Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất 2021

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Bị chàm khô ở đầu ngón tay làm sao nhanh khỏi?

Bị chàm khô ở đầu ngón tay thường gây khô da, bong tróc, nứt nẻ kèm ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Bệnh lý này đáp ứng tốt với các biện pháp chữa trị nhưng có tính chất mãn tính và dễ tái phát. Vì vậy để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh hoàn toàn, cần phối hợp giữa việc điều trị và phòng ngừa.

chàm khô ở đầu ngón tay
Chàm khô thường xuất hiện ở đầu ngón tay và các vùng da có mật độ tiếp xúc cao

Chàm khô ở đầu ngón tay là bệnh gì?

Chàm khô là một trong những thể của bệnh chàm (eczema), thường xảy ra do tiếp xúc với các chất kích ứng như mỹ phẩm, xà phòng, hóa chất, bột giặt,… Bệnh lý này ảnh hưởng đến các những vị trí có tần suất tiếp xúc thường xuyên như da mặt, chân và đầu ngón tay, trong đó chàm khô ở đầu ngón tay là tình trạng phổ biến nhất.

Ở những người bị chàm khô, da thường có hiện tượng thiếu hụt protein ở lớp sừng, dẫn đến hiện tượng giảm khả năng đề kháng và tăng tính thấm của tế bào da. Từ đó kích thích hiện tượng thoát hơi nước, khiến da khô và bùng phát tổn thương.

Chàm khô ở đầu ngón tay là một trong những vấn đề da liễu khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh hầu như chỉ gây thương tổn ngoài da và hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Tuy nhiên vùng da tay là vị trí có mức độ tiếp xúc cao nên bệnh có khả năng tái phát nhiều lần, tiến triển mãn tính và gây ngứa ngáy kéo dài. Nếu không chủ động điều trị và phòng ngừa, bệnh có thể gây phiền toái trong cuộc sống và tạo cảm giác bứt rứt, khó chịu.

Nhận biết bệnh chàm khô ở đầu ngón tay

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay có triệu chứng khá điển hình. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện sau:

chàm khô ở đầu ngón tay
Bệnh thường gây bong tróc, nứt nẻ, khô ráp kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và đau rát nhẹ
  • Ban đầu, vùng da ở các đầu ngón tay xuất hiện các mảng da màu hồng hoặc đỏ
  • Da bắt đầu sưng viêm nhẹ và có ranh giới tương đối rõ ràng so với những vùng da xung quanh
  • Tổn thương da gây ngứa nhiều và kích thích phản ứng gãi cào
  • Một số trường hợp có thể nổi mụn nước ở sang thương da, vỡ và rỉ dịch
  • Sau một thời gian tổn thương da khô, bong tróc, để lộ các dát đỏ bóng kèm nứt nẻ
  • Ở những trường hợp gãi cào nhiều, da thường có dấu hiệu lichen hóa với tổn thương điển hình là tình trạng da nhiễm cộm, dày sừng và xuất hiện vết nứt (vết hằn)

Đầu ngón tay bị chàm khô do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không thể tìm được nguyên nhân cụ thể. Theo thống kê, bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân và yếu tố rủi ro sau:

bệnh chàm khô ở đầu ngón tay
Tiếp xúc với xà phòng, hóa chất,… là yếu tố kích thích bệnh chàm khô bùng phát
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh chàm khô ở đầu ngón tay có thể tăng lên nếu tiền sử gia đình mắc các thể của bệnh chàm eczema. Các nhà khoa học nhận thấy, hầu hết những người mắc bệnh lý này đều thiếu hụt filaggrin – một loại protein ở lớp sừng có tác dụng giữ ẩm cho da.
  • Quá trình trao đổi chất bị rối loạn: Quá trình trao đổi chất ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể – trong đó có làn da. Do đó nếu hoạt động này bị rối loạn, lớp màng lipid trên da (hàng rào bảo vệ da) có thể bị suy yếu, dẫn đến tình trạng mất nước và bùng phát bệnh.
  • Phản ứng dị ứng: Cơ chế hình thành bệnh chàm khô có liên quan mật thiết đến hoạt động giải phóng các thành phần trung gian. Vì vậy nếu có phản ứng dị ứng, hoạt động này có thể bị kích thích và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiễm nấm: Nhiễm nấm da là một trong những yếu tố kích thích bệnh chàm khô bùng phát. Nấm men xâm nhập vào tế bào thượng bì, gây tổn thương và thay đổi cấu trúc da. Hoạt động của nấm làm suy giảm hàng rào bảo vệ, tăng tính thấm tế bào, khiến da khô và kích thích bệnh chàm bùng phát.
  • Yếu tố thời tiết: Da khô và dễ mất nước là điều kiện thuận lợi để bệnh chàm khô bùng phát. Do đó bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn thời tiết khô lạnh (mùa thu đông) và giảm nhẹ vào mùa xuân hè.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh chàm khô ở đầu ngón tay còn có thể xảy ra do một số yếu tố khác như sinh sống trong điều kiện ô nhiễm, vệ sinh da kém, tâm lý căng thẳng, giảm khả năng miễn dịch,…

Bị chàm khô ở đầu ngón tay có sao không?

Chàm khô là bệnh ngoài da và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu chăm sóc và xử lý đúng cách, tổn thương da do bệnh có xu hướng giảm nhanh và ít phát sinh biến chứng.

bệnh chàm khô ở đầu ngón tay
Chàm khô ở đầu ngón tay kéo dài có thể gây hư hại, vàng và biến dạng móng

Ngược lại ở những trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển theo thời gian và gây ra các biến chứng như sau:

  • Lichen hóa: Tổn thương do bệnh chàm khô có thể bị lichen hóa do tác động cơ học (chà xát, gãi cào). Tác động này kích thích phản ứng viêm, tăng sinh tế bào sừng và gây ra tình trạng da dày sừng, thâm nhiễm và ngứa ngáy. Biến chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thẩm mỹ và ngoại hình.
  • Bội nhiễm: Bội nhiễm (nhiễm khuẩn thứ phát) xảy ra khi vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Biến chứng này thường xảy ra do thói quen cào, chà xát da hoặc do vệ sinh da kém.
  • Biến dạng móng tay: Biến dạng móng hay xảy ra ở những trường hợp chàm khô do nhiễm nấm men. Hai bệnh lý này cộng hưởng kích thích tổn thương da lan tỏa rộng, ngứa ngáy dữ dội, khiến móng giòn, vàng và dễ gãy.

Ngoài ra bệnh lý này còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc – học tập, tác động tiêu cực đến giấc ngủ và ngoại hình. Ở những trường hợp bệnh tái phát nhiều lần và tiến triển dai dẳng, bệnh còn tạo tâm lý căng thẳng và khó chịu.

Điều trị chàm khô ở đầu ngón tay bằng cách nào?

Hầu hết các trường hợp bị chàm khô ở ngón tay đều có đáp ứng tốt và cải thiện nhanh chóng sau khi can thiệp điều trị. Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể làm giảm thương tổn da bằng cách chăm sóc đúng cách và áp dụng một số mẹo chữa từ dân gian. Tuy nhiên nếu bệnh gây ngứa nhiều, có thể tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc điều trị chuyên sâu hoặc áp dụng liệu pháp ánh sáng.

1. Chăm sóc da đúng cách

Hiện tượng thiếu hụt protein ở lớp sừng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm khô. Vì vậy bạn cần chăm sóc da đúng cách nhằm phục hồi hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa quá trình thoát hơi nước. Khi da có đủ ẩm, các triệu chứng của bệnh chàm khô sẽ thuyên giảm đáng kể.

chàm khô ở đầu ngón tay
Cần dưỡng ẩm đều đặn và chăm sóc da tay đúng cách

Các biện pháp chăm sóc da dành cho bệnh nhân bị chàm khô ở đầu ngón tay, bao gồm:

  • Vệ sinh da tay bằng các dung dịch dịu nhẹ và có độ pH cân bằng. Tránh dùng các sản phẩm chứa nhiều xà phòng, hương liệu và thành phần tổng hợp.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có kết cấu kem đặc hoặc dạng mỡ nhằm giữ ẩm cho da, ngăn ngừa hiện tượng thoát hơi nước và nứt nẻ. Nên dùng với tần suất từ 2 – 4 lần tùy vào tình trạng và mức độ hấp thu.
  • Nên đeo bao tay khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tránh để da tay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh và các yếu tố kích thích khác như sơn móng tay, nước hoa, kim loại, nọc độc côn trùng,…
  • Hạn chế gãi cào lên da vì tác động này có thể khiến da chảy máu, dễ hình thành sẹo và tăng nguy cơ bội nhiễm. Nếu ngứa ngáy nhiều, bạn có thể chườm lạnh/ ngâm da với nước mát/ sử dụng thuốc không kê toa.

2. Sử dụng thuốc điều trị + quang trị liệu

Trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc điều trị như:

chàm khô ở đầu ngón tay
Nếu thương tổn gây ngứa và viêm nhiều, có thể sử dụng thuốc và áp dụng quang trị liệu
  • Thuốc kháng histamine H1: Các loại thuốc kháng histamine H1 (Chlorpheniramine, Loratadin,…) có tác dụng ức chế histamine nhằm chống dị ứng và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy. Ở những trường hợp khởi phát do phản ứng dị ứng, nhóm thuốc này có thể giảm tổn thương da rõ rệt.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid là hoạt chất tổng hợp có tác dụng tương tự hormone cortisol được tuyến thượng thận sản sinh. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, ngứa ngáy và kháng dị ứng. Tuy nhiên corticoid có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được dùng tối đa trong 14 ngày.
  • Thuốc kháng nấm dạng bôi: Trong trường hợp chàm khô xảy ra do nhiễm nấm men, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi chứa hoạt chất kháng nấm như Ketoconazole, Clotrimazole, Griseofulvin,…
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng ức chế hoặc kìm hãm vi khuẩn. Thuốc được chỉ định trong trường hợp chàm khô gây bội nhiễm.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định một số loại thuốc khác như dung dịch sát trùng (kem oxit, hồ nước, thuốc tím), thuốc ức chế calcineurin, thuốc corticoid dạng uống,…

Nếu có đáp ứng kém với thuốc điều trị, bạn có thể áp dụng quang trị liệu để giảm thương tổn da và cải thiện ngứa ngáy. Biện pháp này tương đối an toàn, đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể áp dụng cho cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên lạm dụng quang trị liệu có thể gây ung thư, tăng sắc tố da và thúc đẩy tốc độ lão hóa.

3. Áp dụng mẹo chữa dân gian

Đối với những trường hợp có tổn thương da nhẹ và gây ngứa ít, có thể kết hợp với việc chăm sóc da với các mẹo dân gian như:

  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều axit béo, có tác dụng dưỡng ẩm da, củng cố màng lipid và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, axit lauric trong nguyên liệu này còn giúp kiểm soát hoạt động của nấm men và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Vì vậy bạn có thể sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm da thường xuyên và làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm khô.
  • Dùng gel nha đam: Thoa 1 lớp gel nha đam lên da, lưu lại trong 15 – 20 phút và rửa lại với nước ấm giúp làm mềm da, giảm bong tróc và ngứa ngáy. Hơn nữa, nha đam còn chứa polyphenol, khoáng chất và vitamin dồi dào, giúp thúc đẩy tốc độ tái tạo và phục hồi các tế bào tổn thương.
  • Ngâm nước sắc lá trầu không: Nước sắc lá trầu không có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa, ức chế nấm men, virus và vi khuẩn có hại. Áp dụng mẹo chữa này từ 2 – 3 lần/ ngày giúp ngăn ngừa bội nhiễm và giảm ngứa ngáy đáng kể.

Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng giảm nhẹ mức độ của các triệu chứng. Vì vậy trong những trường hợp cần thiết, bạn cần sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam theo Đông y

Đông y là phương pháp hiệu rất hiệu quả để điều trị căn bệnh chàm khô. Không chỉ đem lại hiệu quả cao và lâu dài, các bài thuốc Nam của Đông y còn rất an toàn cho sức khỏe, không gây lo ngại về các tác dụng phụ nguy hiểm.

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam hàng đầu hiện nay giúp điều trị từ gốc căn bệnh chàm khô. Bài thuốc đã được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2.

Trong chương trình này, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đã đưa ra nhận định: “Thanh bì Dưỡng can là bài thuốc chứa đựng tâm huyết của đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc kế thừa tinh hoa từ bài thuốc Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông, được các chuyên gia nghiên cứu, phát triển để tạo nên công thức độc đáo, phối kết hợp 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA tạo tác động toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài. Nhờ đó giúp loại bỏ bệnh từ gốc, phục hồi, tái tạo da và ngăn chặn tái phát.”

Xem chi tiết: Video giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trên VTV2

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay có sự kết hợp “3 trong 1” để tạo nên phác đồ điều trị chàm khô hoàn chỉnh nhất.

Bên ngoài sử dụng thuốc ngâm rửa giúp sát khuẩn, làm sạch sâu tận lỗ chân lông, ngăn chặn nhiễm trùng, làm giảm cảm giác khô rát, ngứa ngáy trên da. Tiếp đó, sử dụng bài thuốc bôi nhằm cấp ẩm sâu, ngăn chặn viêm nhiễm, chữa lành các tổn thương trên da, đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp da phục hồi.

Bên trong sử dụng bài thuốc uống nhằm giải độc, thanh nhiệt, chống viêm, hỗ trợ chức năng các tạng gan, thận, ổn định điều hòa của cơ thể, loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Nhờ đó chặn đứng sự tiến triển của chàm, kiểm soát hiệu quả các triệu chứng bệnh.

Bài thuốc có sự phối hợp chặt chẽ hơn 30 loại dược liệu quý hiếm như Hồng hoa, Đơn đỏ, Phòng phong, Thổ phục linh, Đan sâm, Huyết đằng, Bồ công anh, Sa sâm, Dạ dao đằng, Xà sàng tử… Trong đó 100% thảo dược SẠCH,  đạt chuẩn GACP-WHO. Nguồn dược liệu được kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, thu hái hoàn toàn từ các vùng chuyên canh thảo dược do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển.

Thành phần và công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần và công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc rất an toàn cho sức khỏe, cho đến nay chưa từng ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

Bài thuốc đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng chàm khô khó chịu, lấy lại làn da mịn màng, khỏe mạnh.

Bé Trần Đức Trung được chẩn đoán mắc căn bệnh chàm da (viêm da cơ địa). Sau một thời gian điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả, bé được cha mình là anh Trần Ngọc Tân đưa tới Trung tâm Thuốc dân tộc thăm khám. Các bác sĩ đã chỉ định cho bé sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Chỉ sau 2 tháng điều trị, các triệu chứng bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Chị Nguyễn Thị Thỏa, mắc căn bệnh chàm (viêm da cơ địa) suốt 7 năm trời. Sau nhiều lần chữa trị, căn bệnh vẫn liên tục tái phát và ngày càng nặng hơn. Được bạn bè giới thiệu, chị tới Trung tâm Thuốc dân tộc thăm khám và điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang. Sau 3 tháng sử dụng, chị đã bình phục hoàn toàn. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Phòng ngừa tái phát chàm khô ở đầu ngón tay

Đầu ngón tay là vị trí có mức độ tiếp xúc thường xuyên nên dễ bị tổn thương, mất nước và có nguy cơ tái phát bệnh cao. Vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị, cần kết hợp với một số cách phòng ngừa sau:

chàm khô ở đầu ngón tay
Giữ ấm tay giúp hạn chế thoát hơi nước, ngăn ngừa da khô và tái phát bệnh chàm
  • Chăm sóc da tay đúng cách và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích.
  • Nên mang bao tay để giữ ấm và giảm thoát hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh. Đồng thời nên đeo găng tay cao su khi giặt đồ, rửa chén, tẩy rửa vật dụng,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm và uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho da.
  • Hạn chế dùng cà phê, rượu bia, hút thuốc lá và tránh ăn các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, các loại đậu, nấm,…
  • Ngay sau khi tiếp xúc với nấm mốc, mủ, nọc độc côn trùng, nên rửa sạch da tay với nước mát và sử dụng dung dịch làm dịu da nhằm ngăn chặn bệnh chàm khô bùng phát.
  • Thận trọng khi sử dụng sơn móng tay, trang sức (nhẫn, vòng), nước hoa,…

Chàm khô ở đầu ngón tay là bệnh lành tính và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nếu không chủ động điều trị và phòng ngừa, tổn thương da có thể tiến triển dẫn đến lichen hóa và bội nhiễm da.

Tham khảo thêm: 

Cùng chuyên mục

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách

Dùng lá ổi chữa bệnh chàm là cách được rất nhiều người trong dân gian áp dụng để cải thiện tình trạng da bị ngứa, nổi nhiều mụn nước, khô,...

Chàm đồng tiền là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trong những thể bệnh chàm phổ biến, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có...

Cách trị chàm da đầu dứt điểm, hết tái phát

Chàm da đầu (Scalp eczema) là một dạng tổn thương da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, viêm, tiết nhiều dầu và có vảy bong trên bề...

Chàm môi – Bệnh lý phiền toái và cách trị dứt điểm

Bệnh chàm môi là tình trạng da môi nổi dát đỏ, mụn nước, chảy dịch, khô, bong tróc đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy. Bệnh thường khởi phát sau...

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm - eczema. Thể bệnh này khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2...

Bình luận (61)

  1. Bguyen ly bao thy says: Trả lời

    Em bị đen đen ở ngón tay mà ko bt bị gì

  2. Thủy Hair says: Trả lời

    cháu là nhân viên thợ tóc. Lúc trước da tay cháu không bị gì nhưng mỗi lần động vào thuốc nhuộm tóc là bị nổi đỏ, vài chỗ có mụn nước, bị vỡ ra rất rát, bong tróc da và ngứa lắm, giờ các ngón tay bị nứt ra chảy máu khá đau. Bác sĩ cho cháu hỏi vậy cháu có phải bị chàm không ? Cháu ra tiệm thuốc mua tuyp 7 màu về bôi nhưng ko đỡ ạ.

    1. Cường Sĩ says: Trả lời

      Em đã dùng thử các biện pháp dân gian chưa,dùng lá trầu không, đun lên lấy nước tắm hoặc rửa những chỗ bị bệnh xem thế nào, lá trà xanh cũng được, chị thấy nhiều người mách nhau dùng cách này đấy, đỡ ngứa hơn đó, chứ đừng dùng thuốc tây làm gì cho hại.

    2. Uông Bí says: Trả lời

      Dấu hiệu như của em rất giống với bệnh của chị, đi khám thì bác sĩ bảo bị bệnh chàm đó, nên, các bệnh về da cũng giống nhau lắm nên em phải đi khám thì mới biết chính xác được em nha, qua trung tâm thuốc dân tộc mà khám đi trước chị cũng điều trị ở đó đấy, thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm này tốt lắm.

    3. Khiết Trần says: Trả lời

      Gái ơi, đọc bài này thêm nhé.Mình thấy biểu hiển của bạn giống vậy đó.
      https://camnangbenhdalieu.com/benh-cham-o-nguoi-lon-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-nhat-n4364.html

    4. Bằng lăng says: Trả lời

      Bài thuốc thanh bì dưỡng can thang này mẹ em đang dùng nè, mẹ em bị chàm da ở vùng cổ, cũng đi khám ở viện da liễu rồi mua các loại thuốc bôi nhưng không khỏi, có lần dì ở Hà Nội về chơi bảo lên trung tâm thuốc dân tộc khám vì đồng nghiệp của dì cũng điều trị ở đấy và đã khỏi. Hôm sau bố em đưa mẹ lên luôn, mẹ em dùng thuốc được gần 1 tháng là thấy cải thiện rồi, mẹ em đang dùng tháng thứ 2 rồi ạ cũng khỏi được khoảng 80% rồi đấy, hy vọng mẹ điều trị đủ liệu trình 3 tháng là sẽ khỏi hẳn luôn. Các anh chị bị bệnh này qua đó mà điều trị đi nha.

    5. Phát Đạt says: Trả lời

      Thuốc này dùng có bị tái phát trở lại không vậy chứ nghe nói bệnh này khó chữa lắm không dứt điểm được thế thì cũng mệt lắm.

    6. Bùi Viva says: Trả lời

      Chả biết có tái phát hay không mà tôi dùng hết 3 tháng là khỏi, kể từ đó 2 năm rồi chưa thấy tái phát trở lại, vẫn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt như hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tái phát thôi, sức khỏe tốt hơn rất nhiều luôn, tôi thấy nhiều người dùng rồi đều không bị tái phát trở lại đâu nếu làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

    7. Trân Châui says: Trả lời

      Bạn bằng Lăng ơi trung tâm này có mỗi cơ sở ngoài HN à bạn?

    8. Cậu NHỏ says: Trả lời

      Đâu trung tâm này có 3 cơ sở cơ mà, ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Quảng Ninh nữa nhé, địa chỉ cụ thể đây này bạn:
      Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0979 509 155
      Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo: (0203) 657 0128 – 0972 606 773
      Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0961 825 886

    9. Ái Vy says: Trả lời

      Em ơi lịch làm việc của Trung tâm thuốc dân tộc cơ sở tại Quảng Ninh thế nào ạ, và cho em hỏi cuối tuần thì bác sĩ nào khám ạ ?

    10. Mý Linh says: Trả lời

      Trung tâm làm việc tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7, Chủ nhật Buổi sáng từ 8h00 – 12h00 và chiều từ 13h30 đến 17h30. Ở đó thì có bác sĩ Thái khám nha, cứ liên hệ số điện thoại này mà hỏi cho kĩ nha:0972 606 773.

  3. Doan Thi says: Trả lời

    Cho hỏi thuốc này có mấy loại thuốc vậy.Em thấy các chị bảo mua thuốc bôi thôi, vậy chỉ cần thuốc bôi là được thôi đúng không ạ?

    1. Hông Koong says: Trả lời

      bài Thuốc thanh bì dưỡng can thang gồm 3 chế phẩm, thuốc uống viên hoàn, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa, do đó để đạt hiệu quả điều trị cao nhất thì phối hợp cả 3 loại nhằm tác động bên trong và bảo vệ bên ngoài luôn bạn nhé

    2. Vânn says: Trả lời

      cho mình hỏi thuốc này dùng như thế nào vậy ạ ?

    3. Sáng says: Trả lời

      chị ơi bài thuốc này gồm có 3 loại là: thuốc uống, ngâm rửa và thuốc bôi.Thuốc uống thì được bào chế thành dạng viên rất dễ uống mùi lại thơm rất dễ chịu không đắng lắm, thuốc bôi thì mình bôi bình thường như các loại kem thôi, còn thuốc ngâm rửa thì chị đun với nước sau đó dùng nước đó để tắm hay ngâm vùng da vào ngày 2 lần là được, có gì chưa rõ thì gọi vào đây bác sĩ hướng dẫn lại cho: 0979 509 155.

    4. Nguyên Ari says: Trả lời

      Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang, gồm 3 loại thuốc: thuốc uống, thuốc ngâm, thuốc bôi. Thuốc uống được bào chế dạng sắc đóng túi cũng khá dễ uống, không có mùi nhiều, thuốc ngâm dạng dược liệu khô về đun với nước nóng rồi để nguội 1 chút dùng để rửa vùng da bị tổn thương, thuốc bôi dạng kem rất dễ tiện dụng.Nếu bạn không muốn dùng thuốc sắc thì có loại viên hoàn uống sẵn hiệu quả cũng như nhau nhé. Nói chung dùng vừa dễ lại hiệu quả lắm , mua về mà dùng đi. Bạn còn lăn tăn thì đọc thêm bài này nhé
      https://www.tapchidongy.org/thanh-bi-duong-can-thang-chua-vay-nen-viem-da-co-dia-co-tot-nhu-loi-don.html

  4. Ngo Duong says: Trả lời

    Em bị chàm khô ở ngón tay và giờ thì lan sang cả bàn tay, lúc đầu mụn nước nhỏ li ti mọc thành chùm, sau vài ngày khô và nứt, ngứa ngáy kinh khủng, em có đi khám bệnh viện da liễu và điều trị thuốc tây mất nhiều tháng nay mà không khỏi, bệnh có vẻ như nặng hơn, giờ tối nào cũng phải bôi thuốc mới đỡ ngứa, cho em hỏi bệnh này của em có chữa đông y khỏi được không? Và mất nhiều thời gian không vậy, nản quá rồi.hic

    1. Ngân 89 says: Trả lời

      Trước tôi bị eczema 5 tháng, tôi có điều trị tại đây trong 2 tháng thì không còn ngứa, mụn nước không còn, da không còn đỏ, mềm mại hơn không còn khô nữa. Cũng được 1 năm từ khi hết thuốc tôi vẫn chưa bị lại

    2. Khúc Thế Hải says: Trả lời

      Hết đó bạn nhưng phải kiên trì lắm vì thuốc này bị dở ở chổ tác dụng chậm nên sẽ bị nản bạn à. Mình bị cách đây vài năm, cứ bong tróc da đầu ngón chân, lúc đó không biết là bị bệnh gì đâu, cứ nghĩ là bong da bình thường thôi nên cứ cắt dần da thừa đi nhưng càng cắt càng thấy nó bong nhiều hơn, da dần dần trở nên khô cứng để ý thời tiết mà hanh khô thì nó ngứa dữ dội và bị nứt da thỉnh thoảng rớm máu rất xót. Mình đi khám ở viện da liệu nói mình vị viêm da cơ địa, 1 số pk da nói mình bị á sừng đó bạn. Chữa đủ mọi nơi, da liễu rồi có lần còn về tận Hòa Bình để chữa bệnh theo dân tộc, thuốc uống, thuốc bôi đủ kiểu mà vẫn không khỏi hẳn được chỉ đỡ 1thoi gian ngắn rồi lại tình trạng cũ tái diễn. Sau mình còn bị cả lòng bàn chân, nhìn thật kinh khủng, đau lắm những đợt nặng còn khó đi lại được ấy rồi còn bị lên cả tay nhưng tay bị ít ở đầu các ngón tay. Sau mình tự tìm hiểu ở trên mạng thì biết đến thuốc của trung tâm thuốc dân tộc thấy ở đây nhiều người review khỏi bệnh nên mình tới khám với mua thuốc. Bs khám cho mình là Bs Lan, kê cho mình bài thuốc thanh bì dưỡng can thang, tháng đầu mình dùng thuốc thì bệnh giảm chậm, da vẫn bong tróc và ngứa nhưng có mềm hơn so với hồi đầu, sang tháng thứ 2 thì đỡ nhiều tình trạng bong da giảm dần và k còn ngứa dữ dội như tháng đầu nữa, càng dùng thì các tổn thương nứt da liền lại và trở nên lành dần, sau 3 tháng da mình được như bình thường có hơi xỉn màu một chút và từ đấy tới giờ cũng hơn 2 năm rồi mình k bị lại trong khi trước cứ rời thuốc ra là bị lại ngay nhưng thuốc này thì 1 lộ trình của nó cũng lâu, chữa hơi nản và chi phí cũng cao nên suy từ mình ra thì càn có sự kiên trì

    3. Bánh Bèo says: Trả lời

      Con em 4 tuổi, đi khám được bác sĩ chẩn đoán là viêm da cơ địa – chàm. Nhưng em muốn cho bé điều trị thuốc đông y này chứ ko muốn dùng thuốc tây? Không biết bé nhỏ có dùng được không ạ?

    4. Tú Cẩm says: Trả lời

      Bạn cho con dùng thanh bì dưỡng can thang ngay đi, Con mình cũng bị, dùng thấy cũng tốt, hiệu quả, mà bệnh đến nay khỏi hẳn không còn ngứa nữa da thì hết bong tróc nứt nẻ hơn, mịn màng hơn trước rồi,giờ vẫn còn các vết thâm nên đang dùng thêm, lại không có tác dụng phụ. Bạn nên đưa con bạn đến trung tâm của họ để khám sớm đi, Lúc trước mình có tham khảo vào web này , bạn tham khảo thêm nhé.
      https://camnangbenhdalieu.com/mach-cac-me-cach-dieu-tri-cham-sua-can-benh-am-anh-voi-tre-em-n4381.html

    5. Bi Su says: Trả lời

      Chị ơi, bé nhỏ uống được chị nhé. Em chia sẻ là con em lúc điều trị được 6 tuổi, lớn hơn bé này nhưng rất hợp tác. Thuốc có vị đắng nhưng bác sĩ hướng dẫn là pha ít đường bột hoặc dùng viên đá nhỏ để trên mặt lưỡi 1 tí rồi cho bé uống thì ko thấy đắng nữa. Cu cậu trước hay ngứa, gãi toét cả máu mà từ khi uống thuốc giờ da dẻ mịn màng hẳn ra, tung tăng chạy nhảy mồ hôi cũng không bị nổi lên nữa. Mẹ đồng hành cùng con điều trị nhé.

    6. Kim Luynh says: Trả lời

      Ngoài dùng thuốc ra thì mẹ bé cũng nên kiêng ăn những thực phẩm chứa nhiều chất tanh như tôm, cua, cá,….có khả năng gây dị ứng cao, kích thích hệ miễn dịch và thực phẩm chứa nhiều chất béo là các loại thức ăn chứa nhiều mỡ, dầu như: thịt lợn mỡ, thịt gà mỡ, thịt vịt, lòng đỏ trứng gà, các món chiên mẹ bé nhé.

    7. Như Kha says: Trả lời

      Vậy trẻ từ bao nhiêu từ bao nhiêu tuổi thì dùng đưọc thuốc này vậy

    8. Menny says: Trả lời

      Lúc đầu mẹ nó cũng nghĩ con bé còn nhỏ nên chưa dùng thuốc được nhưng bác sỹ có tư vấn thuốc đông y bé 2 tuổi trở lên là đã dùng được 3 loại thuốc này rồi nên đã quyết định lấy thuốc cho con uống. Sau khi cháu mình dùng được 1 tháng thì thấy tình trạng bệnh ổn định rất nhiều,mụn nước se khô miệng, đỡ ngứa, không còn cháy dịch nữa. Mừng lắm! Sau khi tái khám lại mẹ nó lại tiếp tục lấy thuốc cho cháu nó dùng tiếp, dùng được 3 tháng hiện tại bệnh của cháu gái mình ổn định được 80%, da dẻ nhẵn hơn, mụn giảm đi nhiều đó nhé

    9. Hòa Anh says: Trả lời

      Yên tâm đi thuốc này đảm bảo an toàn lắm luôn, vì toàn từ các thảo dược tự nhiên an toàn lành tính dùng được cho mọi đối tượng mà, phụ nữ sau sinh cả mang thai còn dùng được cơ, chỉ cần theo hướng dẫn của bác sĩ là được, qua đó khám đi nha, có gì cần hỏi thì gọi vào đây: 0983059582

  5. Tuấn Dũi says: Trả lời

    Em bị bệnh chàm khô đã 3 năm nhưng chưa chữa ở đâu khỏi hẳn. Đầu tiên bị ở ngón tay sau bệnh xuất hiện ở 2 bàn tay nữa. Cứ đợt nào trời hơi hanh là bị khô căng da,nổi mẩn rất khó chịu. Em đang chữa ở trung tâm thuốc dân tộc được 10 ngày cũng thấy có chút tiến triển rồi. Hy vọng là có thể khỏi hẳn.

    1. Dưa Vàng says: Trả lời

      Mình đã điều trị ở Trung tâm này rồi,1 tuần đầu mình dùng thuốc đấy nó nổi mẫn còn nhiều hơn lúc chưa dùng thuốc…thật kinh dị, lúc đấy hoang mang lắm, sợ bị làm sao. Sau đấy mình gọi điện đến Trung tâm thì được bác sĩ giải thích đấy là tác động của thuốc đẩy độc tố phát ra ngoài ra gây nên hiện tượng nổi mẩn và ngứa rầm rộ hơn, nên mình yên tâm dùng thuốc, song chỉ 1-2 tuần sau mình thấy các đám mẩn đỡ dần rồi lặn hết, duy trì dùng thuốc 3 tháng thì mình ngưng mấy tháng nay chưa thấy gì, chả biết khỏi hẳn chưa cơ mà mình thấy uống thuốc song giờ ăn ngon miệng ngủ tốt cực giờ ăn uống mình chả kiêng khem gì nữa đâu, ăn uống như bth rồi chỉ có điều là mình k tắm sữa tắm nữa thôi, toàn tắm chanh với muối hạt mùa đông chắc mua sữa tắm baby về dùng vì nó không chứa xà phòng. Trước mà biết chỗ này sớm thì mình tới chữa lâu rồi cũng tưởng phải sống chung với bệnh này cả đời cơ.

    2. Sun Sight says: Trả lời

      Bạn đã chưa khỏi ở đây rồi à, cho mình hỏi mình ở xa không qua khám trực tiếp được thì làm thế nào ạ ?

    3. Tahis Công says: Trả lời

      Ở Trung tâm có gửi thuốc về tận nhà cho mình đấy,bạn không đến được thì có thể chụp hình vùng da bị bệnh sau đó gửi vào zalo của tt nhờ bác sỹ tư vấn cho sau đó bác sỹ kê liệu trình gửi về cho rất tiện bạn nhé,trước mình cũng làm vậy mà, bạn liên hệ TT mà mua nhé,zalo qua sđt:0983 059 582 or gửi hình ảnh vào page trung tâm nhé:
      https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc/

  6. Khánh Linh says: Trả lời

    Em là sinh viên năm 2 và vừa học vừa làm thêm kiếm thêm thu nhập cho sinh hoạt phí hàng ngày. Em đi bưng bê và rửa chén bát. Do tiếp xúc với dầu mỡ rồi dầu rửa bát nên thời gian gần đây tay em hay bị ngứa, bong tróc ở các ngón tay rất ngứa. Em cũng đã ra tiệm thuốc mua thuốc về bôi nhưng chỉ đỡ 1 chút xong dừng bôi lại bị lại. Mọi người cho em hỏi như vậy em có phải bị chàm không ạ? Và có cách nào điều trị hiệu quả không ạ?

    1. Huyền Heo says: Trả lời

      Bị bệnh này công nhận là bôi mấy tuyp thuốc ngoài tiệm thuốc tây nhanh khỏi thật. Nhưng bôi cái này chỉ đỡ khi bôi thôi nhưng dừng thuốc thì lại bị lại. Mình cũng đang đau đầu vì bệnh chàm ở ngón tay dùng thuốc mãi không được đây, tay bong tróc không còn vân tay, chảy cả máu, sợ quá

    2. Thiên Dương - ( Xử Nữ ) says: Trả lời

      Thử bôi nha đam đi bạn. Mình đọc và tìm hiểu thấy mọi người bảo bị chàm ở tay bôi nha đam đỡ đấy. Nha đam cung cấp ẩm, giảm ngứa, tiêu viêm, quan trọng là nó lành tính không sợ bị tác dụng phụ hay gì cả.

    3. Nguyễn Hằng says: Trả lời

      Bệnh của em giống của chị ghê. Chị làm nội trợ nên tiếp xúc nhiều với hóa chất nên tay chị rất hay bị ngứa, khô và nổi nốt. chị có đi khám thì bác sĩ kết luận bị chàm khô. Chị đã qua trung tâm thuốc dân tộc để các bác sĩ khám sau đó kê đơn thuốc về dùng 3 tháng giờ tay mịn màng không bị ngứa nữa. Em cũng đến đây khám và mua thuốc dùng đi. Thuốc ở đây dùng an toàn mà không sợ bị tác dụng phụ hay lệ thuộc thuốc đâu, giờ khỏi rồi chị vẫn phải chăm sóc tay cẩn thận, dùng găng tay khi tiếp xúc với hoá chất đấy.

    4. Khánh Linh says: Trả lời

      Thuốc chị dùng là thuốc gì vậy ạ? Đây là thuốc uống hay thuốc bôi vậy chị?

    5. Nguyễn Hằng says: Trả lời

      Chị dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc. Đây là 1 bài thuốc gồm 3 thuốc: uống, bôi và ngâm rửa em nhé.

    6. Khánh Linh says: Trả lời

      Chị ơi thuốc chị nói có phải thuốc này không ạ?
      https://www.thuocdantoc.org/bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang-dac-tri-cac-benh-viem-da-hieu-qua.html

    7. Nguyễn Hằng says: Trả lời

      Đúng rồi đấy em. Em đến đấy khám xem sao. Các bác sĩ ở đây tư vấn tận tình, chu đáo lắm.

    8. Khánh Linh says: Trả lời

      Chị khám ở đâu vậy chị? Chị cho em xin địa chỉ với bác sĩ chị khám nhé.

    9. Nguyễn Hằng says: Trả lời

      Chị khám ở B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – Hà Nội. Chị khám bác sĩ Tuyết Lan. Em có thể gọi điện đến số 02471096699 để đặt lịch khám nhé.

    10. Huyền Heo says: Trả lời

      Chị cho em hỏi ngoài địa chỉ ở Hà Nội thì em có thể mua thuốc này ở những đâu ạ? Thuốc này có bán ở các tiệm thuốc tây không ạ?

    11. Nguyễn Hằng says: Trả lời

      Chị đọc trong sổ khám bệnh thấy trung tâm hiện có 3 cơ sở: Hà Nội– Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân Điện thoại: (024)7109 6699 – 0983 684 155 –Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long Điện thoại: 0972 606 773 Còn trong Nam thì có cơ sở này nhé: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM Điện thoại: (028)7109 6699. Thuốc này không bán ở ngoài đâu vì thuốc do trung tâm nghiên cứu và sản suất mà.

  7. Mẹ Của Nhím says: Trả lời

    Thuốc này có dùng cho trẻ nhỏ hơn 7 tuổi không mọi người? Bé nhà mình bị chàm ở tay gần 1 năm rồi dùng đủ loại trên đời mà chẳng thấy khỏi gì cả.

    1. Tâm Tít says: Trả lời

      Trẻ con da nhạy cảm lắm, bạn cứ đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra rồi dùng thuốc theo đơn cho an toàn bạn ạ.

    2. Mẹ Của Nhím says: Trả lời

      Mình cũng cho bé đi khám và dùng thuốc theo đơn. Dùng thuốc thì thấy đỡ nhưng dừng thuốc tầm hơn tuần là lại bị. Mà trẻ con nên mình cũng không muốn cho bé dùng thuốc tây nhiều nên mới muốn hỏi thuốc đông y xem có dùng được không cho an toàn. Mình đang đọc bài này thấy ham quá, đang định cho bé đến đó khám lấy thuốc
      https://vhea.org.vn/thuc-hu-bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang-chua-vay-nen-19837.html

    3. Trịnh Tú Anh says: Trả lời

      Thuốc này dùng được chứ bạn. Đây là thuốc đông y nên rất là an toàn kể cả trẻ nhỏ. Bạn cứ đưa bé đến để bác sĩ kiểm tra xong bác sĩ sẽ kê đơn cho bé nhà bạn nhé.

    4. Phạm Lan Hương says: Trả lời

      Nàng ơi thuốc này dùng tốt lắm đấy. Trẻ nhỏ thì nên dùng cái gì an toàn và hạn chế thuốc tây thôi.Con nhà tớ trước cũng bị chàm ở tay xong điều trị tại trung tâm thuốc dân tộc khỏi rồi đấy.

    5. Mẹ Của Nhím says: Trả lời

      Ôi vậy à chị? Thế thì tốt quá rồi. Thế chị cho em hỏi là trong quá trình dùng có cần lưu ý gì không ạ? Và dùng trong bao lâu thì khỏi ạ?

    6. Phạm Lan Hương says: Trả lời

      Thuốc đông y lành tính nên không cần kiêng khem gì cả. Nang chỉ cần giữ vệ sinh tay cho con sạch sẽ, hạn chế những đồ ăn gây kích ứng ngứa. Còn thời gian dùng thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của cháu nữa. Như con nhà tớ thì dùng 2 tháng là khỏi hẳn luôn rồi.

    7. Mẹ Của Nhím says: Trả lời

      Thuốc đông y thường sắc lâu và uống đắng, em sợ con nhà em không uống được. Thế thuốc này con nhà chị có dễ uống không ạ?

    8. Phạm Lan Hương says: Trả lời

      Thuốc này không cần đun sắc gì đâu, họ làm thành viên hoàn sẵn cho rồi. Với trườn hợp bé thấy khó uống thì nói với bác sĩ họ sẽ làm ngọt cho bé nhà nàng dễ uống. Như con nhà tớ thì uống ngon, còn khen thơm nữa ý.

    9. Mẹ Của Nhím says: Trả lời

      Nhà em ở Hưng Yên đi ra các cơ sở của Trung tâm hơi xa, mà cháu còn bé đi xe xa sợ bé mệt lại ốm. Không biết trung tâm có dịch vụ gửi thuốc không nhỉ?

    10. Phạm Lan Hương says: Trả lời

      Có đấy nàng. Nếu nàng lấy ở xa thì gọi đến số 02471096699 bên trung tâm sẽ tư vấn rồi gửi thuốc về cho nhé.

  8. Phạm Văn Nghiệp says: Trả lời

    Cho hỏi thuốc này là thuốc uống hay thuốc bôi vậy?

    1. Hoài Lâm says: Trả lời

      Thuốc thanh bì dưỡng can thang này gồm cả uống, cả bôi và cả ngâm rửa bạn nhé. Dùng kết hợp cả uống trong bôi ngoài sẽ có tác dụng nhanh hơn bạn ạ.

    2. Phạm Văn Nghiệp says: Trả lời

      Nếu dùng mỗi bôi có được không? Tôi rất ngại uống vì sợ đắng.

    3. Hoài Lâm says: Trả lời

      Cái này là theo bộ điều trị rồi. Dùng 1 trong 3 thì tác dụng sẽ chậm hơn đó. Nếu muốn khỏi bệnh thì nên tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ tốt hơn bạn ạ. Bác sĩ cũng đã nghiên cứu để đưa ra cách điều trị tốt nhất rồi, mình cứ theo bác sĩ thôi chứ đừng tự chữa bệnh.

    4. Vô Danh says: Trả lời

      Bác sĩ đã ra phác đồ như thế nào thì cứ thế mà dùng theo thôi. Nếu muốn dùng 1 loại cũng được, nhưng khi bệnh không khỏi hoặc lâu khỏi hơn thì đừng trách bác sĩ hay trách thuốc không tốt nhé.

    5. Khoa Nguyễn says: Trả lời

      Bạn Hoài Lâm cho mình hỏi bài thuốc này có hiệu quả thật sự không? Bạn dùng trong bao lâu thì thấy đỡ?

    6. Hoài Lâm says: Trả lời

      Mình dùng tầm gần 2 tuần là bắt đầu thấy đỡ ngứa rồi. Còn để khỏi hẳn thì mình dùng hết 3 tháng. Thuốc này được cái là dùng không bị kích ứng hay gặp bất kì tác dụng phụ nào như các thuốc kia mình dùng. Bạn còn băn khoăn thì đọc thêm bài này nhé để hiểu rõ hơn.

      https://www.tapchidongy.org/thanh-bi-duong-can-thang-dac-tri-cham-sua.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn