Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Để bệnh rối loạn tiền đình nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, người bệnh cần có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Vậy cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Tìm hiểu quy trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Tìm hiểu quy trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là người ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Những triệu chứng của bệnh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi… không chỉ làm cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày mà khi không chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, điều trị dứt điểm bệnh là điều vô cùng quan trọng.

Bên cạnh việc điều trị nội khoa, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách và cũng cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Điều này không những giúp bệnh mau được chữa lành mà còn tránh được nguy cơ mắc bệnh trở lại. Vậy cách phòng ngừa và cách chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

1. Tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ

Thông thường, bệnh nhân bị rối loạn tiền đình sẽ được kê các đơn thuốc để sử dụng. Việc dùng thuốc không đúng thời gian và liều lượng và thời gian có thể khiến cơ thể mắc phải các tác dụng phụ. Vì vậy, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc để điều trị mà hãy tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình gồm có:

  • Nếu chóng mặt do dây thần kinh tiền đình, Ccác loại thuốc chống viêm sẽ được chỉ định. Cụ thể là thuốc glucocorticoid có chứa methylprednisolon.
  • Trong các trường hợp bị rối loạn tiền đình cấp tính, các loại thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn đến bộ phận tiền đình sẽ được chỉ định và thường được dùng lâu dài. Cụ thể là:Thuốc betahistin, almitrin – raubasin…
  • Các loại thuốc dùng để hỗ trợ điều chỉnh suy giảm chức năng tiền đình gồm có: Thuốc piracetam, ginkgo biloba…

2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình, giúp bệnh mau được chữa lành hơn. Vì vậy, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình nên thực hiện. Cụ thể nên sử dụng các thực phẩm sau đây:

*) Thực phẩm giàu Folate:

Ăn uống lành mạnh là một trong những cách chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình
Ăn uống lành mạnh là một trong những cách chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn các loại hạt như hướng dương, đậu phộng; các loại đậu; rau có màu xanh đậm như măng tây, bông cải xanh, đậu bắp, súp lơ; trái cây tươi… Những thực phẩm này đều chứa nhiều acid folic giúp hạn chế tình trạng mất cân bằng ở người cao tuổi. Sở dĩ có được khả năng này là bởi lẽ acid folic có thể sửa chữa được các khiếm khuyết tồn tại trong hệ thống tiền đình.

*) Các loại thực phẩm giàu vitamin D, C, B6…

  • Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D có tác dụng khắc phục được tình trạng xơ cứng tai. Đây là triệu chứng thường gặp ở những người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, sữa, cá, các loại ngũ cốc … sẽ rất tốt cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Bổ sung thêm vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng nếu bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ kiểm soát được bệnh tốt hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên ăn nhiều các loại trái cây như cà chua, bưởi, chanh, đu đủ, rau cải…
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B6: Nếu cơ thể thiếu vitamin B6, hệ tiền đình sẽ bị ảnh hưởng, các triệu chứng chóng mặt, đau đầu sẽ xuất hiện. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân cần bổ sung thêm vitamin B6 bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm như: Khoai lang, bí ngô, các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, chuối, táo, cam, thịt gà, cá…

*) Uống nhiều nước:

Đây là một cách vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình. Nó sẽ giúp các quá trình trao đổi chất trong cơ thể hoạt động tốt, đồng thời tăng cường lưu thông máu đến não.

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, có những thực phẩm không tốt mà người bị rối loạn tiền đình nên tránh. Cụ thể như:

  • Không sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chứa nhiều đường, các đồ ăn được chế biến sẵn.
  • Tránh sử dụng rượu bia. Bởi các chất có trong những đồ uống này sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, từ đó gây nên các cơn đau đầu.
  • Không dùng thực phẩm, đồ uống có chất kích thích như cafein vì chúng sẽ làm tăng các cơn ù tai cho bệnh nhân.
  • Không nên ăn mặn, thay vào đó hãy ăn nhạt hơn so với người bình thường.

Bệnh nhân cũng có thể chế biến các món ăn tốt cho tiền đình để dùng thường xuyên. Dưới đây là một số món ăn vừa dễ làm vừa bổ dưỡng nên thử:

*) Óc heo hấp lá ngải cứu:

Thường xuyên ăn món óc heo hấp ngải cứu là cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình
Thường xuyên ăn món óc heo hấp ngải cứu là cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình
  • Chuẩn bị một cái óc heo, một bó lá ngải cứu tươi, một ít rau diếp cá.
  • Đem óc heo đi rửa sạch, gỡ bỏ hết các mạch máu lớn rồi trần qua nước sôi.
  • Rau ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ.
  • Rau diếp cá rửa sạch, ngâm với nước muối loãng .
  • Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, xếp óc heo và ngải cứu vào tô rồi đem hầm cách thủy chừng 40 phút. Khi sắp tắt bếp, cho thêm lá diếp cá vào.
  • Cho ra tô và ăn nóng.

*) Óc heo, mộc nhĩ đen:

  • Chuẩn bị một bộ óc heo, 15g mộc nhĩ đen, rượu vang, các loại gia vị cần thiết.
  • Đem mộc nhĩ ngâm trong nước lạnh chừng 15 phút, sau đó rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào nồi, xào khoảng 30 phút với một muỗng dầu thực vật. Thêm rượu vang, gia vị vừa ăn và chút nước sôi.
  • Óc heo rửa sạch, cho vào nồi mộc nhĩ, thêm một bát nước nhỏ rồi đun sôi trong khoảng 40 phút nữa. Khi thấy óc heo đã chín là có thể tắt bếp, cho ra tô và ăn nóng. Có thể thêm hạt tiêu hoặc các gia vị khác vào.

*) Óc heo trộn trứng gà:

  • Chuẩn bị 2 quả trứng gà, một bộ óc heo, lá húng lũi.
  • Óc heo rửa sạch, loại bỏ hết các mạch máu. Rau húng rửa sạch, thái nhỏ.
  • Chuẩn bị một cái tô lớn, đập trứng vào. Sau đó cho thêm óc heo, lá húng vào đánh nhuyễn.
  • Bắc chảo lên bếp, cho thêm dầu ăn, sau đó đổ hỗn hợp vừa làm vào để chiên.
  • Mỗi ngày ăn một lần, kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày để mang lại kết quả tốt nhất.

2. Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình bằng việc xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
Phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình bằng việc xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Bên cạnh chế độ ăn uống, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý cũng là việc nên làm. Sau đây là một số điều người bệnh nên thực hiện:

  • Khi nằm ngủ không nên gối cao đầu. Điều này sẽ giúp tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn, từ đó làm giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
  • Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Nếu là nhân viên văn phòng, khoảng sau 1 – 2 tiếng hãy đứng dậy và đi lại thay đổi góc nhìn để giữ thăng bằng cho cơ thể.
  • Nếu cảm thấy mình đang bị chóng mặt, đi đứng không vững thì nên ngồi xuống hoặc đứng im một lúc.
  • Người bệnh rối loạn tiền đình nên hạn chế trèo cao hoặc lái xe.
  • Nên ngủ đủ giấc, ít nhất là tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya.
  • Xoa nắn vùng thái dương, mát xa mặt thường xuyên có thể làm giảm được triệu chứng.
  • Nơi thư giãn, phòng ngủ thoáng mát, không gian nhẹ nhàng, không để đèn chói sáng quá mức.
  • Tập các bài tập vận động nhẹ để tăng cường sự lưu thông của tuần hoàn máu.

3. Chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình bằng mẹo chữa bệnh từ dân gian

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể áp dụng các cách chữa dân gian. Phương pháp này sẽ hỗ trợ làm giảm triệu chứng, giúp bệnh mau khỏi, đặc biệt có tác dụng tốt đối với người mới mắc bệnh hoặc mắc bệnh nhẹ. Dưới đây là một số cách phòng và chữa bệnh loạn tiền đình bằng tự nhiên có thể tham khảo và áp dụng:

*) Day ấn huyệt:

Dùng tay xoa bóp, ấn vào huyệt ấn đường nằm giữa 2 lông mày, các huyệt hợp cốc, tam âm giao, nội quan… Mỗi lần nên ấn từ 5 – 10 phút. Cách day ấn huyệt này mang lại hiệu quả vô cùng tốt trong việc làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.

*) Ngâm chân bằng nước nóng:

Đây cũng là cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiểu đường đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm rồi ngâm chân vào mỗi tối, trước đi ngủ. Nó sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

*) Tự xoa bóp:

Trong trường hợp đang bị chóng mặt, đau đầu, bệnh nhân có thể dùng tay để xoa bóp vùng sau gáy, vùng trán, vùng đỉnh đầu, hai bên ổ mắt. Cứ thực hiện chừng 15 – 20 phút sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm. Trình tự thực hiện như sau:

  • Xoa trán
  • Xoa sau gáy
  • Xoa hai ổ mắt
  • Xoa đỉnh đầu
  • Xoa và đánh trống mang tai

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tập vẩy tay hoặc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày để tuần hoàn máu lưu thông được tốt hơn.

4. Tập các bài tập thể dục hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Cần chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình đúng cách để bệnh mau khỏi
Cần chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình đúng cách để bệnh mau khỏi

Không chỉ giúp bệnh mau khỏi mà tập thể dục còn là một trong những cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả. Bệnh nhân nên thực hiện các bài tập dưới đây:

*) Tập lắc lư hai bên:

Bệnh nhân đứng ở tư thế thẳng người, áp sát vào gần vách tường. Hai chân chụm sát vào nhau, hai tay buông thẳng sát vào cơ thể, 2 mắt nhắm lại thật chặt. Thực hiện động tác này trong khoảng 30 giây, sau đó mở mắt.

Nếu muốn nâng mức độ của bài tập, thay vì để hai tay buông thẳng xuống, bạn có thể nâng 2 tay thẳng về phía trước sao cho tạo thành đường thẳng song song với mặt đất.

*) Bài tập lắc lư trước sau:

  • Đứng thẳng người, sau đó 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay buông thẳng.
  • Bệnh nhân từ từ ngả người ra trước rồi ra sau một cách nhẹ nhàng sao cho trọng lượng cơ thể dồn xuống ngón chân và gót chân. Lưu ý là không được để gót chân và ngón chân rời khỏi sàn. Thực hiện sao cho vai và hông không di chuyển cùng nhau. Lưng thẳng, không khom. Giữ tư thế này trong vòng 20 phút rồi quay trở lại tư thế ban đầu.
  • Mỗi lần lặp lại khoảng 20 nhịp. Nếu mới tập, cố gắng tập chầm chậm, sau đó nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Lúc đầu mắt nhắm, sau đó thì nhắm mắt lại.

*) Bài tập dậm chân tại chỗ:

Sau khi kết thúc một bài tập, bệnh nhân nên dậm chân tại chỗ, thả lỏng cơ thể. Động tác dậm chân cũng tương tự như hành quân trong quân đội. Thực hiện khoảng 3 phút.

*) Thường xuyên tập các bài tập yoga:

Những bài tập yoga có tác dụng khắc phục nhanh chóng các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình như ù tai, chóng mặt, đi đứng không vững… Đặc điểm chung của những bài tập này là chú trọng vào nhịp thở. Vì vậy, không khí bên ngoài sẽ được đưa vào bên trong cơ thể, giúp não bộ có đủ lượng oxy để cung cấp đến các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó, các hoạt động của não bộ được điều hòa trở nên bình thường.

Trên đây là những cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình. Có bệnh thì phải chữa là điều đương nhiên. Nhưng chỉ phụ thuộc vào việc điều trị nội khoa sẽ khiến bệnh lâu khỏi và dù đã được chữa khỏi thì cũng có nguy cơ tái phát. Chính vì thế, áp dụng các biện pháp phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình phù hợp sẽ giúp tránh được những nguy cơ trên cho bản thân.

Cùng chuyên mục

Bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình từ bạch quả

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra nhiều triệu chứng phiền toái như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai. Đa số bệnh nhân đều gặp phải...

Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y và những điều cần lưu ý

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y được chia thành 2 thể bệnh là “thực chứng” và “hư chứng”. Tùy thuộc vào cấp độ, nguyên nhân gây bệnh mà...

Món óc heo hấp ngải cứu có thể giúp cải thiện trí nhớ, làm giảm các triệu chứng đau đầu chóng mặt

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Rối loạn tiền đình có thể được hỗ trợ điều trị bằng nhiều phương pháp như điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y, điều trị bằng các phương pháp...

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em

Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở người trung niên hoặc cao tuổi, người căng thẳng tâm lý, thường xuyên phải làm việc với máy tính nhưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn