Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

12 Cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà an toàn hiệu quả

Đau thượng vị là tình trạng thường gặp ở nhiều người, chủ yếu liên quan đến vấn đề về tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày gây ra. Nếu tình trạng này xảy ra ở mức độ nhẹ, không thường xuyên, bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau thượng vị tại nhà để giảm đau, cải thiện triệu chứng.  Dưới đây là những cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà được đánh giá là an toàn, mang đến chuyển biến tích cực cho người bệnh.

Cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà

Thượng vị là vùng trên rốn dưới xương ức, cơn đau ở vùng thượng vị đôi khi lâm râm, âm ỉ kéo dài hoặc đau dữ dội, quặn thắt. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra có thể kể đến như do đầy bụng, khó tiêu; do trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản; hoặc do chế độ ăn uống không lành mạnh… Tuỳ vào tình trạng và mức độ mà có cách xử lý khác nhau. 

Nếu bạn đau vùng thượng vị ở mức độ nhẹ, không thường xuyên, hoặc đau nghiêm trọng đã thăm khám điều trị nhưng không thấy thuyên giảm, thì có thể áp dụng một số cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà dưới đây:

1. Chữa đau vùng thượng vị bằng nghệ và mật ong

Nghệ vàng và mật ong là hai nguyên liệu thiên nhiên có tác động tích cực đến tình trạng đau tức vùng thượng vị nhất là khi tình trạng này có liên quan đến dạ dày. Theo y học cổ truyền, nghệ vàng vị đắng, có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, diệt nấm, thông kinh, kích thích lên da non. Theo nghiên cứu hiện đại, nghệ vàng chứa curcumin, đây là chất chống oxy hóa cực mạnh, có thể hỗ trợ giảm viêm, giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch vị dạ dày và ức chế hoạt động của vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày. 

Sử dụng nghệ và mật ong là một trong những cách chữa đau thượng vị tại nhà được nhiều người biết đến
Sử dụng nghệ và mật ong là một trong những cách chữa đau thượng vị tại nhà được nhiều người biết đến

Trong khi đó, mật ong giàu chất chống oxy hóa và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành tổn thương, thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể. Mật ong cũng giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, làm giảm nồng độ axit, tăng sức đề kháng và cải thiện các triệu chứng như đau tức thượng vị, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi…

Cách thực hiện:

  • Dùng nghệ tươi ngâm mật ong: Bạn lấy một ít nghệ tươi, rửa sạch thái lát mỏng, cho vào hũ thủy tinh ngâm với mật ong. Sau 2 tuần thì lấy ra sử dụng, mỗi ngày dùng 15ml hỗn hợp trên pha với 100ml nước sôi, dùng khi còn ấm sẽ thấy tình trạng đau vùng thượng vị của mình được cải thiện.
  • Dùng tinh bột nghệ với mật ong: Bạn lấy một lượng vừa đủ tinh bột nghệ và mật ong trộn đều theo tỷ lệ 2:1 rồi vo thành viên, mỗi ngày dùng 1 viên sẽ giúp cải thiện cơn đau ở vùng thượng vị.
  • Dùng bột nghệ và mật ong: Lấy mật ong và bột nghệ theo tỷ lệ 1:1 trộn đều với nhau, có thể pha với nước ấm hoặc nuốt trực tiếp, mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối. 

2. Dùng gừng chữa đau vùng thượng vị tại nhà

Theo y học cổ truyền, gừng vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, giảm viêm. Trong gừng có chứa các hoạt chất như Tecpen, Oleoresin, có đặc tính chống viêm, sát trùng, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Đặc biệt, gừng có chứa gingerol, có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư dạ dày, kháng viêm, chống oxy hóa, giảm cơn đau quặn thắt thượng vị. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 4 thìa cà phê mật ong
  • Gừng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt thành miếng mỏng
  • Cho gừng tươi đã thái lát vào tách, hãm với 200ml nước sôi
  • Sau 10 – 15 phút thì thêm mật ong đã chuẩn bị vào, khuấy đều, uống từ từ từng ngụm nhỏ để làm dịu cơn đau

Lưu ý: Không dùng gừng cho người viêm loét dạ dày, tá tràng, người bị bệnh gan, bệnh trĩ xuất huyết, phụ nữ mang thai cao, người có huyết áp thấp hoặc mắc bệnh tim mạch, người đang sử dụng thuốc kích thích hoạt động của cơ tim, thuốc chống loạn nhịp tim hay thuốc giảm huyết áp. 

3. Cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà bằng bắp cải

Một trong những cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà cũng được nhiều người áp dụng đó chính là sử dụng bắp cải. Bắp cải là loại rau ăn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có nhiều thuộc tính chữa bệnh. Sử dụng bắp cải có thể cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, giảm đau dạ dày, hỗ trợ làm liền vết loét dạ dày. Theo một nghiên cứu, thời gian làm lành vết loét dạ dày trung bình ở những người uống nước ép bắp cải là ngắn hơn so với những người không sử dụng.

Bắp cải có thể giảm đau thượng vị, đau bụng, đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hoá rất tốt
Bắp cải có thể giảm đau thượng vị, đau bụng, đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hoá rất tốt

Đối với những người bị thiếu axit dạ dày, sử dụng bắp cải có thể giảm những khó chịu ở dạ dày, giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều bắp cải và tuyệt đối không sử dụng dưới dạng sống vì bắp cải là loại rau thuộc họ cải, có chứa raffinose, đây là một loại đường chỉ được tiêu hóa trong ruột già. Khi tiêu hóa sẽ tạo ra khí nên rất dễ gây đầy hơi. 

Cách thực hiện: 

  • Nguyên liệu: 1kg bắp cải
  • Bắp cải tách lá, rửa sạch, chần qua nước sôi rồi đem ép nhuyễn
  • Sử dụng nước ép bắp cải trong ngày sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau vùng thượng vị.

Ngoài cách dùng nước ép bắp cải, bạn có thể ăn salad bắp cải để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau thượng vị của bạn có liên quan đến dạ dày thì nên hạn chế ăn sống vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

4. Dùng tỏi chữa đau thượng vị

Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt có tác dụng tăng hương vị và kích thích vị giác. Đặc biệt, tỏi còn là vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong đó có các bệnh lý về tiêu hóa. Tỏi có chứa các hoạt chất như Allicin, Vitamin C, kẽm, Flavonoid… có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở niêm mạc dạ dày. 

Cách 1: Dùng tỏi đen ngâm mật ong

  • Nguyên liệu: 10 củ tỏi đen, 300ml mật ong
  • Tỏi đen lột vỏ, cho vào bình thủy tinh ngâm với mật ong
  • Sau 3 tuần, mỗi ngày bạn ăn 1 củ tỏi với 2 thìa cà phê mật ong để hỗ trợ điều trị.

Cách 2: Dùng rượu tỏi

  • Nguyên liệu: 5 củ tỏi trắng, 100ml rượu
  • Tỏi bóc vỏ, cắt đầu, đập dập, cho vào hũ thủy tinh, đổ rượu vào
  • Sau 10 ngày thì lấy ra sử dụng, mỗi ngày dùng 1 muỗng canh rượu tỏi, chia làm 2 lần uống vào 2 buổi sáng tối. 

5. Chữa đau thượng vị bằng nước gạo rang

Theo quan điểm dân gian, nước gạo rang có tác dụng bổ gan, bù nước, chữa các bệnh liên quan đến đường ruột. Nước gạo rang được làm từ gạo lứt, có chứa các thành phần dinh dưỡng như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, chất béo, chất đạm, chất xơ, tinh bột, sắt, canxi, kali 

Gạo lứt rang có thể giảm đau thượng vị, tạo thành lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi tác động của axit dịch vị. Bên cạnh đó, nước gạo còn giúp ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của các ổ viêm trong dạ dày, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể.

Nước gạo rang giàu dinh dưỡng, có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể lại giúp bảo vệ dạ dày rất tốt
Nước gạo rang giàu dinh dưỡng, có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể lại giúp bảo vệ dạ dày rất tốt

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 25g gạo lứt, 25g gạo nếp, 600ml sữa tươi không đường, 600ml nước, 15ml vani
  • Gạo vo sạch, để ráo nước; hòa sữa vào nước rồi đem hâm cho nóng đều
  • Đem gạo đã để ráo nước rang cho chín vàng, đảo đều tay để tránh bị cháy
  • Cho gạo vào ngâm với nước và sữa nóng đã hâm trong 10 – 15 phút thì bắt lên bếp, đun khoảng 10 phút, thấy gần sôi thì tắt bếp
  • Lọc phần nước, bỏ phần gạo, uống mỗi ngày để giảm đau vùng thượng vị. 

6. Cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà bằng giấm táo

Nói đến các phương pháp chữa đau vùng thượng vị tại nhà thì không thể không kể đến giấm táo. Giấm táo chứa một lượng lớn pectin, có tác dụng tương đương với thuốc nhuận tràng tự nhiên, có thể làm giảm đau thượng vị và các vấn đề của hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, giấm táo có chứa axit axetic, có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây hại dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua. Thế nhưng, giấm có chứa axit, bạn chỉ nên sử dụng với một lượng nhỏ, dùng quá nhiều sẽ làm tăng axit dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 2 thìa cà phê giấm táo pha với 1 cốc nước ấm, thêm một ít mật ong uống vào mỗi buổi sáng để giảm đau tức vùng thượng vị.
  • Cách 2: Cho 1 thìa giấm táo vào máy xay, xay nhuyễn với 1 cốc quả mâm xôi, ⅓ chén táo, ½ quả chuối, mỗi ngày uống 1 ly sinh tố giấm táo để giảm đau.

7. Dùng trà hoa cúc chữa đau thượng vị

Trà hoa cúc được làm từ hoa cúc Đức khô hoặc cúc La Mã, có vị cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, xoa dịu thần kinh, làm giảm đau rất tốt. Trong hoa cúc có tinh dầu hoa cúc bisabolol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng, giảm kích ứng, rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, trong thảo dược này còn chứa hoạt chất apigenin, có tác dụng ngăn ngừa sự lan rộng của tế bào ung thư.

Trà hoa cúc có tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm đau, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hoá
Trà hoa cúc có tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm đau, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hoá

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 nắm hoa cúc khô, 250ml nước sôi
  • Hãm hoa cúc khô với nước sôi trong 5 – 10 phút
  • Đợi khi còn ấm thì thêm 1 – 2 thìa mật ong vào khuấy đều
  • Uống trước khi đi ngủ 1 tiếng hoặc khi cảm thấy nóng rát, khó chịu vùng thượng vị

Lưu ý: Trà hoa cúc có thể làm tăng hoạt động của thuốc chống đông máu warfarin, có thể gây buồn ngủ nên không dùng khi bạn cần sự tỉnh táo cao. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng loại trà thảo mộc này khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

8. Ăn sữa chua chữa đau thượng vị

Sữa chua là một trong những thực phẩm tốt cho người bị đau vùng thượng vị hoặc đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Sữa chua chứa men vi sinh lại giàu lợi khuẩn, có thể làm tăng khả năng chống lại vi khuẩn có hại cho cơ thể đồng thời còn giúp làm dịu dạ dày, giảm đau, giúp thức ăn di chuyển vào ruột nhanh hơn. 

Ngoài ra, sữa chua cũng có thể cải thiện các vấn đề về đường ruột đặc biệt là các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng, có đến 86% những người tiêu thụ sữa chua với thuốc loét dạ dày giảm được số lượng vi khuẩn HP nhiều hơn so với 71% những người chỉ dùng thuốc điều trị loét thông thường. 

Cách sử dụng sữa chua:

  • Bạn chỉ cần ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày
  • Thời gian ăn tốt nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 1 tiếng
  • Sử dụng như một món ăn tráng miệng để giúp giảm cholesterol trong máu.

9. Chữa đau thượng vị bằng chuối hột

Sử dụng chuối hột cũng là một trong những cách chữa đau vùng thượng vị hay mà bạn có thể thử áp dụng. Chuối hột xanh có chứa protein, vitamin, sắt, carbohydrate có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng cường dinh dưỡng, hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày. Trong chuối hột xanh cũng chứa kali, fructooligosaccharides, có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, tăng cường quá trình hấp thu dưỡng chất từ đó giúp làm giảm các triệu chứng đau thượng vị, khó chịu ở dạ dày.

Cách 1: Dùng chuối hột và mật ong

  • Chuối hột đem đi rửa sạch, để ráo nước, thái lát mỏng, phơi trong bóng râm
  • Sau khi khô thì nghiền hoặc xay thành bột mịn, cho vào hủ thủy tinh bảo quản
  • Mỗi lần lấy 2 thìa bột chuối hột trộn với 200ml nước ấm và 2 thìa mật ong
  • Dùng 1 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Cách 2: Dùng chuối hột và kim tiền thảo

  • Nguyên liệu: 12 quả chuối hột, 50g kim tiền thảo, 50g bông mã đề, 100g cỏ tranh
  • Chuối tước vỏ, ngâm nước gạo, thái lát mỏng, để ráo nước rồi đem đi sao vàng
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, đun với 500ml nước, thấy còn 200ml nước  thì tắt bếp
  • Lọc bỏ bã, lấy nước, uống hàng ngày.

Cách 3: Dùng chuối hột với mía lau, táo chín

  • Nguyên liệu: 5 quả chuối hột xanh, 1 quả táo chín, 30g đu đủ chín, 50g mía lau
  • Chuối tước vỏ, ngâm nước gạo, thái thành lát mỏng; mía lau bỏ vỏ, chặt thành khúc; đu đủ và táo gọt vỏ, thái khúc
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi với 500ml nước, đun ở lửa nhỏ
  • Sau khi sôi thì tắt bếp, chắt lấy phần nước, bỏ bã, dùng hết trong ngày.

10. Chữa đau thượng vị bằng lá bạc hà

Lá bạc hà có chứa tinh dầu, có thể làm kích hoạt phản ứng ức chế cảm giác đau từ đó làm dịu cơn đau ở vùng thượng vị. Trong lá bạc hà chứa hoạt chất menthol, có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm triệu chứng buồn nôn, khó chịu đi kèm với những cơn đau ở thượng vị. Tuy nhiên, nếu bạn bị trào ngược dạ dày thì tốt nhất không nên dùng lá bạc hà vì nó có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Không dùng lá bạc hà, trà bạc hà cho người bị trào ngược dạ dày thực quản
Không dùng lá bạc hà, trà bạc hà cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá bạc hà khô, vài nhánh lá bạc hà tươi, 2 cốc nước nóng, mật ong
  • Cho các nguyên liệu vào ấm trà, đổ 300 – 400ml nước 90 độ vào, ủ trong 5 – 10 phút
  • Sau 5 phút bạn có thể thử vị trà, nếu chưa vừa thì có thể thêm ít mật ong và 1 lát chanh để tăng hương vị
  • Uống khi còn ấm hoặc thêm ít một ít đá vào uống lạnh tùy thích. 

11. Nha đam chữa đau vùng thượng vị

Nha đam vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị đau bụng đầy hơi hay các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Trong nha đam có chứa các hoạt chất như aloe amodine, aloetic acid, ester cinnamic… có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế quá trình tăng tiết dịch vị dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Dùng nha đam mật ong: Nha đam rửa sạch, lọc lấy phần gel rồi đem xay nhuyễn với nước. Tiếp tục lọc phần nha đam đã xay qua rây, hòa với một ít mật ong, uống 1 – 2 lần/ngày.
  • Dùng nha đam và nghệ: Lấy 2 lá nha đam, 6g cam thảo, 20g nghệ tươi; nha đam rửa sạch, lấy phần gel, rửa sạch cam thảo và nghệ. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị lên bếp, đun sôi với 3 bát nước, sau đó tắt bếp, lọc lấy phần nước để uống.
  • Dùng nha đam và đường phèn: Lấy 2 lá nha đam gọt vỏ, lấy phần gel; cho 200g đường phèn và 1 bó lá dứa vào nồi đun sôi với 2 lít nước lọc. Sau khi nước sôi thì vớt bỏ lá dứa, cho nha đam và ½ ống dầu chuối vào rồi tắt bếp.

12. Cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà bằng lá khôi tía

Khôi tía còn có tên gọi khác là khôi nhung, đơn tướng quân, mọc nhiều ở các tỉnh miền bắc. Theo kinh nghiệm dân gian, lá khôi tía có tác dụng làm giảm, trung hòa acid dịch vị, làm se vết loét của bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra, lá khôi tía còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị đau thượng vị, phục hồi vết loét trong dạ dày, điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.

Lá khôi tía không chỉ giúp chữa đau thượng vị mà còn có tác dụng rất tốt với người có vấn đề về dạ dày
Lá khôi tía không chỉ giúp chữa đau thượng vị mà còn có tác dụng rất tốt với người có vấn đề về dạ dày

Cách thực hiện: 

Cách 1: Chỉ dùng lá khôi khô

  • Lấy 30 – 40g lá khôi khô hãm với 1 lít nước sôi
  • Sau 20 phút khi các hoạt chất trong lá khôi tía ngấm ra thì có thể dùng được

Cách 2: Dùng lá khôi với các thảo dược khác

  • Nguyên liệu: 30g lá khôi tía, 20g lá bồ công anh, 10g lá khổ sâm
  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, đun với 1,5 lít nước
  • Sau khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun trong 15 phút cho thuốc ngấm
  • Uống nước thuốc trước bữa ăn khoảng 15 – 20 phút, tốt nhất là uống vào buổi sáng.

Một số lưu ý khi chữa đau vùng thượng vị tại nhà

Khi áp dụng các phương pháp chữa đau vùng thượng vị tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trước hết bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng thượng vị của mình là gì để có hướng giải quyết phù hợp. Nếu đau do tiêu hoá kém, đầy bụng khó tiêu thì có thể cải thiện tại nhà, nếu do bệnh lý thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị
  • Các cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà chỉ là mẹo dân gian giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc đặc trị và không thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh. 
  • Khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà, bạn nên cần kiên trì trong thời gian dài vì các phương pháp này thường mang lại hiệu quả chậm
  • Nếu tình trạng đau vùng thượng vị có liên quan đến vấn đề về tiêu hoá thì bạn nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hoá nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Nên ăn nhiều rau củ, tăng cường sử dụng bí đao, nước sắn dây, nước rau má, súp lơ
  • Tránh các thực phẩm làm tăng tiết acid dạ dày như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ muối chua, các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, rượu bia, chất kích thích, cà phê, thuốc lá… 

Tóm lại, có nhiều cách chữa đau vùng thượng vị tại nhà an toàn, đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể thử áp dụng. Cần nhớ rằng, đây chỉ là những mẹo dân gian, hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng, do đó nếu sau một thời gian áp dụng mà không thấy hiệu quả, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Vì sao bị đau thượng vị khi mang thai?

Đau thượng vị khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Đau thượng vị khi mang thai có thể là do các hormone trong cơ thể thay đổi, bị các bệnh về đường tiêu hóa, có tiền sử bệnh đau dạ...

Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn là bị gì?

Đau thượng vị kèm theo ợ chua buồn nôn là cảm giác đau nhức, nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên rốn và hai khung sườn, kèm theo tình...

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét...

Dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì?

Dạ dày ăn vào là đau có thể là do đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Đây đều là những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn