Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Chàm bìu là gì, ai hay bị? Dấu hiệu và cách trị bệnh

Mẹo chữa bệnh chàm khô hiệu quả, dân gian thường dùng

Chàm khô là tình trạng mất cân bằng cấu trúc da với các triệu chứng thường gặp như da khô bong tróc, đôi khi rướm máu, trầy xước, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng này, một trong số đó là chữa bệnh chàm khô dân gian với các mẹo hay dễ áp dụng như dùng dầu dừa, nha đam, khoai tây, lá trầu không…

Mẹo chữa bệnh chàm khô dân gian hay dùng

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chàm khô lại là căn bệnh mà nhiều người muốn nhanh chóng điều trị. Bởi lẽ các triệu chứng của chàm khô khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, luôn tự ti, ngại giao tiếp với người khác nhất là khi các vết chàm xuất hiện ở tay, chân và đặc biệt là mặt. Để giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian sau đây:

1. Chữa bệnh chàm khô bằng dầu dừa

Dầu dừa thường được dân gian sử dụng để chữa bệnh chàm khô
Dầu dừa thường được dân gian sử dụng để chữa bệnh chàm khô


Sử dụng dầu dừa để chữa chàm khô là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Theo nhiều nghiên cứu, trong dầu dừa có chứa các enzim có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa làm giảm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh chàm khô ra các bộ phận khác trên cơ thể.

Không chỉ vậy, các enzim này còn có khả năng làm giảm đau, giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi tích cực. Các enzim này là anti-fungal, antibacterial, antimicrobial, antioxidant. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa vitamin E có khả năng dưỡng ẩm, hạn chế khô da, nứt nẻ.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước ấm để rửa sạch vùng da bị chàm khô, lau khô
  • Xoa dầu dừa lên da, massage nhẹ nhàng từ 15 – 30 phút
  • Rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô.

Bên cạnh việc bôi dầu dừa ngòi da, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để nấu các món ăn. Việc này không chỉ hỗ trợ điều trị mà còn giúp món ăn thêm mùi vị hấp dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý phải làm sạch da trước khi bôi để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

2. Lá trà xanh chữa chàm khô

Lá trà xanh có chứa các hoạt chất như Epigallocatechin gallate (EGCG), flavanol, epicatechin, epicatechin gallate… Ngoài ra, trong trà xanh còn chứa các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, mangan cùng các vitamin nhóm B, C. Các hoạt chất này không chỉ có lợi với sức khỏe tim mạch mà còn có khả năng làm sạch da, kháng viêm, kháng viêm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm.

Cách thực hiện:

Cách 1:

  • Chuẩn bị 200g lá chè xanh, rửa sạch, nấu với 1,5 lít nước lọc
  • Để tăng khả năng kháng khuẩn, bạn nên cho thêm một chút muối
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm khô 1 lần/ngày.

Cách 2:

  • Chuẩn bị 1 nắm trà xanh, 1 muỗng muối hạt
  • Trà xanh ngâm với muối trong 30 phút rồi rửa lại với nước, để ráo
  • Cho lá trà xanh vào cối giã nát, sau đó cho vào nồi đun sôi
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

3. Lá khế chữa bệnh chàm khô

Theo Đông y, lá khế vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ độc tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, dân gian thường dùng lá khê để chữa các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, vảy nên, lở loét, mụn nhọt, chàm khô… Mặc dù không thể loại bỏ dứt điểm bệnh chàm khô nhưng lại giúp cải thiện triệu chứng bệnh, hỗ trợ da phục hồi.

Theo y học hiện đại, sở dĩ lá khế có thể được sử dụng để chữa bệnh chàm khô là do có chứa các hoạt chất như salmonella typhus, mircobial bacillus cereus… Ngoài ra, lá khế còn chứa các acid oxalic, các vitamin và nguyên tố vi lượng có khả năng khử trừng, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Cách thực hiện: 

Cách 1:

  • Lấy 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, ngâm nước muối, rửa sạch lại bằng nước
  • Cho lá khế vào nồi, đun sôi với nước trong 10 phút
  • Đến khi nước chuyển sang màu vàng nhạt thì tắt bếp, lọc lấy nước để uống.

Cách 2:

  • Dùng 1 nắm lá khế rửa sạch, đun sôi với nước
  • Lấy nước này ngâm rửa vùng da bị chàm khô trong 20 phút
  • Sau đó lấy bã lá khế trực tiếp đắp lên vùng da này
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày, trong 2 – 3 tuần sẽ thấy cải thiện.

4. Mẹo chữa chàm khô bằng muối

Muối có tính kháng khuẩn, sát khuẩn cao, thích hợp cho việc trị chàm khô
Muối có tính kháng khuẩn, sát khuẩn cao, thích hợp cho việc hỗ trợ điều trị chàm khô

Theo kinh nghiệm dân gian, muối có tính sát khuẩn cao, có khả năng kháng viêm, làm sạch da hiệu quả. Chính vì thế, muối thường được sử dụng để khử độc, chữa các bệnh về da, trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm khô… Không chỉ vậy, muối còn chứa các khoáng chất hữu ích giúp người bệnh tăng cường đề kháng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 1 nắm muối, sao trên chảo nóng đến khi giòn đều, hạt muối chuyển sang màu vàng
  • Rửa sạch vùng da bị chàm, đợi muối nguội bớt thì đắp muối lên vết thương dùng băng gạc cố định để trong 15 phút
  • Rửa lại bằng nước ấm, thực hiện đều đặn để cải thiện bệnh.

Lưu ý: Chỉ áp dụng cho trường hợp mới khởi phát, không nên lạm dụng để tránh khô da.

5. Chữa bệnh chàm khô tại nhà bằng tỏi

Từ lâu tỏi đã được biết đến là một vị thuốc chữa nhiều bệnh đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Theo cuốn từ điển cây thuốc Việt Nam, tỏi vị cay, tính ôn, có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc… Theo các nghiên cứu y học, sở dĩ tỏi có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, chống viêm nhiễm trị được bệnh chàm khô là do có chứa kháng sinh tự nhiên acllicin và các chất khác như allin, glucogen, fitomnxit…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vài tép tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch, thấm miếng tỏi vào một ít nước rồi cho vào chiếc khăn mỏng
  • Giã nát tỏi, thêm ít nước để chắt lấy nước ép tỏi
  • Dùng khăn thấm nước tỏi xoa lên vùng da bị chàm, để trong 8 – 10 pút
  • Rửa sạch lại bằng nước, không để quá lâu trên da để tránh gây tổn thương cho da.

6. Mẹo chữa bệnh chàm khô bằng lá ổi

Sử dụng lá ổi cũng là một trong những mẹo chữa bệnh chàm khô theo phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Dân gian cho rằng lá ổi có khả năng khử trùng, kháng khuẩn, làm sạch da nên có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh chàm khô và các bệnh ngoài da khác.

Cách thực hiện:

Cách 1:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi và vi khuẩn
  • Cho lá ổi vào nồi, đun với 2 lít nước đến khi sôi thì đổ ra  một cái chậu nhỏ
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da mắc bệnh, sau đó lấy bã lá ổi chà nhẹ lên da.

Cách 2:

  • Lấy 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi giã nát
  • Dùng phần lá ổi này thoa trực tiếp lên da, để trong 20 phút rồi rửa sạch bằng nước
  • Thực hiện 1 lần/ngày, tốt nhất là vào buổi tối.

7. Sử dụng khoai tây chữa bệnh chàm khô

Khoai tây có tác dụng dưỡng ẩm, loại bỏ tế bào chết, hỗ trợ hồi phục các tổn thương trên da hiệu quả
Khoai tây có tác dụng dưỡng ẩm, loại bỏ tế bào chết, hỗ trợ hồi phục các tổn thương trên da hiệu quả

Khoai tây không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn ngon, bổ dưỡng, giàu tinh bột mà còn là bài thuốc chữa viêm da, dị ứng, chàm khô mang lại hiệu quả tích cực. Theo kinh nghiệm dân gian, khoai tây có khả năng làm sạch da, giữ ẩm, dưỡng da, ngăn ngừa sự lây lan của virus, tẩy tế bào chết và thúc đẩy sự hồi phục của vùng da bị chàm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch, đi luộc chín
  • Sau khi khoai tây chín thì vớt ra, nghiền nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị chàm
  • Có thể dùng một miếng băng băng quanh vùng da đã đắp khoai tây
  • Sử dụng 2 lần/ngày liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện.

8. Chữa bệnh chàm khô bằng nha đam

Nha đam được đánh giá cao trong việc điều trị các vấn đề ngoài da và luôn được chị em đặc biệt ưa chuộng để làm đẹp. Do trong thân nha đam chứa nhiều nước, vitamin và các khoáng chất nên có tác dụng rất tốt cho da.

Không chỉ vậy, các hợp chất acid salicylic, bradykinase, magie… trong nha đam còn giúp giảm sưng viêm, loại bỏ các kích ứng đỏ trên da, ngăn ngừa sự sừng hóa, lão hóa da, kích thích sản sinh collagen và dưỡng ẩm cho da. Chính vì thế, dùng nha đam chữa bệnh chàm khô tại nhà cũng là một phương pháp mà người bệnh có thể thử áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 lá nha đam, bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy phần lõi bên trong
  • Giã phần lõi này thành gel, vệ sinh vùng da bị chàm rồi bôi gel nha đam lên da
  • Để trong 20 phút, rửa sạch lại với nước, thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

9. Mẹo chữa chàm khô bằng cây núc nác

Vỏ cây núc nác được bào chế thành kem trị chàm
Vỏ cây núc nác được bào chế thành kem trị chàm

Núc nác hay hoàng bá nam là loại cây thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô, bộ phận thường được sử dụng là vỏ cây.  Loại cây này được công nhận là có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm tăng sức đề kháng, chống dị ứng, hỗ trợ kiểm soát sự xâm nhập của các dị nguyên gây bệnh chàm. Đây cũng là lý do mà tinh dầu trong vỏ cây núc nác được chiết xuất và sản xuất thành kem đặc trị chàm.

Cách thực hiện:

  • Lấy 50g vỏ cây núc nác, 50g vỏ cây hòe, 30g hương nhu, 30g lá khổ sâm cho vào ấm sắc với nước
  • Đợi nước sôi trong 10 – 15 phút đến khi nước chuyển màu thì tắt bếp, đổ nước ra một cái chậu nhỏ
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm và rửa lại với nước ấm.
  • Thực hiện 1 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Những lưu ý khi áp dụng mẹo chữa bệnh chàm khô theo dân gian

Khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh chàm khô tại nhà theo kinh nghiệm dân gian, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Các biện pháp dân gian chỉ có vai trò hỗ trợ chứ không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng cũng như không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Do đó, chúng chỉ thích hợp với người bị chàm ở mức độ nhẹ khi bệnh mới khởi phát.
  • Nên kết hợp các biện pháp này với việc điều trị chuyên biệt theo liệu trình của bác sĩ để đạt được hiệu quả nhanh nhất.
  • Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà các mẹo trên có thể có hiệu quả hoặc không. Hơn nữa, người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới thấy được các chuyển biến tích cực.
  • Cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn thực phẩm lỏng nhẹ, nhạt vị, hạn chế ăn muối. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thịt vịt xiêm, ba ba, cua, tôm, bò, gà…
  • Vệ sinh da sạch sẽ, tránh dùng chanh, xà phòng để không làm vùng da bị chàm bị bội nhiễm.

Chàm khô là một căn bệnh phổ biến, không phân biệt độ tuổi giới tính mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng nó lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu và đặc biệt còn rất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu bệnh, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Đàn hương được ứng dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp

6+ cách trị bệnh chàm theo dân gian, đơn giản tại nhà

Chàm là một dạng tổn thương da mãn tính, dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm, đặc trưng bởi các triệu chứng như ngứa, bong vảy, dày sừng, nứt...

3 thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh (dạng kem bôi)

Sử dụng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh sẽ giúp kiểm soát được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở da cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh cần...

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách

Dùng lá ổi chữa bệnh chàm là cách được rất nhiều người trong dân gian áp dụng để cải thiện tình trạng da bị ngứa, nổi nhiều mụn nước, khô,...

Bị chàm sữa nên tắm lá gì cho con?

Các loại lá tắm trị chàm sữa cho trẻ và lưu ý khi dùng

Lá tía tô, lá khế, nước khổ qua, lá lốt... là các loại lá tắm trị chàm sữa cho trẻ được dùng phổ biến. Tuy nhiên, cách chữa trị này...

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Bệnh chàm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu ở da. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm giúp cải...

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và các thông tin cần biết

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một bệnh viêm da mạn tính rất khó điều trị dứt điểm. Sau khi đã được điều trị, bệnh vẫn có thể tái...

Bình luận (32)

  1. Bống thối says: Trả lời

    Con nhà em được 5 tháng em thấy 2 má con cứ đỏ ửng lên chạm tay vào thì có cảm giác vùng da ở má dầy và khô như có vẩy ấy, không biết như vậy liệu có phải con nhà em bị chàm khô không ạ?

    1. Ngân Kim says: Trả lời

      ku nhà mình bị chàm từ bé. Mình đọc trên mạng thấy bôi dầu dừa nguyên chất là hết. Mình thử và thấy khá hiệu quả, da không bị khô và ngứa nữa.

    2. Anh 2016 says: Trả lời

      con bé nhà mình cũng bị nổi mẩn đỏ ở má em đun nước lá khế cho con tắm và ngâm mấy ngày là khỏi chị thử làm cho bé đi chị ạ.

    3. Mẹ Bốp Bốp says: Trả lời

      Trẻ con mình không nên dùng thuốc linh tinh chị ạ, chị Bống Thối nên cho con đi khám xem thế nào vì da các bé rất nhạy cảm không nên dùng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sỹ.

    4. Minh Rubi Xu says: Trả lời

      Mẹ Bốp Bốp nói đúng đấy ạ, e cũng đã từng phải hối hận vì dùng thuốc linh tinh cho con rồi. Hồi bé thứ 2 nhà em được 6 tháng cũng nổi mẩn đỏ và bong da ở má, em cũng nghĩ đơn giản nên ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi cho con ban đầu cũng khỏi thật nhưng 1 thời gian sau con lại bị lại nặng hơn rất nhiều, da con dày lên, các lớp vảy dày thành mảng to, con đau nên quấy khóc lúc đó stress thưc sự. Mẹ chồng em được các bà trong câu lạc bộ người cao tuổi giới thiệu bảo cho bé đến trung tâm thuốc dân tộc khám, đến đó bé nhà e được khám bác sỹ Lan bác bảo bị chàm sữa nhưng do em vệ sinh không đúng cách nên phần da của con bị nhiễm trùng, bác kê cho con thuốc Thanh bì dưỡng can thang gồm có uống, bôi và rửa. 1 tuần đầu tiên về bôi các mảng da của con mềm hơn,không còn ngứa nhiều nên bé không quấy mà trộm vía ăn và ngủ ngon hơn, đợt đó con bị nặng nên phải dùng thuốc 2 tháng mới hết, đến bây giờ hơn 3 năm nay rồi con chưa bị lại. Các chị tham khảo thêm ở đây rồi cân nhắc cho con đi khám nhé https://www.thuocdantoc.org/thoat-khoi-benh-cham-dai-dang-nho-chon-dung-phuong-phap-dieu-tri.html

    5. Bống thối says: Trả lời

      Thế con được 5 tháng thì có dùng được không bạn nhỉ? Tại bé bị chàm khô mấy tháng nay rồi bôi nhiều thuốc khác nhau cũng không khỏi. Mà bôi thuốc chứa corti nhiều mk sợ hại sức khỏe của bé.

    6. Minh Rubi Xu says: Trả lời

      Bạn yên tâm thuốc này làm 100% từ thảo dược nên lành tính lắm. Bạn mua cho bé dùng đi không lo tác dụng phụ hay ảnh hưởng gì lâu dài đâu. Chứ để bé ngứa ngáy rồi khó chịu bỏ ăn bỏ uống nhìn tội lắm. Tầm như bé nhà mình với bé nhà bạn thì bs chỉ cho dùng thuốc bôi với rửa thôi. Bé nhà bạn mà mới bị chắc chỉ 1 tháng là hết

    7. Bống thối says: Trả lời

      Bạn cho tớ xin địa chỉ chỗ bạn mua thuốc được không? Nếu tiện để tớ đưa con qua khám luôn chữ nhìn con cún con mặt mũi lem luốc tội quá

    8. Nấm Hương says: Trả lời

      Trước tớ mua ở Trung tâm thuốc dân tộc địa chỉ B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – Hà Nội bạn ạ. Tớ thì con nhỏ nên không đến trực tiếp được phải gọi ship thuốc về tận nhà.

    9. Bống thối says: Trả lời

      Mà thuốc này điều trị như này đắt không bạn???

  2. Nguyên Vũ Ngọc says: Trả lời

    Tôi bị bệnh chàm nhiều năm nay rồi, lúc đầu chỉ bị nhẹ ở tay và chân thôi nhưng năm nay lại phát triển mạnh, nổi khắp người rất ngứa ngáy và khó chịu. Tôi cũng đã uống thuốc tây nhưng cũng chỉ khỏi vài hôm rồi bị lại. Thật sự là mệt mỏi lắm rồi, ai có cách nào điệu trị mách tôi với ?

    1. Oanh Vũ says: Trả lời

      Mọi người thử đun lá trà xanh không hoặc lá ổi xong tắm hàng ngày ý, tui đi khám bác sĩ kê thuốc bôi trong đó toàn có corticoid thôi, cứ bị tái đi tái lại xong tui bôi nhiều khiến da bị bào mỏng, tổn thương nên khó lành lắm chưa kể dùng nhiều còn bị teo da ấy, chỉ chữa được thời điểm bôi còn dừng cái là nó bị lại luôn, cứ chữa dân gian đi vừa lành vừa hiệu quả đấy

    2. Hải Ly Ly says: Trả lời

      tôi cũng đc bà nội chỉ cho cách giã lá trà xanh và muối hạt sau đó đắp lên vùng da bị chàm, tôi mua lá trà xanh không về rửa sạch xong đắp thì cảm giác bị bỏng rát ý, rất khó chịu nên làm 1 lần tôi chả làm nữa, giờ cứ đổi thời tiết nóng sang lạnh hay ăn 1 thức ăn lạ nào là tôi lại bị, nên đi đâu nhất là đi du lịch tôi chả dám thưởng thưc gì, chỉ mong có thể tìm đc phương pháp nào có thể trị đc căn bệnh này huhu

    3. Chợ cầu_VĐ says: Trả lời

      Các anh chị phải đun là trà xanh và cho chút muối vào sau đó lấy nước tắm hoặc ngâm rửa vùng bị chàm, chứ bạn đắp trực tiếp như thế lá trà xanh không nóng lắm nó gây bỏng da đấy, hoặc anh chị lấy dầu dừa bôi vào vết chàm cũng hiệu quả đấy, tôi đã từng làm cho con gái tôi thấy khá là hiệu quả, ko phải sử dụng thuốc men gì cả

    4. Mã Thị Hoa says: Trả lời

      Trường hợp nhẹ thì có thể sử dụng bài thuốc dân gian đc thôi,chứ bị nặng dùng ko ăn thua đâu chưa kể vệ sinh mà kém còn dễ dẫn đến viêm nặng hơn, tôi cũng từng dùng qua các bài thuốc dân gian rồi, lúc đầu cũng cảm giác dễ chịu hơn cứ nghĩ là bệnh thuyên giảm nhưng khoảng 1 tháng sau thì bị nặng đến mức mụn nước chảy mủ vàng, rất ngứa, tôi khổ sở về bệnh đi khám thì bs bảo sao để bệnh nặng như này mới đi khám mà hàng ngày chịu đc thì giỏi đấy, bác sĩ cho thuốc kháng sinh kháng viêm thuốc uống thuốc bôi đủ cả, thuốc tây tác dụng nhanh thật, hôm trước hôm sau đã đỡ rồi, ko còn ngứa ngáy mà bôi thuốc vào các đầu mụn se lại, đóng vẩy. Niềm vui chả tầy gang dừng hết thuốc độ nửa tháng các vết chàm lại mọc lên như đầu, haizz nghĩ nản quá chả lẽ cả đời cứ làm bạn vơi thuốc tây như này sao

    5. Thu123@gmail.com says: Trả lời

      Có bệnh thì vái tứ phương thôi, chữa tây y không triệt được tận gốc thì chị đến trung tâm thuốc dân tộc khám điều trị thử xem, thuốc ở đây tôi cũng giống chị bị bao năm thế mà dùng khỏi đấy nhưng phải kiên trì nữa cơ, quan trọng là phải dưỡng ẩm cho da vào, không bệnh chàm cứ hanh khô là bị thôi chả vì lí do nào cả, tôi từng uống thuốc của trung tâm rồi kiêng hải sản nửa năm trời, chữa khỏi cũng chả dám ăn lại vì cơ địa mình dị ứng cao, đến lúc đi du lịch đánh liều ăn tôm, ghẹ thì may ko vấn đề gì cả, giờ ăn đủ thể loại ko thấy có biểu hiện tái phát, ko gì vui sướng hơn nên tôi khuyên chị sang đông y mà chữa chứ đừng phụ thuộc thuốc tây mãi
      đây chị cứ tham khảo thêm https://camnangbenhdalieu.com/chua-benh-cham-bang-dong-y-hieu-qua-nhu-the-nao-n3584.html

    6. Nguyên Vũ Ngọc says: Trả lời

      Chị Thu ơi, thế bài thuố này này gồm mấy loại thuốc và thuốc uống có phải sắc không chứ tôi sợ uống thuốc sắc mùi kinh lắm.

    7. Thu123@gmail.com says: Trả lời

      Em ơi bài thuốc này chị dùng gồm 3 loại: thuốc uống, thuốc bôi và ngâm rửa bạn ạ. Thuốc uống thì không phải đun nấu hay sắc gì đâu cứ thế uống nó dạng viên sẵn rồi nên tiện lợi, dễ uống lắm.

  3. Ngô Khánh Linh says: Trả lời

    Tôi bị chàm khô từ nhỏ đến lớn, quanh năm da khô ráp mình không dám dùng sữa tắm hay bất cứ loại hóa chất nào vào người, nước hoa còn chả dám xịt vào quần áo ý, thật ra chịu khó vệ sinh sạch sẽ và dưỡng ẩm là sẽ khống chế được bệnh này mà

    1. Hà Trang says: Trả lời

      Bạn cứ bôi 1 đống dưỡng ẩm xong không tắm sữa tắm thì làm sao mà sạch được, như mình lấy mấy nhánh tỏi mình giã ra rồi chấm vào vùng da bị chàm đó rất lành tính và dưỡng ẩm tốt nhưng không tắm bằng sữa tắm thì da bết dính kinh lắm, nói chung vẫn nên sử dụng sữa tắm thì mới sạch được, quan trọng chọn loại mềm dịu cho da không có mùi, ít hóa chất thôi, mà loại đấy thường giá rất cao

    2. Shop Hân says: Trả lời

      Tui bị bệnh chàm đến 4 năm nay rồi, cũng từ đó mà cân nặng e xuống dốc không phanh, giờ e còn 40kg, thấy khổ sở vì bị bệnh này quá, đêm em không ngủ được vì rất ngứa, cả chân và tay của em đều bị, em không dám mặc áo cộc tay, em thấy mặc cảm và tự ti khi mắc căn bệnh này, em đã chữa bằng đủ các phương pháp từ tây y đến đông y và dân gian rồi, đến các bài thuốc lá của người dân tộc nhưng không thể chữa dứt điểm được bệnh này, em cảm thấy quá mệt mỏi và mất niềm tin nữa.

    3. 112255-Nhà Thu says: Trả lời

      Thực sự thì căn bệnh này rất khó chữa khỏi hẳn bằng thuốc tây, em cũng đã trải qua và ngấm hơn ai hết. Nhưng may mắn là em gặp được thầy được thuốc nên đã khỏi hẳn rồi ạ. Quê em ở hà tĩnh em đã lặn lôi ra Hà Nội để gặp bs Tuyết Lan ở trung tâm thuốc dân tộc, đúng là tiếng lành đồn xa ở chỗ em người ta khen lắm bảo bác chữa bằng YHCT rất tốt, đã có nhiều người chữa khắp nơi không khỏi nhưng dùng đến thuốc này thì khỏi. Em về bôi thuốc tầm 2 tuần thì vùng bị bệnh khô lại và dần tróc ra. Bôi thêm vài tuần nữa là dứt hẳn. Em không ngờ thuốc YHCT lại hiệu quả đến như vậy, thế mà nhiều người chật vật chữa bn năm

    4. Ngô Khánh Linh says: Trả lời

      Thế chữa ở đấy tổng thiệt hại hết bao nhiêu tiền vậy?

    5. nga long lanh says: Trả lời

      cách đây vài tháng chân em có biểu hiện ngứa đỏ, da căng bóng ở các đầu ngón chân, sau đó khô cứng và bắt đầu bong tróc da. Tình trạng cứ lặp đi lặp lại như vậy. Em có đi khám da liễu, bác sĩ nói em bị chàm và cho thuốc uống với thuốc bôi ngoài. Sử dụng thuốc một thời gian vẫn không khỏi. Giờ chỗ bị bệnh nó đã lan ra một phần lòng bàn chân. Nếu em dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc liệu có thể khỏi được không? em chưa chữa ở đây bao giờ nên không biết sao ý, trong lòng cứ hơi lo lo

  4. Phạm Băng Băng says: Trả lời

    Tôi đi khám thì bị bệnh chàm khô, tôi bị nhiều ở các kẽ tay, lúc đầu tôi nghĩ do tôi làm nghề gội đầu phải tiếp xúc với hóa chất thường xuyên nên bị ngứa, nhưng càng ngày tôi càng bị nhiều và ngứa khiến tôi nhiều lúc phát điên lên. Cho tôi hỏi bệnh của tôi có thể chữa bằng đông y được không, và trong quá trình chữa thì phải kiêng hoàn toàn hóa chất đúng không?

    1. Lý Nhã Sầu says: Trả lời

      Nhà chị mách em 1 cách dân gian rẻ tiền mà hiệu quả nếu mới chớm bị thì có thể khỏi được nhé, em lấy khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, đi luộc chín, sau khi khoai tây chín thì vớt ra, nghiền nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị chàm, hiệu quả lắm, trong khoai tây có khả năng làm sạch da, giữ ẩm, dưỡng da, nhưng phải kiên trì ngâm rửa trong thời gian dài mới có tác dụng nhé, ngoài ra kiêng tuyệt đối hóa chất nữa

    2. lơi_132 says: Trả lời

      trước mình cũng bị giống bạn đấy da khô lắm, mình rửa mặt bằng sữa cetaphil ý, xong rồi chăm dưỡng da và bôi kem dưỡng da thường xuyên, hạn chế tắm nc nóng thôi, mùa đông đã hanh khô rồi xong lại tắm bằng nước nóng nữa nên da càng khô, sau khi tắm xong lau khô người và bôi kem dưỡng ẩm ngay, rút kinh nghiệm nên mình chăm sóc da rất kĩ lưỡng, rất may ko bị tái lại. Bệnh chàm khô chỉ có cách là dưỡng ẩm thì da sẽ khỏi thôi

  5. Tỗ Nữ says: Trả lời

    Em bị chàm da ở các đầu ngón tay và ngón chân từ 3-4 năm trước, giờ em đang có thai ở tháng thứ 5 và đã bị bệnh lại được 3 tháng nay, ngày nào em cũng bị ngứa và bong tróc hết da tay, em không dám uống thuốc hay bôi bất cứ thuốc gì vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, em chỉ rửa bằng nước muối và dưỡng ẩm da thôi không biết làm gì nữa cả, các chị có cách gì chỉ cho em với.

    1. Mẹ Minh NHi says: Trả lời

      Mình cũng bị chàm ở cổ, mặt và sau tai rất ngứa và khó chịu thời điểm đó mình đang có bầu nên không dám sử dụng bất cứ loại thuốc gì chỉ chăm dưỡng ẩm và sử dụng các bài thuốc dân gian thôi, hiệu quả tốt lắm các mẹ thử xem nhé, mình thường đun lá trà xanh hoặc lá ổi không rồi cho chút muối vào để tắm.

    2. my-ht@gmail.com says: Trả lời

      bạn kiên trì dùng trà xanh không rồi cả lá cây ổi mà đều không thể khỏi được

  6. Hoàng Thị Mai says: Trả lời

    Em cũng có thoa dầu dừa nhà làm
    Xong nó ngứa lắm chị ạ không chịu nổi luôn
    Bị từ nhỏ đến giờ.. Chán !

  7. trung yến says: Trả lời

    Con gái mình 16 tuổi bị chàm 2 bàn tay đi bác sĩ da liễu hoài chưa hết mong mọi người chỉ giúp

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn