Bí quyết chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng được dân gian ca ngợi
Nội Dung Bài Viết
Chữa mất ngủ bằng cây đinh lăng nhận được nhiều ca ngợi trong dân gian. Vì nó không chỉ giúp bệnh nhân ngủ ngon giấc, thành phần dược tính có trong loại cây này còn giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Chữa mất ngủ bằng cây đinh lăng có hiệu quả không?
Từ lâu, mất ngủ là căn bệnh thường gặp ở người già. Tuy nhiên hiện nay, nó đã trở thành nỗi lo lắng của nhiều người, đặc biệt là người ở độ tuổi thành niên. Nguyên nhân phần lớn do tính chất công việc và chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không hợp lý khiến cho tình trạng mất ngủ ngày càng gia tăng.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên để điều trị chứng bệnh này được nhiều người quan tâm. Vì nó giúp tiết kiệm được chi phí mà lại an toàn sức khỏe. Trong đó, không thể không kể đến lợi ích chữa mất ngủ từ cây đinh lăng.
Đinh lăng được trồng khá phổ biến ở nhiều vùng tại nước ta. Loại cây này có công dụng làm cảnh, trang trí nhà cửa hay chế biến món ăn, ngoài ra nó còn được sử dụng trong việc chữa bệnh.
Đinh lăng là loại thảo dược họ sâm, gần giống như cây tam thất hoặc sâm có ở Triều Tiên. Nó cực kỳ có ích cho sức khỏe, dân gian thường hay gọi nó với cái tên là “sâm của người nghèo”.
Thành phần trong cây đinh lăng được khoa học nghiên cứu là có nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với hệ thần kinh. Chính nhờ thế, thảo dược này được sử dụng rộng rãi qua các bài thuốc điều trị chứng mất ngủ, giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Lợi ích của cây đinh lăng đối với cơ thể có thể kể đến như:
- Vitamin B1, B13, cysteine, lysine, methionine,…là những chất cần thiết đối với cơ thể, có tác dụng tăng sức đề kháng.
- Thành phần hóa học có trong cây đinh lăng tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ việc dẫn truyền thông tin và phản xạ của cơ thể.
- Men monoamine oxidase bị ức chế, thúc đẩy quá trình dẫn truyền xung thần kinh mạnh mẽ hơn. Nhờ đó, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.
- Chất chống oxy hóa saponin có trong cây đinh lăng còn có công dụng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, điều trị có bệnh liên quan đến thần kinh như mất ngủ, trầm cảm,…
- Mùi của loại cây này khá dễ chịu, giúp đả thông kinh mạch, an thần hiệu quả. Chính vì thế, đinh lăng có thể nói là một thần dược giúp đưa cơ thể bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.
Bí quyết chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng bạn không nên bỏ qua
Có nhiều cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng được lưu truyền trong dân gian. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách sau đây:
1. Chữa mất ngủ bằng gối lá đinh lăng
Dùng lá của cây đinh lăng làm gối kê đầu sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Cách này rất đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả. Mùi thơm từ lá cây sẽ giúp bạn thư giãn thần kinh, là liều thuốc an thần từ thiên nhiên có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh lượng lá đinh lăng vừa đủ, không nên dùng quá nhiều mùi sẽ hắc hơn, phản tác dụng. Cách làm gối khá đơn giản như sau:
Nguyên liệu: Lá đinh lăng non khoảng 1 nắm tay.
Cách thực hiện:
- Bạn đem lá đinh lăng hái về rửa sạch, sau đó phơi ở bóng râm, thoáng mát để lá từ từ héo dần. Tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp có thể làm mất đi hương thơm tự nhiên của lá cây.
- Gom lá lại khi đã vừa khô, không nên để quá lâu làm cho lá bị giòn. Lá đinh lăng dùng làm gối nên phơi khô héo, giữ được độ dẻo dai tự nhiên.
- Sau đó đem sao vàng lá đinh lăng, hút ẩm.
- Trộn chung lá đinh lăng đã chuẩn bị cùng với bông gòn, nhét vào vỏ gối rồi khâu kín lại. Cần lưu ý, chỉ sử lượng vừa đủ, không dùng quá nhiều có thể khiến mùi hắc, làm bạn khó ngủ hơn.
- Sử dụng gối đinh lăng kê đầu khi ngủ, mùi thơm nhẹ dịu sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ ngon và sâu hơn.
2. Uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ
Như trên cũng đã đề cập, lá đinh lăng có tác dụng tốt đối với cơ thể. Không chỉ chữa mất ngủ, nó còn giúp tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại đến sức khỏe. Do đó, việc uống nước thuốc từ lá đinh lăng sẽ giúp bạn hấp thu những dưỡng chất trong loài cây này.
Dựa vào nguyên nhân gây ra mất ngủ mà bạn sẽ điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Đồng thời sử dụng kết hợp thêm những nguyên liệu khác giúp dễ uống và bồi bổ khí huyết.
Chữa mất ngủ do suy nhược cơ thể với lá đinh lăng
Nguyên liệu:
- Lá đinh lăng khô: 20g
- Rau má: 20g
- Tam diệp: 20g
- Lá vông: 20g
- Cỏ mực: 20g
- Cây trinh nữ: 16g
- Hoàng bá: 10g
- Hoàng liên:10g
- Bạch linh: 10g
Cách làm như sau:
- Bạn rửa sạch tất cả nguyên liệu sau đó cho vào nồi sắc với 700ml nước.
- Đun sôi cho đến khi lượng nước trong nồi vơi còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Nước chắt chia làm 2 phần sử dụng vào buổi sáng khi ngủ dậy và 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau 1 tuần bạn sẽ thấy chứng mất ngủ hay khó ngủ giảm dần.
Chữa mất ngủ mãn tính bằng lá đinh lăng
Nguyên liệu:
- Lá đinh lăng khô: 24g
- Lá vông: 20g
- Tam điệp: 20g
- Liên nhục: 15g
- Tâm sen: 12g
Cách làm như sau:
- Tương tự như cách trên, bạn cũng rửa sạch nguyên liệu và sắc chung với 700ml nước đến khi nước trong nồi còn 300ml thì dừng lại.
- Chắt lấy nước thuốc, chia làm 2 phần sử dụng trong ngày.
- Uống liên tục 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày. Thực hiện điều đặn chu kỳ, bạn sẽ thấy bệnh cải thiện.
3. Chữa mất ngủ nhờ các món ăn từ lá đinh lăng
Chữa mất ngủ bằng việc ăn món ăn chế biến từ đinh lăng sẽ kích thích vị giác, giúp bạn vừa hấp thu dược tính có trong đinh lăng, vừa giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác. Dưới đây là một số món ăn từ lá đinh lăng bạn có thể tham khảo:
Canh lá đinh lăng sườn non
Nguyên liệu:
- Sườn non có sụn: 500g
- Lá đinh lăng non: 1 nắm
- Gia vị: nước mắm, bột canh, muối,..
Cách làm:
- Sườn non cắt khúc, rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi, sau đó để ráo nước.
- Bạn phi thơm hành trên chảo, rồi đổ sườn non vào đảo đều, thêm ít bột canh và xào thêm ít phút cho thịt săn lại.
- Cho nước vào nồi, hầm đến khi thịt mềm. Chú ý vớt bọt để nước canh trong.
- Sau khoảng 15 phút, sườn và sụn nhừ. Thả lá đinh lăng đã cắt khúc vào nồi, nấu sôi thêm 5 phút thì nêm nếm và tắt bếp.
- Trình bày món ăn. Bạn có thể dùng canh lá đinh lăng chan bún hoặc ăn với cơm trắng đều ngon.
Cháo tim heo và lá đinh lăng
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 20g
- Tim heo: 1 quả
- Lá đinh lăng: 1 nắm
- Hành lá, hành tím
- Gừng lát
- Rượu trắng
- Gia vị nêm nếm
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch, ngâm 30 phút. Lá đinh lăng rửa sạch, để cho ráo nước. Các nguyên liệu như hành tím, gừng rửa sạch, cắt nhỏ.
- Tim heo chẻ hai, cho muối vào chà cho sạch phần máu còn đọng lại bên trong. Rửa lại với nhiều lần nước, sau đó cho 2 muỗng rượu trắng vào, tiếp tục chà cho sạch, rồi rửa lại với nước, để ráo.
- Thái tim heo thành miếng mỏng, vừa ăn sau đó ướp với hành tím băm và chút gia vị. Ướp khoảng 15p để tim heo thấm gia vị.
- Tiến hành xào sơ tim heo.
- Gạo đun với 1,5 lít nước cho đến khi thấy hạt nở đều. Đổ thêm 50ml vào nồi, nấu cho đến khi gạo nhừ hoàn toàn.
- Đảo đều nồi cháo, sau đó cho tim heo và đinh lăng thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. Trình bày món ăn, cho thêm ít hành lá và tiêu vào, ăn khi cháo còn nóng sẽ ngon hơn.
Món cá kho lá đinh lăng
Nguyên liệu:
- Cá diêu hồng: 1 con
- Lá đinh lăng: 1 bó
- Gia vị nêm nếm
Cách thực hiện:
- Nhặt sạch phần lá già của lá đinh lăng, bỏ cuống rồi đem đi rửa sạch, để cho ráo nước. Tiến hành dùng dao thái nhỏ lá ra từng đoạn ngắn cho vừa ăn.
- Làm sạch cá, bỏ ruột, cắt thành khúc ngắn rồi ướp gia vị 15 phút cho ngấm.
- Cho cá và ít nước vào nồi đun cho sôi, thả lá đinh lăng và một chút gia vị vào, đậy nắp, vặn nhỏ lửa.
- Đun cho đến khi thấy cá mềm, thấm hơi cạn nước thì tắt bếp.
- Trình bày món ăn và thưởng thức với cơm trắng, dùng khi còn nóng sẽ ngon miệng hơn.
Một số lưu ý khi chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng
Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng được nhiều người ca ngợi, do hiệu quả và độ an toàn mà nó mang lại. Tuy nhiên, để gặp tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Trường hợp không nên sử dụng lá đinh lăng trị mất ngủ: trẻ em, người bị rối loạn tiêu hóa, ruột kích thích, người bị các bệnh lý về gan, dễ dị ứng, mẫn cảm,…
- Sử dụng lá đinh lăng với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng có thể dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, chất saponin và ancaloit có trong lá đinh lăng nếu vào cơ thể với hàm lượng lớn có thể gây rối loạn nhịp tim, hoa mắt, chóng mặt,…
- Lá đinh lăng nên chọn những cây đã trồng lâu hơn 3 năm sẽ hiệu quả. Bởi vì nó chứa nhiều dược tính hơn so với những cây mới trồng.
- Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng nếu bạn muốn bệnh nhanh khỏi. Do đó, bạn nên điều chỉnh lại cho hợp lý để cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả hơn.
- Vì đây là phương pháp dân gian nên tác dụng sẽ chậm hơn so với việc dùng các biện pháp chữa trị khác. Người bệnh nên kiên trì áp dụng, một thời gian bệnh sẽ chuyển biến tích cực.
- Nếu như sau một thời gian sức khỏe vẫn không có sự cải thiện, bạn nên đến khám và kiểm tra tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là bí quyết chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng được nhiều người can ngợi, bạn có thể tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh nên kết hợp với thăm khám chuyên khoa để sớm chữa trị dứt điểm tình trạng mất ngủ, cũng như tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ biện pháp chữa trị nào để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!