5 Cách Trị Nhiệt Miệng Trong 1 Ngày – Đảm Bảo Hết
Nội Dung Bài Viết
Áp dụng một số cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi những cơ đau nhức, sưng tấy, khó chịu do bệnh gây ra. Đây là phương pháp được thực hiện khá đơn giản nhưng giúp bệnh nhân tiết kiệm được rất nhiều chi phí điều trị.
5 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
Nhiệt miệng (loét Aphthous) là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng ngày càng tăng nhanh khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng. Mặc dù căn bệnh này không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khiến cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị xáo trộn.
Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như vết loét ở niêm mạc môi, má, lưỡi,… với kích thước dưới 1 cm. Những vết loét màu trắng, vàng, đỏ tại mô mềm, khiến cho người bệnh có cảm giác bị đau nhức, khó chịu. Bệnh nhân có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện triệu chứng bệnh của mình chỉ trong 1 ngày.
1. Súc miệng bằng nước muối
Các nghiên cứu cho thấy, nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Đây là nguyên liệu lành tính, giúp thu nhỏ các vết tổn thương bên trong khoang miệng. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối hàng ngày sẽ giúp giảm nhanh cơn đau rát, viêm loét ở miệng, tránh tình trạng nhiệt miệng.
Đây là phương pháp được bác sĩ khuyến khích thực hiện để cải thiện bệnh nhiệt miệng. Người bệnh có thể mua nước muối sinh lý ở quầy thuốc tây để tiện cho việc sử dụng và kiểm soát các bệnh răng miệng khác như viêm lợi, viêm nha chu, viêm nướu,…
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Muối ăn
- Nước ấm
# Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn sử dụng 5g muối ăn hòa chung với 230 ml nước ấm.
- Tiếp đến, bạn khuấy đều hỗn hợp này lên và tiến hành súc miệng trong khoảng 15 – 30 giây.
- Trong quá trình súc miệng, bạn không được nuốt mà phải nhổ ra.
- Thực hiện đều đặn cách làm này 2 – 3 lần/ ngày để sớm cải thiện triệu chứng bệnh nhiệt miệng hiệu quả.
2. Mật ong
Đây là nguyên liệu có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, hỗ trợ điều trị bệnh nhiệt miệng, viêm nha chu rất tốt. Chỉ cần thực hiện trong 1 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Theo Đông y, mật ong có tính ấm, vị ngọt. Đặc biệt, nguyên liệu này có khả năng làm dịu vòm họng, thu nhỏ vết loét, giảm đau rát ở niêm mạc miệng. Khi áp dụng, người bệnh cần thực hiện đúng cách để sớm thoát khỏi những cơn đau rát do bệnh nhiệt miệng gây ra.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Mật ong
- Nước ấm
- Tinh bột nghệ
# Cách thực hiện như sau:
+ Cách 1: Thoa trực tiếp mật ong vào vết loét
- Bạn chọn mật ong nguyên chất và thoa trực tiếp vào vùng niêm mạc bị lở loét.
- Mỗi ngày, bạn thực hiện 4 lần sẽ giúp các dưỡng chất có trong mật ong nhanh chóng thấm sâu và làm lành tổn thương ở khoang miệng.
+ Cách 2: Uống nước trà mật ong
- Mỗi ngày, bạn có thể pha một tách trà nóng và cho thêm một ít mật ong.
- Khuấy đều hỗn hợp lên và ngậm hàng ngày để cải thiện bệnh nhiệt miệng.
+ Cách 3: Kết hợp mật ong và tinh bột nghệ
- Sử dụng mật ong hòa chung với tinh bột nghệ theo tỉ lệ 1:1
- Dùng hỗn hợp này để đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng
- Khoảng 15 phút sau, bạn súc lại miệng cho sạch.
- Áp dụng 2 – 3 lần/ ngày để giảm nhanh triệu chứng bệnh nhiệt miệng hiệu quả.
3. Bột sắn dây
Rất nhiều người bất ngờ bởi bột sắn dây có thể điều trị được bệnh nhiệt miệng. Trong Y học cổ truyền, sắn dây còn gọi là cát căn. Nguyên liệu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa các tổn thương do gan gây ra như mụn nhọt, nhiệt miệng, lở loét,… Đây là phương pháp dân gian có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng nhưng không phù hợp với một số đối tượng như ung thư vú, điều trị đái tháo đường, sử dụng thuốc tamoxifen,…
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bột sắn dây
- Nước sôi
# Cách thực hiện như sau:
- Cho 2 – 3 thìa bột sắn dây vào cốc nước sôi
- Khuấy đều hỗn hợp này lên
- Tiếp đến, bạn điều chỉnh độ đặc/ loãng phù hợp với sở thích của bản thân mình.
- Sử dụng hỗn hợp này để uống mỗi ngày, bột càng nhiều sẽ có độ quánh dẻo càng tăng.
4. Quả khế chua
Theo Đông y, khế chua có vị chua, tính bình. Nguyên liệu này có tác dụng điều trị long đờm, kháng viêm, lợi tiểu,… Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong khế có chứa thành phần axit oxalic, vitamin B1, B2, A, C, khoáng chất (Canxi, Kali, Na, Fe,…). Đây là những chất có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn khá tốt.
Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng có thể an tâm sử dụng khế chua để điều trị bệnh nhiệt miệng cho bản thân mình. Với những người phải nói nhiều, bạn không nên áp dụng cách làm này vì lượng axit có trong khế có thể làm ảnh hưởng đến vòm họng khi nói.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Quả khế chua
- Nước sôi
# Cách thực hiện như sau:
- Đem quả khế chua rửa sạch và cắt thành từng múi
- Tiếp đến, bạn cho 500 ml nước sôi vào khế và đun tiếp với lượng lửa nhỏ liu riu.
- Khoảng 5 phút sau, bạn tiến hành tắt bếp.
- Đợi đến khi nước nguội, bạn lấy nước cho vào chai và sử dụng để súc miệng trong ngày.
- Mỗi ngày, bạn ngậm khoảng 3 – 4 lần để giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhiệt miệng rất tốt.
5. Cây cỏ mực
Đây là một trong những nguyên liệu có tác dụng điều trị nhiệt miệng trong 1 ngày. Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) có tác dụng cầm máu, sát khuẩn rất tốt. Điều trị nhiệt miệng bằng cây cỏ mực là phương pháp được rất nhiều người áp dụng và chia sẻ trong dân gian.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện phương pháp chữa trị này. Với những bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng ở mức độ nhẹ, vết loét có kích thước nhỏ, bạn có thể thực hiện để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh của mình.
# Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cây cỏ mực
- Nước lọc
# Cách thực hiện như sau:
- Đem cây cỏ mực rửa thật sạch và để ráo nước
- Tiếp đến, bạn xay nhuyễn hoặc giã nát cây cỏ mực.
- Vắt lấy nước cốt và sử dụng tăm bông thấm loại nước này
- Sau đó, bạn thoa trực tiếp lên vết lở loét ở miệng.
- Thực hiện đều đặn cách làm này 2 – 3 lần/ngày
- Trong quá trình áp dụng, người bệnh nên hạn chế ăn uống và nói chuyện để sớm cải thiện các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng nhanh chóng.
Lưu ý cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
Nhiệt miệng là bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra như suy giảm chức năng gan, thiếu chất dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém, virus gây bệnh,… Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể lây lan sang các bộ phận khác trong khoang miệng. Với căn bệnh này, bên cạnh việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tích cực bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Tăng cường cung cấp thực phẩm chứa nhiều axit folic, vitamin B, C, K như rau xanh, măng tây, trứng, sữa, gạo,… để cải thiện vết loét ở miệng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nước dừa, nước ép trái cây cho cơ thể cũng là phương pháp giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Hạn chế ăn những thực phẩm lạnh, cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ,… Những loại thức ăn này dễ làm tổn thương vùng miệng và viêm loét dạ dày, đại tràng.
- Mỗi ngày, người bệnh cần ăn một hũ sữa chua vì những lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện vết loét bên trong khoang miệng, thanh lọc độc tố cơ thể.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Hy vọng với những cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày được hướng dẫn ở trên sẽ giúp bạn đọc có thể dễ dàng cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Trong quá trình điều trị bệnh, nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có phương pháp kiểm soát kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. Đồng thời, người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống nếu không được bác sĩ chỉ định.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!