10 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả
Nội Dung Bài Viết
Dùng mật ong, súc miệng bằng nước củ cải, dùng nước ép cà chua… là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Vậy những cách chữa này được thực hiện như thế nào? Cần lưu ý gì không? Cùng tìm hiểu rõ hơn về các thông tin này thông qua bài viết dưới đây.
10 cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn và hiệu quả
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương vì hệ miễn dịch còn yếu, thường hay bị các vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Trong đó, nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở đối tượng này. Vì đây là bệnh thường gặp nên các phụ huynh có thể áp dụng các cách trị nhiệt miệng cho trẻ tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả. Vậy chữa loét miệng cho con bằng cách nào?
1. Dùng mật ong chữa nhiệt miệng
Theo một số nghiên cứu cho thấy mật ong có khả năng ức chế, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm gây hại. Từ đó làm cho vết thương chóng lành, những triệu chứng của nhiệt miệng vì thế mà được trị khỏi. Các mẹ chỉ cần chữa bệnh cho trẻ bằng mật ong theo cách sau:
- Chuẩn bị lọ mật ong nguyên chất, lấy một ít cho ra chén.
- Rửa sạch tay, sau đó dùng 1 ngón tay để chấm mật ong và bôi lên vị trí bị nhiệt miệng cho con.
- Áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi bệnh của con khỏi hẳn.
- Không dùng mật ong để chữa loét miệng cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh gây ngộ độc.
2. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ bằng bột sắn dây
Theo Đông y, sắn dây có tính bình, vị ngọt mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Do đó nó có nhiều công dụng khác nhau như làm đẹp da, chống ngứa, kích thích tăng vòng 1, hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, giải khát và chống đói… đặc biệt chữa bệnh nhiệt niệng cho trẻ bằng bột sắn dây là phương pháp an toàn, hiệu quả.
Nếu chưa biết con bị nhiệt miệng phải làm sao, các mẹ có thể pha bột sắn dây cho con uống theo cách sau:
- Chuẩn bị 1 – 2 muỗng canh bột sắn dây, thêm chút đường và nước sôi nóng.
- Cho bột sắn dây vào ly nước nóng, khuấy đều lên để sắn dây không bị vón cục.
- Thêm chút đường vào để tạo vị ngọt dễ uống hơn.
- Khi thấy nước đã nguội thì cho con uống. Mỗi ngày áp dụng 1 – 2 lần, sau vài ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.
3. Bài thuốc trị nhiệt miệng từ lá húng quế
Húng quế có chứa chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống lão hóa. Theo các ghi chép của Đông y , húng quế là loại dược liệu có vị cay, mùi thơm, tính ấm, giúp kích ứng sự hấp thụ, thoát mồ hôi, mát máu, lợi tiểu, giảm đau. Bởi vậy nó có thể ngăn ngừa được một số bệnh ung thư, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm… Do đó, khi chưa biết đâu là cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, các phụ huynh có thể sử dụng loại dược liệu này bằng cách sau:
- Mỗi lần lấy 2 – 3 lá húng quế, rửa sạch.
- Cho con nhai và nuốt nước. Nếu khó dùng, các mẹ có thể nghiền nát ra, đắp lên vùng bị loét miệng.
- Thực hiện vài lần mỗi ngày, các cơn đau sẽ giảm đi và vết loét trong miệng nhanh chóng được lành lại.
4. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong và củ nghệ
Không chỉ có mật ong, nghệ cũng thường được dùng để chữa nhiều bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi… và cả nhiệt miệng. Sở dĩ có thể dùng nghệ trị bệnh là bởi nó chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, đặc biệt là hoạt chất Curcumin.
Do đó khi kết hợp nghệ vàng và mật ong với nhau, hiệu quả chữa trị nhiệt miệng sẽ tăng lên. Các phụ huynh có thể áp dụng cách chữa này như sau:
- Chuẩn bị tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất. Nếu không có sẵn tinh bột nghệ, có thể dùng củ nghệ tươi rửa sạch, giã nhuyễn.
- Sau đó trộn nghệ và mật ong với nhau để tạo thành hỗn hợp nhuyễn.
- Dùng hỗn hợp vừa thu được để bôi trực tiếp lên vùng bị nhiệt miệng.
- Kiên trì áp dụng cách này từ 1 – 2 lần trong vòng vài ngày, các dấu hiệu của loét miệng sẽ được giảm đi đáng kể.
Với bài thuốc này, chị em cũng không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi vì nó có thể gây kích ứng.
5. Cho con súc miệng bằng nước ấm và muối
Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị viêm do vi khuẩn hoặc do những tác nhân khác gây ra. Do đó, để bệnh mau khỏi, bé cần súc miệng bằng nước muối để loại bỏ hết những vi khuẩn và các thức ăn sót lại trong khoang miệng. Do đó, hãy pha hỗn hợp nước muối ấm để con súc miệng hàng ngày. Hoặc nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua các sản phẩm nước súc miệng cho trẻ nhỏ để con súc miệng.
Đây cũng là cách giúp con tránh được các bệnh về răng miệng khác như viêm lợi, viêm nướu răng, viêm nha chu…. Đối với những bé 3 tuổi trở lên, nên tập thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày cho con. Lưu ý là chỉ dùng bàn chải mềm để chải nhẹ trên răng, đồng thời sử dụng các sản phẩm kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
6. Chữa nhiệt miệng cho trẻ an toàn bằng nước nước củ cải
Nếu đang băn khoăn không biết trị nhiệt miệng cho trẻ bằng cách nào, bạn có thể dùng nước củ cải. Bởi củ cải có tác dụng giải nhiệt, làm lành các vết loét. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C giúp bổ sung nhiêu dưỡng chất cho bé. Từ đó sức đề kháng được tăng cường, tránh được nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
Để áp dụng cách chữa nhiệt miệng cho trẻ an toàn từ củ cải, bạn có thể thực hiện theo cách sau đây:
- Chuẩn bị củ cải tươi, gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Cho vào máy ép để ép lấy nước cốt. Sau đó thêm chút nước lọc vào để pha loãng nó ra.
- Dùng nước ép củ cải để con súc miệng khoảng 3 lần mỗi ngày. Áp dụng vài ngày sẽ thấy vị trí bị nhiệt miệng bớt đau, vết sưng đỏ giảm dần và sau vài ngày bệnh sẽ được chữa khỏi.
7. Bổ sung nước cam, nước chanh
Trong quả cam và chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống viêm. Từ đó làm giảm tình trạng sưng, đau do bệnh nhiệt miệng gây ra. Vì vậy các mẹ có thể vắt nước cam hoặc pha nước chanh cho con uống hàng ngày.
Với cam, các mẹ chỉ cần lựa chọn những trái cam tươi, mọng nước rửa sạch. Sau đó cắt đôi nó ra và vắt lấy nước. Thêm đường để con dễ uống hơn. Còn đối với chanh, bạn nên thêm các nguyên liệu khác như gừng, sả để tăng thêm hương vị. Bạn có thể tham khảo cách sau:
- Chuẩn bị 1 trái chanh tươi, 1 củ gừng nhỏ, 1 cây sả, 250g đường.
- Chanh, sả rửa sạch. Đem sả đập dập.
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt lát.
- Cho gừng, sả vào nồi, thêm đường đã chuẩn bị vào rồi đun sôi lên với nước. Được khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
- Chờ cho nước gừng, sả nguội thì chắt nước ra ly, vắt chanh tươi vào để uống.
- Trường hợp là trẻ nhỏ, nên điều chỉnh các nguyên liệu cho hợp lý, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến con.
Lưu ý là không nên để con uống những loại nước này khi bụng đang đói. Bởi cam hay chanh đều chứa nhiều acid, để con dùng khi chưa ăn cơm sẽ khiến con dễ bị đau dạ dày hoặc mắc các bệnh đường ruột khác.
8. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ bằng nước ép lô hội
Lô hội hay nha đam được biết đến là nguyên liệu làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng, có tác dụng trị nám, tàn nhang, mụn trứng cá… Không chỉ thế, nó còn có tác dụng hỗ chữa trị nhiều bệnh lý, trong đó dùng lô hội chữa nhiệt miệng là phương pháp hiệu quả. Nếu trẻ bị nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh sau:
- Lựa những nhánh nha đam tươi, mập mạp, đem rửa sạch.
- Bỏ phần vỏ xanh ở bên ngoài, sau đó lấy phần nhựa bên trong để bôi trực tiếp lên các vết loét trong miệng.
- Cứ áp dụng cách này 2 lần mỗi ngày, sau vài ngày sẽ thấy bệnh nhiệt miệng được giảm bớt.
9. Dùng cam thảo trị nhiệt miệng
Nóng trong người là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng cho con. Nếu gặp phải tình trạng này, dùng cam thảo chính là cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Đây là loại dược liệu thường được dùng trong các bài thuốc đông y, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Các mẹ nên dùng cam thảo chữa nhiệt miệng cho con bằng cách:
- Cam thảo rửa qua nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó cho vào ấm và đun sôi lên với nước.
- Cứ đun cho đến khi các hoạt chất của cam thảo ra hết thì tắt bếp.
- Chắt nước thuốc thu được cho con uống từ 4 – 5 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể dùng bằng cách trộn bột cam thảo với mật ong. Sau đó dùng hỗn hợp thu được để bôi lên vị trí bị nhiệt miệng. Áp dụng cách này sẽ giảm được triệu chứng bệnh nhiệt miệng, viêm nướu…
10. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ bằng rau diếp cá
Giống như nhiều dược liệu trị nhiệt miệng khác, diếp cá cũng là dược liệu có thể trị được bệnh nhiệt miệng. Nó có vị chua cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng. Vì vậy, ngoài nhiệt miệng, diếp cá thường được dùng để chữa bệnh trĩ, mụn nhọt, viêm phổi, kinh nguyệt không đều…
Để chữa nhiệt miệng bằng cách này, bạn có thể áp dụng theo cách sau:
- Chuẩn bị rau diếp cá tươi, rửa sạch, giã nhuyễn.
- Lẫy bã diếp cá để đắp lên vị trí bị bệnh. Hoặc các mẹ cũng có thể dùng nước lá diếp cá để con súc miệng.
- Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày để mang lại tác dụng tốt nhất.
Những cách trị nhiệt miệng cho trẻ trên đây thường an toàn vì đều dùng các nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, hiệu quả của những bài thuốc này cũng còn tùy vào nhiều yếu tố. Các bậc phụ huynh cần kiên trì áp dụng cho con hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Có nên đưa con đi khám bác sĩ khi bị nhiệt miệng?
Đa phần viêm lợi ở trẻ hoặc trẻ bị nhiệt miệng đều có thể chữa khỏi một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm loét dạ dày – tá tràng. Vì vậy bạn cần đưa con đi khám khi thấy có những dấu hiệu sau:
- Áp dụng các cách trị nhiệt miệng tại nhà mà không mang lại hiệu quả. Thậm chí bệnh có dấu hiệu nặng thêm.
- Bé có dấu hiệu sút cân nhanh chóng.
- Bị lở miệng và sốt cao.
- Đau ở vùng bụng
- Xung quanh hậu môn bị viêm hoặc loét da.
- Phân có chất nhầy hoặc lẫn máu.
Phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ bằng cách nào?
Tuy ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhiệt miệng lại khiến con đau đớn, khó chịu, hay quấy khóc. Nó làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, làm con chán ăn từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để tránh gặp phải tình trạng này tốt nhất là các bậc phụ huynh nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho con. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng:
- Nên vệ sinh răng miệng cho con mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám bám trong khoang miệng. Nếu là trẻ sơ sinh hoặc mới mọc răng, dùng khăn sạch thấm nước để vệ sinh nướu lưỡi cho con 2 lần mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể dùng các bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ, hướng dẫn trẻ đánh răng. Từ 4 – 5 tuổi, con nên học cách tự mình vệ sinh cá nhân.
- Không để con ăn uống quá khuya, đặc biệt là những đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt.
- Tránh để con ăn nhiều đồ xào, cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
- Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước súc miệng mỗi ngày.
- Để con uống nhiều nước.
Trên đây là 10 cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Tuy là bệnh thường gặp nhưng nhiệt miệng ít nguy hiểm, do đó bạn không cần quá lo lắng khi con gặp phải tình trạng này. Điều cần lưu ý là hãy chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho con đúng cách để bệnh mau được chữa khỏi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!