Công dụng giảm ngứa, trị viêm da cơ địa của hành hoa ít ai ngờ
Nội Dung Bài Viết
Hành hoa (hành lá) là vị thuốc có tác dụng giải độc, diệt khuẩn, thông khí, điều hòa kinh mạch,… Trong dân gian, người xưa đã sử dụng hành hoa để chữa trị bệnh viêm da cơ địa. Bài viết này giới thiệu một số cách chữa bệnh viêm da cơ địa đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
Tác dụng của hành hoa đối với bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu phổ biến. Đây là căn bệnh viêm da nội sinh và mạn tính. Bệnh có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn ấu thơ của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh được cho là di truyền từ các thế hệ trước. Bệnh không có tính lây lan, không tồn tại virus truyền bệnh. Sở dĩ người ta thường gọi bệnh viêm là cơ địa là căn bệnh mạn tính vì bệnh sẽ tái phát nhiều lần trong đời.
Những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm da cơ địa là:
- Da xuất hiện mẩn ngứa, sưng đỏ, đau rát;
- Da bị khô ráp, bị bong vảy;
- Da xuất hiện mụn nước;
- Càng cọ gãi, đám mẩn ngứa càng lan rộng.
Khi bị viêm da cơ địa, mẩn ngứa đau rát là điều khiến người bệnh khó chịu. Mẩn ngứa gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt trong cuộc sống và làm mất đi tính thẩm mỹ.
Bệnh viêm da cơ địa là căn bệnh không thể điều trị tận gốc. Y khoa chỉ có thể điều trị triệu chứng, làm cho bệnh thuyên giảm tạm thời. Hiện nay, một số phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa thường được áp dụng đó là điều trị bằng thuốc Tây, điều trị bằng thuốc y học cổ truyền,… Điều trị viêm da cơ địa bằng các bài thuốc Nam, các bài thuốc dân gian cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng.
Khi bị viêm da cơ địa, nhiều người đã dùng hành hoa để điều trị. Đây là một phương pháp chữa viêm da cơ địa trong dân gian, đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và không tốn kém nhiều chi phí.
Hành hoa (tên khoa học: Allium fistulosum) là loài thực vật thân thảo, mọc thành bụi, có rễ chùm, thân cây có màu xanh lục, có hoa màu trắng. Hành hoa còn được gọi với nhiều tên khác như hành ta, hành lá, hành hương,… Cách gọi này dùng để phân biệt với hành tây (onion), một giống hành có củ to, đến từ nước ngoài.
Hành hoa là một loại gia vị quen thuộc đối với bữa ăn của người Việt. Hành hoa cho thức ăn có mùi thơm hơn, kích thích khứu giác, vị giác và thị giác. Thành phần hóa học chủ yếu của hành hoa là nước (86,8%). Các thành phần còn lại trong hành hoa là: canxi, phospho, chất béo, chất sắt, chất xơ, protein, kali,…
Trong Đông y, hành hoa là một vị thuốc có tính ấm, có khả năng điều hòa kinh mạch, điều hòa tạng phủ, thông khí, thông huyết,… Từ đó, hành được ứng dụng để chữa nhiều chứng bệnh như: cảm mạo phong hàn, mụn nhọt, ngạt mũi, động thai ra máu, cảm sốt nhức đầu, bí tiểu, viêm khớp,…
Hiện nay, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh tác dụng chữa trị viêm da cơ địa của hành hoa. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, hành hoa có chứa nhiều chất kháng sinh như allinsufit, allin, galantin, acid malic,… giúp diệt khuẩn, giải độc. Có lẽ vì khả năng diệt khuẩn vốn có của hành hoa, nên người xưa đã sử dụng loại cây thuốc này để điều trị viêm da cơ địa.
Cách dùng hành hoa chữa viêm da cơ địa
1. Bài thuốc ngâm rửa
Chuẩn bị:
- 100 – 200g lá hành hoa tươi;
- Một ít muối hột (muối biển);
- Nước sạch.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Loại bỏ lá úa và phần rễ của cây hành. Rửa sạch lá hành, để cho ráo nước.
- Bước 2: Đặt nấu một nồi nước sạch trên bếp. Cho muối hột vào nước sôi.
- Bước 3: Thái nhỏ hành, sau đó cho hành vào nước sôi, đun chín hành thì tắt bếp.
- Bước 4: Cho nước hành hoa ra thau sạch, chờ cho nước nguội bớt. Người bệnh dùng nước hành hoa để ngâm vùng da đang bị viêm.
- Bước 5: Sau khi ngâm vùng da bị viêm trong khoảng 15 phút, người bệnh rửa lại với nước sạch.
2. Tắm bằng nước hành hoa
Trong trường hợp bị viêm da cơ địa ở nhiều vùng trên cơ thể, người bệnh có thể áp dụng phương pháp tắm bằng nước nấu hành hoa để điều trị. Các nguyên liệu gồm có: 400g hành hoa, muối hột.
Người dùng nấu nước bằng nồi lớn, cho hành hoa thái nhỏ và muối hột vào nồi. Sau khi hành hoa chín, người dùng cho nước ra thau chậu lớn, hòa thêm một ít nước mát để nước nguội bớt để tắm.
Lưu ý, người bệnh nên tắm bằng nước ấm, không nên tắm bằng nước quá nóng, có thể làm tổn thương da.
3. Ăn hành tươi
Bên cạnh phương pháp điều trị tại chỗ, người bệnh viêm da cơ địa cũng có thể áp dụng cách ăn hành lá để hỗ trợ điều trị. Hành lá có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Các chất kháng sinh tự nhiên trong hành lá giúp đẩy lùi chứng ngứa ngáy khó chịu trên da.
Người bệnh có thể luộc hành tươi, ăn như một món rau luộc hoặc ăn hành cùng với các loại món ăn khác (canh súp, phở, trứng rán,…).
Những lưu ý khi sử dụng hành hoa chữa viêm da cơ địa
Khi áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa bằng hành hoa, người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau:
- Trước khi áp dụng các bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ hành hoa, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa;
- Trong quá trình áp dụng bài thuốc, nếu thấy bất kỳ triệu chứng lạ nào xuất hiện, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khai báo;
- Thận trọng khi dùng bài thuốc hành hoa để chữa viêm da cơ địa cho trẻ nhỏ;
- Không nên lạm dụng hành hoa để chữa viêm da cơ địa, cần dùng với liều lượng vừa phải;
- Hiệu quả của bài thuốc này chưa được khoa học kiểm chứng;
- Không nên tự ý bỏ thuốc Tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Bên cạnh phương pháp dùng hành hoa/hành lá để chữa viêm da cơ địa, người bệnh cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc vùng tổn thương trên da đúng cách. Điều này sẽ giúp mẩn ngứa mau chóng được cải thiện, thuyên giảm.
Một số biện pháp phòng tránh viêm da cơ địa tái phát
Bệnh viêm da cơ địa là căn bệnh mạn tính, dễ tái phát nhiều lần trong đời. Do đó, người bệnh cần thực hiện những biện pháp sau đây đề phòng ngừa bệnh tái phát:
- Tắm gội hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên cơ thể;
- Tắm bằng nước ấm để tránh làm kích ứng da, kích ứng vùng da đang bị viêm;
- Chọn dùng xà phòng, sữa tắm an toàn cho da, phù hợp với da;
- Uống nước đầy đủ hàng ngày để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giúp da không bị khô;
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên chọn ăn các loại thực phẩm như trái cây tươi (táo, nho, dâu, đào, lê, thanh long,…), ngũ cốc, thịt nạc, rau củ tươi,…
- Tránh tiêu thụ các loại thức ăn, thực phẩm khiến cho cơ thể dễ bị dị ứng như: thịt bò, thịt gà, thức ăn nhiều dầu mỡ,… Tránh dùng bia rượu, thuốc lá,…;
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để da không bị khô ráp;
- Mặc quần áo dài để giữ ấm khi trời trở lạnh. Vào mùa hè, người bệnh nên chọn mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, có chất liệu vải thông thoáng để tránh rôm sảy, mẩn ngứa,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!