7 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả, dễ làm
Nội Dung Bài Viết
Áp dụng các cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà giúp giảm viêm đau và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp hỗ trợ không thể thay thế cho điều trị y tế. Bởi ở giai đoạn này, tình trạng nhiễm trùng đã tiến triển nặng, tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng.
7 Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà rất dễ áp dụng
Viêm lợi có mủ là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm lợi. Khi mới phát, mô lợi thường chỉ bị sưng viêm và kích ứng nhẹ. Tuy nhiên nếu không sớm xử lý và điều trị thì hại khuẩn có thể phát triển mạnh khiến cho mô nướu bị tổn thương nặng, ứ mủ và rỉ dịch.
Tình trạng viêm lợi có mủ thường không thể tự thuyên giảm bằng các giải pháp chăm sóc đơn giản. Để kiểm soát bệnh, cần sớm tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, song song với các phương pháp điều trị y tế, người bệnh vẫn có thể áp dụng các cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà để hỗ trợ thêm. Đây là giải pháp đơn giản giúp làm sạch khoang miệng, giảm viêm đau và giảm mùi khó chịu.
Dưới đây là 7 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà rất hiệu quả và dễ áp dụng:
1. Chườm đá chữa viêm lợi có mủ tại nhà
Bệnh viêm lợi có mủ thường gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng viêm ở mức độ nặng. Điều này ngoài gây khó chịu thì còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Đặc biệt khi cơn đau nhức kích hoạt vào ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây khó ngủ, mất ngủ.
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể chườm đá lên phần má phía bên ngoài mô nướu bị sưng viêm. Nhiệt độ lạnh có tác dụng làm co các mạch máu ở mô nướu và gây tê tạm thời. Từ đó giúp làm giảm phần nào mức độ đau nhức và sưng viêm. Đây là giải pháp đơn giản, dễ áp dụng, an toàn và cho hiệu quả nhanh chóng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 2 – 3 viên đá lạnh bọc trong túi vải
- Chườm trực tiếp lên vùng má bên ngoài mô nướu bị sưng viêm
- Mỗi lần chườm kéo dài khoảng 20 phút
- Tuyệt đối không chườm quá lâu bởi có thể gây bỏng lạnh
- Thực hiện đều đặn khoảng 2 – 3 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau tốt hơn
2. Chữa viêm lợi có mủ bằng cách ngậm nước muối
Ngậm nước muối ấm là cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà rất dễ áp dụng. Như đã đề cập, viêm lợi có mủ thường gây ra các triệu chứng đau nhức răng, sưng viêm và chảy máu mô nướu. Khi gặp phải các triệu chứng này thì ngậm nước muối ấm là giải pháp hữu hiệu để cải thiện.
Nước muối ấm có đặc tính sát trùng, tiêu viêm và giảm đau rất tốt. Hơn nữa, nhiệt độ ấm từ nước muối còn mang đến cảm giác dễ chịu, làm giảm tình trạng ê buốt răng một cách hiệu quả. Có thể áp dụng cách ngậm nước muối ấm 2 – 3 lần/ ngày sau khi chải răng. Hoặc cũng có thể thực hiện ngay khi bùng phát cơn đau.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1/2 thìa cà phê muối biển cùng 300ml nước ấm
- Cho muối vào nước ấm rồi khuấy đều cho tới khi tan hết muối
- Chia nước muối ấm làm 2 – 3 phần bằng nhau
- Mỗi lần ngậm 1 phần nước muối ấm vài phút
- Sau đó súc miệng khoảng một vài phút nữa để làm giảm đau nhức răng
3. Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng nha đam
Nha đam (lô hội) là thảo dược tự nhiên quen thuộc được dùng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, đây cũng là nguyên liệu có thể tận dụng để hỗ trợ khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm lợi có mủ.
Hỗn hợp các Anthraquinon trong nha đam có chứa các thành phần hoạt chất giúp chống viêm, giảm đau. Đồng thời còn ngăn chặn sự xâm nhập của một số vi khuẩn như Aloin và Emodin. Với khả năng làm dịu và dưỡng ẩm hiệu quả, gel nha đam sẽ làm giảm nhanh chóng tình trạng sưng đau và nóng rát mô nướu bị tổn thương.
Hơn nữa, trong nha đam còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các enzyme có tác dụng thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương mô nướu. Đồng thời giúp hỗ trợ nâng cao thể trạng và tăng cường chức năng đề kháng cho răng miệng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, cắt bỏ vỏ rồi rửa nhiều lần cho sạch. Lấy phần thịt màu trắng cắt thành lát mỏng. Sau đó đắp trực tiếp lên phần mô nướu bị tổn thương. Sau 5 – 7 phút thì nhổ ra và dùng nước sạch súc miệng lại.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 – 2 lá nha đam tươi, cắt bỏ vỏ và rửa thật sạch. Để ráo phần thịt nha đam rồi cho vào máy xay nhuyễn với 1 chút nước sạch. Chia nước nha đam thành nhiều phần. Dùng để ngậm và súc miệng sau khi chải răng.
4. Sử dụng gừng tươi trị viêm lợi có mủ
Nếu đang tìm hiểu các nguyên liệu chữa viêm lợi có mủ tại nhà hữu hiệu thì không nên bỏ qua gừng tươi. Gừng tươi có vị cay nồng và tính ấm với tác dụng tiêu viêm, hoạt huyết và giảm đau rất hiệu quả. Nhờ đó mà sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm lợi có mủ.
Đặc biệt, các nghiên cứu còn phân tích thấy trong gừng chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao. Nhất là b-zingiberen và geraniol giúp làm giảm sưng viêm và đau nhức rất tốt. Hơn nữa còn ức chế được các hại khuẩn để giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi đem rửa sạch rồi giã nát. Sau đó đắp trực tiếp lên phần mô nướu bị tổn thương. Ngậm chặt miệng khoảng 15 phút rồi nhổ gừng ra và súc miệng lại.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 nhánh nhỏ gừng tươi, rửa sạch rồi giã nát. Thêm vào 150ml nước ấm khuấy đều. Dùng nước gừng ấm để súc miệng khoảng 30 giây sau khi đánh răng.
5. Hướng dẫn dùng lá trầu không chữa viêm lợi có mủ
Chữa viêm lợi có mủ bằng lá trầu không là mẹo đơn giản được áp dụng phổ biến. Cách chữa này tận dụng dược tính tự nhiên của lá trầu không để khắc phục các triệu chứng do bệnh viêm lợi có mủ gây ra.
Lá trầu không là thảo dược có vị cay nồng và tính ấm với tác dụng tán phong hàn, tiêu viêm, chỉ thống và lợi nước bọt. Với công năng đa dạng, lá trầu không ngoài được dùng chữa viêm lợi có mủ thì còn đáp ứng với các bệnh nha khoa khác. Điển hình như viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng, viêm quanh chân răng…
Ngoài được ghi nhận theo kinh nghiệm dân gian thì tác dụng chữa viêm lợi có mủ của lá trầu còn được chứng minh trên cơ sở khoa học. Phân tích từ dược lý hiện đại cho thấy, lá trầu không chứa nhiều Menthol, Chavicol, Cineol, Tannin,… Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Riêng Menthol và Eugenol còn có đặc giảm đau tại chỗ, làm mát và gây tê.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không rửa sạch rồi để ráo. Đun sôi 400ml nước, vò nhẹ lá trầu thả vào đun thêm vài ba phút. Chờ nước sắc nguội rồi cho làm 2 – 3 phần bằng nhau. Dùng nước này để súc miệng khoảng vài phút.
- Cách 2: Chuẩn bị 2 lá trầu không non rửa sạch rồi để ráo. Sau đó giã nát lá trầu rồi đắp trực tiếp lên mô nướu tổn thương. Giữ nguyên vài phút rồi nhả bã và dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch.
6. Chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa cũng là nguyên liệu tự nhiên quen thuộc có thể tận dụng để chữa bệnh viêm lợi có mủ. So với các loại tinh dầu khác, dầu dừa có chứa hàm lượng acid béo, các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất nhiều hơn.
Acid lauric trong dầu dừa có hiệu quả kháng sinh mạnh. Sau khi được hấp thu, acid béo này sẽ chuyển hóa thành monolaurin giúp kháng khuẩn rất tốt. Hơn nữa, các thành phần trong dầu dừa còn giúp làm giảm hình thành mảng bám trên mặt nhai và trong kẽ răng.
Như đã biết, dầu dừa có tác dụng làm dịu niêm mạc và dưỡng ẩm rất tốt. Do đó sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề và chảy máu mô nướu. Ngoài ra, việc dùng dầu dừa đúng cách còn giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chải răng và súc miệng sạch sẽ. Lấy 1 lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên mô nướu và răng bị đau nhức. Giữ nguyên khoảng 10 phút rồi dùng nước ấm súc miệng lại. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày.
- Cách 2: Dùng 5 – 10ml dầu dừa pha loãng với 1 ít nước ấm. Súc miệng khoảng 30 giây sau khi chải răng. Nêu dùng lưỡi đảo dầu dừa tới các mô nướu bị viêm. Áp dụng 2 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt nhất.
7. Cách dùng mật ong trị viêm lợi có mủ
Mật ong không chỉ là thực phẩm giàu dưỡng chất mà còn được dùng như một loại vị thuốc tự nhiên. Mật ong có đặc tính dưỡng ẩm, làm dịu, tiêu viêm, sát trùng và thúc đẩy làm lành niêm mạc. Do đó nguyên liệu này được dân gian sử dụng phổ biến trong chữa bệnh viêm lợi có mủ.
Thành phần Hydrogen peroxide trong mật ong có tác dụng ức chế hại khuẩn trong khoang miệng và làm giảm viêm hiệu quả. Polyphenol có tác dụng giảm sưng viêm và đẩy nhanh tốc độ làm sạch mô nướu. Còn Pinocembrin lại có khả năng làm tăng độ bền mạch máu. Từ đó làm giảm tình trạng chảy máu mô nướu do bệnh viêm lợi có mủ.
Ngoài ra, trong mật ong còn chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao khác. Điển hình như Defensin đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng kháng sinh mạnh. Bên cạnh đó, nhiều loại vitamin và khoáng chất trong mật ong còn giúp nâng cao sức đè kháng và thể trạng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Làm sạch răng miệng, dùng khăn mềm thấm khô vùng nướu răng bị sưng viêm. Sau đó dùng 1 ít mật ong nguyên chất thoa lên. Giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút rồi dùng nước ấm súc miệng lại. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày sau khi chải răng.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 thìa mật ong nguyên chất cùng 1/4 thìa cà phê bột quế. Trộn đều 2 nguyên liệu này lại với nhau. Dùng bàn chải lấy hỗn hợp để chải răng nhẹ nhàng. Sau đó súc miệng lại với nước ấm.
Lưu ý khi chữa viêm lợi có mủ tại nhà
Các mẹo chữa viêm lợi có mủ tại nhà thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá lành tính và an toàn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các giải pháp này có thể mang lại cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần cẩn trọng và chú ý đến một số thông tin sau:
- Viêm lợi có mủ là giai đoạn nặng của bệnh viêm lợi nên các mẹo chữa tại nhà không thể đáp ứng hoàn toàn. Do đó cần chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị y tế.
- Tuyệt đối không được lạm dụng hay quá phụ thuộc vào các mẹo chữa tại nhà mà bỏ qua điều trị y tế. Tình trạng này có thể khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
- Đối với các loại thảo dược tự nhiên cần ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng trước khi sử dụng. Việc dùng thảo dược không đảm bảo có thể làm nặng thêm nhiễm trùng và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
- Chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng nhẹ nhàng 2 lần/ ngày. Đồng thời kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng để loại bỏ hết thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Nên ưu tiên dùng các loại thức ăn mềm, lỏng, tránh ăn các món khô cứng, khó nhai để làm giảm áp lực cho cung hàm. Từ đó tránh gây đau nhức mô nướu khi nhai.
- Kiêng ăn các loại đồ cay nóng, có chứa nhiều đường, gia vị. Chúng có thể gây đau rát và khiến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Bài viết đã chia sẻ 7 cách chữa viêm lợi tại nhà rất đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, như đã đề cập, các giải pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, tránh lạm dụng hay phụ thuộc hoàn toàn. Tốt nhất nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị y tế kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!