưng, xoay, vặn người để gây tổn hại đến cột sống.
Trên đây là 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu bạn có thể tham khảo. Đây là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản dễ thực hiện đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau đớn, hạn chế vận động của bệnh nhân mà nếu không điều trị sớm, nó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, hãy thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị sớm nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!