Cấy chỉ chữa hen suyễn (hen phế quản) và lưu ý
Nội Dung Bài Viết
Cấy chỉ chữa hen suyễn (hen phế quản) là phương pháp trị liệu của Y học cổ truyền được thực hiện bằng cách cấy chỉ catgut vào bên trong huyệt đạo để chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen phế quản mà không cần phải sử dụng thuốc bất kỳ kháng sinh nào.
Cấy chỉ chữa hen suyễn là gì?
Hen suyễn hay hen phế quản, là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi cơn hen suyễn xuất hiện, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ bị sưng lên, dễ gây viêm nhiễm và kích ứng. Khi đó sự co thắt và viêm nhiễm sẽ khiến cho các đường dẫn khí bị thu hẹp lại, lưu lượng không khí ra vào phổi cũng bị giảm.
Theo Đông y, nguồn gốc của hen suyễn là tình trạng rối loạn chức năng của 3 tạng Phế, Tỳ, Thận. Từ đó dẫn đến rối loạn chức năng tiết dịch, co thắt khí quản và gây ra những cơn hen cấp khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó thở.
Cấy chỉ là phương pháp có sự kết hợp giữa Đông y và Tây y, là phương pháp đặc biệt đưa chỉ tự tiêu (chỉ catgut) vào các huyệt vị hệ kinh lạc nhằm kích thích lâu dài tại vị trí đó và tạo ra tác dụng trị bệnh như châm cứu hoặc giúp ngăn chặn cơn hen suyễn xuất hiện.
Bản chất của chỉ catgut – chỉ tự tiêu là protein cho nên trong quá trình chỉ tự tiêu sẽ tạo ra chất kích thích cơ học và tác dụng sinh hoá học lên huyệt đạo, giúp phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt đạo, làm giảm phế quản, giảm khó thở và chống viêm.
Phương pháp cấy chỉ cũng mang đến tác dụng tương tự như châm cứu, giúp ngăn chặn các cơn hen suyễn kèm theo bổ thận, thanh quế, chỉ khái, hoá đờm, tăng cường hệ miễn dịch để phòng tránh các cơn hen cấp tái phát. Vì vậy mà cấy chỉ mang đến những ưu điểm như:
- Thủ thuật thực hiện đơn giản, rút ngắn được thời gian điều trị.
- Không cần sử dụng thuốc
- Không cần phải nhập viện
- Chí phí thực hiện thấp so với phương pháp khác
- Tác động vào nhiều huyệt đạo khác nhau cho nên có thể hỗ trợ trị được nhiều bệnh lý khác nhau.
- Hiệu quả mang lại cao
Cấy chỉ chữa hen suyễn có hiệu quả tận gốc?
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm có thể mang đến cho người bệnh những biến chứng khó lường. Tuy nhiên, nếu chỉ cần tuân thủ điều trị và những biện pháp phòng ngừa phù hợp thì sẽ làm giảm tần suất của những cơn hen cấp.
Cấy chỉ là cách tác động đến hệ thần kinh giúp phóng thích những huyệt đạo bế tắc, làm lưu thông đường truyền của những chất dẫn truyền thần kinh, đồng thời giúp cho các chất dẫn truyền này dễ dàng lưu thông trên các dây thần kinh.
Theo chia sẻ từ các bệnh nhân đã áp dụng qua phương pháp cấy chỉ chữa hen suyễn cho rằng, sau khi cấy chỉ thì những triệu chứng của hen suyễn được kiểm soát ngay lập tức. Và sau 3 liệu trình thực hiện, người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt các hiệu quả mà phương pháp này mang lại.
Cấy chỉ là phương pháp giúp điều trị tận gốc bệnh hen suyễn, giúp điều trị tận căn nguyên gây hen suyễn từ bên trong cơ thể. Đồng thời, khi cấy chỉ tự tiêu vào các huyệt vị kinh lạc sẽ tạo ra kích thích liên tục và giúp chống lại các cơn co thắt phế quản do hen suyễn gây ra.
Phương pháp cấy chỉ không chỉ chữa tận gốc bệnh hen suyễn mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể, thời gian điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và giúp phòng ngừa bệnh tái phát.
Phác đồ cấy chỉ chữa hen suyễn và các huyệt đạo cấy chỉ chữa hen suyễn
Điều trị bệnh hen suyễn bằng phương pháp cấy chỉ được thực hiện bởi 3 giai đoạn. Cụ thể:
- Cấy chỉ ở giai đoạn thời kỳ tiền cơn giúp ngăn chặn cơn hen suyễn.
- Cấy chỉ trong khi lên cơn hen để cắt cơn hen nhanh chóng.
- Giai đoạn thời kỳ hoà hoãn hay còn gọi là ngoài cơn, giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể và điều hoà khí huyết giúp điều trị bệnh.
Mỗi một liệu trình của phương pháp cấy chỉ trị hen suyễn tận gốc thường kéo dài từ 3 – 5 buổi và mỗi một buổi sẽ cách nhau khoảng từ 20 – 25 ngày bao gồm cả thời gian để chỉ catgut tự tiêu hết.
Khi chữa bệnh hen suyễn, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện đưa chỉ catgut vào bên trong các huyệt đạo như sau:
- Huyệt khí xá: Nằm tại đáy cổ, có tác dụng điều khí và làm giảm khó thở ở hen suyễn.
- Huyệt liệt khuyết: Nằm cách lằn chỉ ngang ở cổ tay 1,5 thốn. Có tác dụng điều hoà khí huyết hay còn gọi là tuyên phế, tâm dịch toàn thân. Nếu phế khí không tuyên thì bên ngoài sẽ có những biểu hiện như tức ngực, ngạt mũi, khó thở.
- Huyệt trung phủ: Nằm cuối ngoài xương đòn khoảng 1 thốn. Có công dụng sơ điều phế khí nên chủ yếu trị ho, đau tức ngực và hen suyễn.
- Huyệt thiên đột: Nằm tại vị trí chỗ lõm bờ sau xương ức, giúp tuyên phế, hoá đờm, điều khí và lợi yết hầu.
- Huyệt chiên trung: Nằm ở đường giao giữa đường nối 2 núm ti và đường dọc xương ức có tác dụng điều hoá khí, thanh phế, hoá đờm, thông ngực.
- Huyệt định suyễn: Cách huyệt đại chuỳ kéo ngang ra 1 tấc, khi tác động vào huyệt này sẽ giúp kiểm soát các cơn hen cấp.
- Huyệt quan nguyên: Nằm tại vị trí dưới đốt sống lựng, đo ngang ra 1,5 thốn giúp lý hoạ tiêu và hoá thấp trệ.
- Huyệt phế du: Nằm ở dưới gai đốt sống lửng, đo ngang ra 1,5 thốn có tác dụng hoà vinh huyết, lý khí và điều phế.
- Huyệt túc tam lý: Nằm dưới mắt gối ngoài 3 thốn. Hỗ trợ điều hoà trung khí, bổ hư nhược, thông kinh lạc – khí huyết, khu phong hoá thấp và điều hoà huyết áp.
Ngoài ra trong quá trình điều trị hen suyễn bằng phương pháp cấy chỉ còn phải tuỳ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ thay đổi vị trí cấy chỉ để tăng hiệu quả điều trị và giúp làm giảm triệu chứng của hen suyễn cấp.
Quy trình thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản
Theo quy định của Bộ Y tế thì các cơ sở y tế phải đảm bảo thực hiện cấy chỉ chữ đau lưng theo đúng quy trình sau đây:
Bước 1: Tiến hành thăm khám
Đầu tiên, khi bạn đến với các cơ sở y tế khám chữa bệnh thì bác sĩ tiến hành thăm khám dựa trên những dấu hiệu và triệu chứng mà bạn có. Sau đó thông qua những xét nghiệm cần thiết sẽ giúp chẩn đoán chính xác được mức độ tình trạng hen suyễn của bạn.
Bước 2: Tư vấn
Sau khi đã xác định rõ tình trạng mà bạn đang mắc phải thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân chi tiết và cụ thể về phác đồ cũng như liệu trình điều trị hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ.
Bước 3: Tiến hành thực hiện cấy chỉ
Các bước tiến hành cấy chỉ cần phải được thực hiện đầy đủ và chính xác, nhằm đảm bảo hiệu quả của việc điều trị để tránh gây ra những biến chứng không mong muốn xảy ra. Và bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện cấy chỉ chữa hen suyễn như sau:
- Đầu tiên là bác sĩ sẽ sát trùng tay và đeo găng tay vô trùng.
- Chia chỉ catgut thành những đoạn nhỏ khoảng chừng 1 cm rồi luồn chỉ vào nòng kim.
- Xác định vị trí huyệt cần cấy chỉ một cách chính xác để sát trùng vào vị trí cần cấy chỉ.
- Đưa kim châm qua da và đẩy từ từ vào vị trí huyệt vị.
- Thao tác thực hiện phải thật chính xác một cách tuyệt đối, bởi nếu để kim châm tác động trực tiếp vào các dây thần kinh thì cơ thể sẽ dẫn đến cơ bị teo hoặc bị liệt.
- Bạn sẽ có cảm giác hơi đau một chút tại bước này, tuy nhiên cảm giác đau này sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu thao tác diễn ra nhanh và chính xác.
- Đầy nòng kim và để chỉ lại trong huyệt.
- Nhẹ nhàng rút kim ra.
- Đặt gạc vô trùng lên huyệt đạo vừa cấy chỉ và cố định gạc bằng băng dính.
Sau khi hoàn thành quá trình thực hiện thì bệnh nhân bắt buộc ở lại khoảng 30 phút để theo dõi, nếu không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bệnh nhân có thể hoàn toàn về nhà nghỉ ngơi và không được lao động thể lực quá sức.
Đối với phương pháp châm cứu thông thường, khi bạn đến cơ sở y tế thực hiện châm cứu thì sẽ phải mất hàng tiếng đồng hồ để chờ đợi. Còn đối với phương pháp cấy chỉ sẽ có tác dụng từ 15 – 20 ngày và sau thời gian này thì bạn mới cần đến và cấy cho lần tiếp theo.
Trường hợp chống chỉ định áp dụng cấy chỉ chữa hen suyễn
Mặc dù đây là phương pháp có sự kết hợp giữa Đông y và Tây y, được đánh giá là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, dù cho phương pháp này ưu việt đến đâu thì cũng hạn chế áp dụng cho một số trường hợp như sau:
- Phụ nữ có thai và sau khi sinh 1 tháng.
- Người bị sốt cao.
- Người bị dị ứng với chỉ cagut.
- Người bị tăng huyết áp kịch phát.
- Người có sức đề kháng giảm, cơ thể bị suy kiệt.
- Tránh cấy hỉ vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da.
- Tất cả những cơn đau do nguyên nhân ngoại khoa.
Dù là phương pháp nào đi chăng nữa thì cần phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, tay nghề cao và tìm đến những địa chỉ cơ sở y tế đảm bảo uy tín để thực hiện. Bởi vì, nếu không may xảy ra những biến chứng thì còn có thể cấp cứu kịp thời.
Những lưu ý khi áp dụng cấy chỉ chữa hen suyễn
Sau khi thực hiện điều trị bệnh hen suyễn bằng phương pháp cấy chỉ thì trong quá trình phục hồi, để tránh những triệu chứng bệnh hen suyễn xảy ra thì người bệnh cần lưu ý thực hiện các vấn đề như sau:
- Tuyệt đối không được hút thút lá, thuốc lào hoặc yêu cầu người hút không nên đến gần mình.
- Tránh ăn các loại thức ăn có thể làm cho bệnh hen suyễn tái phát như: Tôm, cua, mực, đậu phộng, trứng cá.
- Có chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục đều đặn bằng các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, hô hấp và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, chú ý tránh tiếp xúc với những nơi ẩm thấp và thường xuyên giặt chăn ga, gối…
- Tránh tiếp xúc với các môi trường nhiều bụi bặm hoặc các loại hoá chất như nước sơn, xăng, dầu hay các loại phấn hoa.
Có thể nói, cấy chỉ chữa hen suyễn như là một bước đột phá mới, mở ra cơ hội cho những bệnh nhân bị hen suyễn, giúp giảm thiểu và đẩy lùi những cơn hen kịch phát.
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác về tình trạng mắc bệnh thì bệnh nhân cần đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chi tiết, cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!