Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

16 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc, giải pháp điều trị

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Dùng lá muồng trâu trị vảy nến có khỏi được không?

Mẹo chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng theo dân gian

Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng là mẹo dân gian được truyền lại từ xa xưa và được rất nhiều người áp dụng vì đơn giản, khá an toàn và cho kết quả điều trị cao. Người bệnh vẩy nến (trường hợp mới khởi phát) chỉ cần áp dụng đều đặn và đúng hướng dẫn thì khoảng 7 – 10 ngày là sẽ thấy các triệu chứng của bệnh giảm dần và da sớm hồi phục lại như ban đầu.

Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng
Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng là mẹo dân gian được truyền lại từ xa xưa và được rất nhiều người áp dụng vì đơn giản, khá an toàn và cho kết quả điều trị cao

Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng có hiệu quả không?

Bệnh vẩy nến còn có tên gọi khác trong y học là bệnh Psoriasis. Đây là một bệnh về da mãn tính, khi khởi phát người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện các triệu chứng như ửng đỏ, ngứa ngáy, bong tróc, hình thành các mảng trắng sần sùi,… Ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như là sức khỏe của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ rất dễ chuyển biến nặng, khiến cho người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe như viêm khớp, suy thận, mắc các bệnh lý về tim mạch và huyết áp,…

Khi mắc bệnh vẩy nến, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và chữa trị. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa trị tại nhà trong trường hợp bệnh mới khởi phát và các dấu hiệu còn nhẹ. Một trong số đó là mẹo chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng. Mẹo này được đánh giá cao về độ an toàn cũng như là kết quả điều trị, giúp bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng và giúp cho làn da sớm phục hồi lại tình trạng ban đầu.

Trong Y học cổ truyền, cây lược vàng là loài cây có tính mát, vị nhạt, chua nhẹ và ít độc. Cây có đặc tính chống khuẩn, kháng viêm rất tốt nên thường được dùng để điều trị các bệnh lý ngoài da như mẩn ngứa, viêm da cơ địa, đặc biệt là bệnh vẩy nến bằng cách uống, bôi hoặc đắp cây lược vàng. Chỉ cần kiên trì sử dụng đều đặn theo đúng hướng dẫn thì khoảng 7 – 10 ngày da người bệnh sẽ gần như không còn tình trạng ửng đỏ, ngứa rát, bong tróc hay sần sùi nữa.

Chữa vẩy nến bằng cây lược vàng
Cây lược vàng có đặc tính chống khuẩn, kháng viêm rất tốt nên thường được dùng để điều trị các bệnh lý ngoài da như mẩn ngứa, viêm da cơ địa, vẩy nến,…

Còn theo các nghiên cứu của Y học hiện đại thì trong cây lược vàng có rất nhiều thành phần có lợi với sức khỏe người bệnh như Sulfolipid, Digalactosyglycerides, Triacyglyceride, Acid béo (gồm Paraffnic và Olefinic), Vitamin (gồm Vitamin B2 và Vitamin PP), nguyên tố vi lượng (gồm Cu, Cr và Ni), chất chống oxy hóa Flavonoid,… Những hoạt chất này khi dung nạp vào cơ thể người bệnh hoặc tiếp xúc với vùng da bị vẩy nến sẽ giúp da kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó, các triệu chứng bệnh vẩy nến sẽ từ từ giảm dần, giúp da người bệnh sớm mịn màng trở lại.

Mẹo chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng theo dân gian

Hiện nay trong dân gian đang truyền tai nhau rất nhiều cách chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng. Tuy nhiên, không phải cách nào cũng an toàn và không phải cách nào cũng hiệu quả. Nếu muốn áp dụng thử, người bệnh có thể tham khảo 1 trong 3 cách sau đây:

1. Chữa bệnh vẩy nến bằng cách đắp lá cây lược vàng

Chữa bệnh vẩy nến bằng cách đắp lá cây lược vàng đã được rất nhiều người áp dụng thành công. Theo đó cách này sẽ giúp các hoạt chất có lợi từ cây lược vàng thẩm thấu trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, giảm được tình trạng nứt nẻ, sưng đỏ, và ngứa ngáy. Đồng thời đẩy nhanh được quá trình tái tạo da mới, giúp bệnh vẩy nến sớm thuyên giảm.

Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng
Chữa bệnh vẩy nến bằng cách đắp lá cây lược vàng đã được rất nhiều người áp dụng thành công

Nguyên liệu cần có:

  • 20gr lá cây lược vàng tươi
  • 1 muỗng cà phê muối tinh khiết
  • Dụng cụ để giã nát hoặc xoay nhuyễn lá cây lược vàng

Cách thực hiện:

  • Lá cây lược vàng đem đi rửa sạch trong nước muối pha loãng để loại đi bụi bẩn và diệt khuẩn.
  • Vớt lá cây lược vàng ra, để ráo nước rồi cho lá cây lược vàng vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
  • Đổ hỗn hợp lá cây lược vàng ra một cái chén sạch để chuẩn bị đắp lên vùng da bị vẩy nến.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vẩy nến, dùng khăn mềm lau khô rồi đắp hỗn hợp lá cây lược vàng lên.
  • Dùng tay hoặc vải mỏng cố định vùng da bị vẩy nến (đã đắp lá cây lược vàng) trong 30 phút.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần vào các buổi sáng và chiều sẽ thấy tình trạng vẩy nến giảm đáng kể.

2. Chữa bệnh vẩy nến bằng cách uống nước cốt cây lược vàng

Uống nước cốt cây lược vàng là một trong những mẹo chữa bệnh vẩy nến cho kết quả cao nhất. Khi áp dụng, nước cốt cây lược vàng sẽ được nạp vào cơ thể người bệnh và hòa tan với máu, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát và viêm nhiễm trên da. Đặc biệt là tăng cường được hệ miễn dịch cho cơ thể, hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh vẩy nến tái phát trở lại.

Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng
Nước cốt cây lược vàng sẽ được nạp vào cơ thể người bệnh và hòa tan với máu, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát và viêm nhiễm trên da

Nguyên liệu cần có:

  • 10gr lá cây lược vàng còn tươi
  • 50ml nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội
  • Cối xay sinh tố hoặc dụng cụ để giã nát

Cách thực hiện:

  • Lá cây lược vàng đem đi rửa sạch, sau đó cho vào nước muối pha loãng ngâm trong 10 – 15 phút để diệt khuẩn.
  • Vớt lá cây lược vàng ra và để ráo nước. Sau đó cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn hoặc cho vào dụng cụ giã nát.
  • Đổ lá cây lược vàng đã xay nhuyễn/giã nát vào cốc nước lọc đã chuẩn bị sẵn, dùng muỗng hoặc đũa khuấy đều lên.
  • Chắt lấy nước cốt của hỗn hợp lá cây lược vàng để uống, còn phần bả sẽ bỏ đi vì không dùng đến.
  • Người bệnh uống đều đặn mỗi ngày 1 lần sau khi ăn khoảng 30 phút. Sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ thấy kết quả.

3. Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng và rượu trắng

Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng và rượu trắng cho hiệu quả rất cao nhưng không phải cũng biết đến để áp dụng. Cách này sẽ giúp cây lược vàng phát huy được tối đa tác dụng chữa bệnh, giúp cho vùng da bị vẩy nến nhanh chóng giảm sưng đỏ, ngứa ngáy và đau rát, sớm hồi phục lại như ban đầu.

Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng
Chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng và rượu trắng giúp da giảm sưng đỏ, ngứa ngáy và đau rát, sớm hồi phục lại như ban đầu

Nguyên liệu cần có:

  • Thân và vòi của cây lược vàng (còn tươi)
  • 1 lít rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Thân và vòi cây lược vàng sau khi mua/hái về rửa sạch trong nước muối pha loãng để lấy đi hết bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vớt thân và vòi cây lược vàng ra, để ráo nước rồi dùng dao cắt thành từng khúc nhỏ (khoảng 4 – 5 cm).
  • Cho thân và vòi cây lược vàng đã cắt khúc vào ngâm trong rượu trắng khoảng 10 – 20 ngày thì đem ra sử dụng.
  • Thoa trực tiếp rượu cây lược vàng vào khu vực da bị vẩy nến mỗi ngày 2 đến 3 lần để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất.

Những lưu ý khi chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng

Để chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng đạt kết quả cao nhất thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  • Trước khi chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng người bệnh nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả điều trị bệnh cao nhất.
  • Chỉ áp dụng mẹo chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng trong trường hợp bệnh mới khởi phát, các biểu hiện còn nhẹ và chưa chuyển biến nặng.
  • Không bôi rượu cây lược vàng hoặc đắp lá cây lược vàng lên những vùng da có vết thương hở. Nếu cố tình thực hiện sẽ khiến cho vùng da ấy bị mưng mủ, nhiễm trùng, thậm chí là bị biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Sau 2 – 5 ngày chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trên da bắt đầu xuất hiện dấu hiệu kích ứng thì phải ngưng ngay. Sau đó tìm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và cách điều trị khác phù hợp hơn.
  • Không kết hợp mẹo chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng với các mẹo dân gian khác trong cùng một thời điểm. Bởi vì một số thành phần trong cây lược vàng có thể kỵ với những loại thảo dược khác, không những bệnh không thuyên giảm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng để đảm bảo an toàn tối đa cũng như là tránh được việc gặp phải những trường hợp không mong muốn.

Mẹo chữa bệnh vẩy nến bằng cây lược vàng tuy mang lại hiệu quả điều trị khá cao nhưng hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu y học nào chứng minh được 100% độ an toàn của nó với sức khỏe con người. Do đó, người bệnh chỉ nên coi mẹo này như một cách tham khảo, khi có bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chuẩn đoán chính xác và có phương pháp chữa trị phù hợp nhất, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Cùng chuyên mục

Bị vảy nến nên tắm lá gì tốt?

Các bệnh nhân bị vảy nến thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như đau rát, sưng tấy, da bị sần sùi khó chịu. Hiện nay, có rất nhiều người...

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà có thực sự hiệu quả?

Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà là một trong những phương pháp an toàn, được đúc kết từ kinh nghiệm của dân gian và mang lại hiệu...

Kinh nghiệm sống chung với bệnh vảy nến và ngăn ngừa bệnh trở nặng

Vảy nến là bệnh lý mạn tính phổ biến và tái phát nhiều lần. Tình trạng này xuất hiện khi các tế bào da tái tạo quá nhanh, từ đó...

Danh sách Bác sĩ chữa vảy nến giỏi ở nước ta

Vảy nến là căn bệnh khó điều trị dứt điểm, do đó thăm khám với bác sĩ chữa vảy nến giỏi phần nào sẽ giúp bệnh nhân sớm khắc phục...

Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng

3 thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng tốt nhất và cách dùng

Bệnh vẩy phấn hồng là bệnh da liễu phổ biến tại Việt Nam, bệnh xuất hiện những nốt ban trên da gây mất thẩm mỹ. Để giúp người bệnh cải...

Vảy nến ở da mặt

Bị vảy nến ở mặt mất thẩm mỹ, làm sao điều trị?

Trong các loại vảy nến thì vảy nến ở da mặt luôn là nỗi lo lắng đối với người mắc bệnh ngoài da. Bệnh không gây ảnh hưởng gì đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn