Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

7 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu – Khỏi Không Cần Thuốc

Có nhiều cách trị nhiệt miệng cho bà bầu rất đơn giản, hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ và áp dụng đúng cách để nhận được kết quả như mong đợi. Bài viết sẽ gợi ý 7 mẹo được áp dụng phổ biến nhất.

cách trị nhiệt miệng cho bà bầu
Tìm hiểu các cách trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả cho bà bầu

Vì sao bà bầu dễ bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là thuật ngữ đề cập đến sự xuất hiện của một hay nhiều vết lở nhỏ dạng chấm tròn ở rìa trong của miệng, lưỡi hoặc phần nướu răng. Tình trạng này có thể gặp phải ở mọi đối tượng, trong đó rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Theo nhận định của các chuyên gia, thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu bị nhiệt miệng. Hơn nữa, trong thời gian mang thai, các mẹ bầu còn thường xuyên ăn nhiều chất đạm và chất béo. Ngoài gây nóng trong người và ảnh hưởng hệ tiêu hóa thì còn khiến niêm mạc miệng bị nung đốt. Từ đó gây nên các vết loét và tổn thương niêm mạc trong khoang miệng.

Bên cạnh đó, nhiệt miệng khi mang thai còn có thể liên quan tới các yếu tố sau:

  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Thiếu hụt dưỡng chất như acid folic, vitamin B12, kẽm…
  • Stress, căng thẳng kéo dài
  • Ăn quá nhiều đồ cay nóng
  • Vừa trải qua điều trị nha khoa
  • Dùng các loại thuốc giảm đau

Tình trạng nhiệt miệng khiến cho bà bầu gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Điển hình là gây đau rát, nhất là khi ăn uống hay khi đánh răng. Ngoài ra, nhiều người còn bị sốt, nóng rát vùng lưỡi và miệng, hơi thở có mùi khó chịu…

7 Cách trị nhiệt miệng cho bà bầu đơn giản, hiệu quả

Việc tìm hiểu các giải pháp giảm đau và chữa nhiệt miệng an toàn là vấn đề được rất nhiều bà bầu quan tâm. Bởi thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, nếu áp dụng các giải pháp điều trị không phù hợp, mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề rủi ro ngoại ý.

Dưới đây là 7 cách trị nhiệt miệng cho bà bầu an toàn, hiệu quả và được áp dụng phổ biến:

1. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Ngoài dùng để chăm sóc da, tóc và sử dụng trong ẩm thực thì dầu dừa còn được tận dụng để chữa nhiệt miệng. Đặc biệt đây là nguyên liệu rất lành tính và an toàn cho phụ nữ mang thai.

Trong dầu dừa có lượng lớn acid lauric có tác dụng giảm đau, giảm sưng và chống viêm rất tốt. Hơn nữa, các acid béo lành mạnh trong dầu dừa còn có tác dụng làm dịu niêm mạc và thúc đẩy tốc tộ chữa lành tổn  thương.

chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa
Có thể sử dụng dầu dừa để trị nhiệt miệng cho bà bầu theo nhiều cách khác nhau

Hướng dẫn thực hiện:

  • Buổi sáng: Sau khi vệ sinh sạch sẽ khoang miệng thì lấy 1 lượng dầu dừa nhỏ ngậm trong miệng. Dùng lưỡi để massage cho niêm mạc miệng bị tổn thương. Sau 30 phút thì nhổ dầu dừa ra và dùng nước ấm súc miệng lại.
  • Buổi tối: Trước khi đi ngủ lấy tăm bông nhúng vào 1 ít dầu dừa. Lau khô vết nhiệt miệng rồi chấm dầu dừa lên. Nhẹ nhàng xoa đều để dầu dừa thẩm thấu vào niêm mạc bị tổn thương.

2. Cách dùng nha đam trị nhiệt miệng cho bà bầu

Nha đam cũng là nguyên liệu lành tính và an toàn cho bà bầu có thể tận dụng để chữa nhiệt miệng. Gel nha đam chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính tốt nên sẽ giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà tình trạng nhiệt miệng gây ra.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, gel nha đam có tính mát với khả năng gây tê, làm dịu niêm mạc và giảm đau mạnh mẽ. Từ đó sẽ giúp làm giảm các tình trạng sưng viêm, đau nhức ở các vết nhiệt miệng. Ngoài ra, trong gel nha đam còn chứa các thành phần vitamin, khoáng chất và các chất oxy hóa giúp thúc đẩy nhanh chóng hơn tốc độc chữa lành tổn thương niêm mạc.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Lấy nha đam tươi đem rửa sạch rồi xay hoặc ép thành nước. Sau đó pha loãng với nước ấm rồi dùng để súc miệng sau mỗi lần đánh răng và vệ sinh khoang miệng.
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem gọt vỏ rồi rửa nhiều lần cho sạch. Sau đó cắt thành từng lát mỏng rồi đắp lên vết nhiệt miệng. Giữ nguyên khoảng 5 phút rồi lấy ra.
  • Cách 3: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, gọt vỏ rồi rửa sạch. Ép phần thịt lấy gel để bôi vào những vị trí bị nhiệt miệng. Bôi gel nha đam nhiều lần trong ngày để nhận được kết quả tốt.

3. Dùng mật ong chữa nhiệt miệng khi mang thai

Theo ghi nhận từ các tài liệu y học cổ truyền, mật ong là nguyên liệu có vị ngọt và tính ấm với nhiều tác dụng quý. Đặc biệt, có thể tận dụng nguyên liệu này để chữa nhiệt miệng cho phụ nữ mang thai. Đây là giải pháp hiệu quả, lành tính và đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Do đó có thể giúp hỗ trợ làm giảm các vết lở loét, tổn thương ở niêm mạc miệng. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và ngăn ngừa các vết loét bị viêm nhiễm hay lan rộng.

mật ong chữa nhiệt miệng
Dùng mật ong chữa nhiệt miệng là mẹo lành tính, an toàn cho phụ nữ mang thai

Hơn nữa, trong mật ong có chứa lượng lớn Hydroperoxide. Hoạt chất này có tác dụng khử trùng mạnh mẽ và thúc đẩy vết thương nhanh lành tới hơn 90%. Mật ong còn có nhiều thành phần dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng và hạn chế tình trạng nhiệt miệng tái phát về sau.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó dùng tăm bông thấm vào mật ong rồi thoa lên vết loét nhiệt miệng. Giữ nguyên trong 3 – 5 phút rồi dùng nước ấm súc miệng lại.
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất pha chung với 100ml nước ấm. Ngậm nước mật ong trong miệng khoảng vài phút rồi từ từ nuốt. Cuối cùng, dùng nước sạch để súc miệng lại.

4. Súc miệng bằng nước muối

Dùng nước muối ấm để súc miệng là cách trị nhiệt miệng được áp dụng rất phổ biến. Muối là nguyên liệu tự nhiên quen thuộc có khả năng kháng khuẩn và sát trùng mạnh mẽ. Hơn nữa, nguyên liệu này còn rất an toàn và phù hợp khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp làm sạch khoang miệng và loại bỏ các loại vi khuẩn có hại. Đặc biệt, nước muối ấm còn có tác dụng làm giảm đau nhức và sát trùng cho các vết nhiệt miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương niêm mạc.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê muối biển đem hòa trong 150ml nước ấm
  • Khuấy đều lên cho muối tan hoàn toàn
  • Sử dụng nước muối vừa pha để súc miệng trong khoảng 30 giây
  • Sau đó ngậm 1 ít nước muối ấm pha loãng trong khoảng 60 giây rồi nhổ ra
  • Thực hiện 2 lần/ ngày vào thời điểm sau khi đánh răng xong

5. Cách dùng giấm táo trị nhiệt miệng cho bà bầu

Giấm táo là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình. Ngoài sử dụng trong ẩm thực thì giấm táo còn rất đa năng, được dùng với nhiều mục đích khác. Trong đó, rất nhiều bà bầu đã tận dụng giấm táo để làm nguyên liệu chữa trị nhiệt miệng.

Hàm lượng acid axetic trong giấm táo rất dồi dào có tác dụng ức chế hoạt động của các loại hại khuẩn. Từ đó giúp duy trì hệ vi sinh vật trong khoang miệng khỏe mạnh và hỗ trợ vết nhiệt miệng mau lành.

chữa nhiệt miệng cho bà bầu
Bà bầu có thể dùng giấm táo pha loãng để súc miệng sau khi đánh răng

Giấm táo là nguyên liệu lành tính và rất dễ sử dụng. Ngoài trộn chung với rau củ trong các món salad để ăn thì bà bầu có thể sử dụng giấm táo để pha loãng rồi súc miệng. Cách làm này vừa cho hiệu quả tốt lại rất dễ thực hiện.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thìa giấm táo pha vào 250ml nước
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi dùng giấm táo để súc miệng
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt nhất
  • Tuyệt đối không súc miệng bằng giấm táo chưa pha loãng

6. Súc miệng bằng Baking Soda

Baking Soda có tính kiềm nên có khả năng trung hoa các acid trong khoang miệng. Đồng thời hỗ trợ tiêu diệt bớt các loại hại khuẩn để hệ vi sinh trong khoang miệng được cân bằng.

Dùng Baking Soda để pha nước súc miệng ngoài giúp làm sạch khoang miệng thì còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nhiệt miệng. Đặc biệt là thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương tại niêm mạc.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 thìa cà phê bột Baking Soda
  • Hòa tan bột Baking Soda với 100ml nước ấm
  • Sử dụng nước này để súc miệng sau khi đánh răng
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt nhất

7. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc mang lại nhiều tác dụng tốt trong việc hỗ trợ vết loét miệng nhanh lành. Từ đó rút ngắn thời gian bị nhiệt miệng. Hoa cúc được ghi nhận là có tác dụng chống viêm, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc và giảm đau hiệu quả.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã phân tích thấy trong hoa cúc có chứa nhiều thành phần hoạt chất dược tính cao. Phải kể đến như adenin, cholin, vitamin A, B1, acid amin… với khả năng kháng viêm và giảm đau hiệu quả.

Đặc biệt, trà hoa cúc không chứa caffeine nên bà bầu có thể thoải mái sử dụng vào thời điểm trước giờ đi ngủ. Nhiều hoạt chất trong trà hoa cúc còn có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ. Đồng thời hạn chế sự kích hoạt của các triệu chứng nhiệt miệng khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

uống trà hoa cúc chữa nhiệt miệng
Uống trà hoa cúc giúp bà bầu thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 5 – 7 bông hoa cúc khô rửa sạch rồi để ráo nước
  • Sau đó cho vào ấm pha trà, thêm vào 1 ít nước sôi nóng để tráng qua ấm rồi đổ nước đi
  • Tiếp tục thêm vào 200ml nước sôi nóng hãm trong khoảng 30 phút
  • Uống trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày, nên ngậm vài phút trước khi nuốt

Phụ nữ mang thai có thể uống trà hoa cúc nhưng cần tiêu thụ lượng hoa cúc vừa phải. Chỉ sử dụng 15g hoa cúc hoặc ít hơn để tránh các rủi ro ngoại ý. Ngoài cách uống trà hoa cúc thì bà bầu có thể giã nhuyễn hoa cúc tươi để pha nước súc miệng. Hoặc có thể sử dụng túi lọc trà hoa cúc để đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng.

Một số lưu ý cho bà bầu khi bị nhiệt miệng

Ngoài việc áp dụng các cách chữa trị nhiệt miệng thì bà bầu nên chú ý tạo cho mình các thói quen tốt. Điều này giúp hỗ trợ quá trình điều trị và góp phần ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.

Các vấn đề cần chú ý bao gồm:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (khoảng từ 2 – 2.5 lít). Ngoài nước lọc nên uống thêm các loại nước ép từ rau củ quả tươi. Bà bầu không nên uống rượu bia, cà phê, trà đặc và các thức uống đóng chai.
  • Tránh tiêu thụ các loại đồ cay nóng hay thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên bổ sung rau xanh, cà chua, sữa chua, cá loại đậu, trái cây tươi…
  • Sau khi đánh răng nên súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối ấm.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà cơ thể cần. Đặc biệt là vitamin B12.
  • Kiểm soát tốt căng thẳng, dành thời gian cho hoạt động thể chất hằng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trường hợp bị nhiệt miệng kéo dài không thuyên giảm khi áp dụng các mẹo chữa tại nhà thì nên chủ động tìm gặp bác sĩ.

Trên đây là thông tin về 7 cách trị nhiệt miệng cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Trường hợp việc điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả thì nên chủ động thăm khám bác sĩ. Tuyệt đối không được chủ quan bởi các tổn thương niêm mạc không được chữa trị có thể bị viêm nhiễm và lan tỏa rộng.

Cùng chuyên mục

5 Cách Trị Nhiệt Miệng Trong 1 Ngày – Đảm Bảo Hết

Áp dụng một số cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi những cơ đau nhức, sưng tấy, khó chịu do...

Sử dụng củ cải cũng là một trong những phương pháp chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp, hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng nhưng bệnh thường liên quan đến các yếu tố như tổn thương răng...

Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiệt Miệng Phải Làm Sao Khắc Phục?

Hiện nay, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng ngày càng tăng nhanh. Những vết loét nhỏ màu trắng, đỏ hình thành ở niêm mạc miệng, khiến các bé...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn