[Tuyệt vời] Chữa nghẹt mũi bằng cách bấm huyệt cực đơn giản
Nội Dung Bài Viết
Khi bị nghẹt mũi, thay vì dùng thuốc thì có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt đơn giản, an toàn mà lại cho hiệu quả cao. Ngoài việc chữa trị nghẹt mũi thì các huyệt dưới đây còn chữa một số bệnh lý khác thuộc vùng tai-mũi-họng và những vị trí thuộc phần đầu cơ thể.
Nghẹt mũi là căn bệnh mọi người thường gặp, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Khi lỗ mũi bị bịch kín bởi các dịch nhầy sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi, với trường hợp nặng thì có thể không thở được bằng mũi mà phải thở bằng đường miệng.
Khi bị nghẹt mũi thì mọi người có thói quen dùng thuốc Tây cho tác dụng nhanh chóng nhưng thường có tác dụng phụ điển hình là buồn ngủ nên không thể dùng thường xuyên, ngoài ra việc lạm dụng thuốc Tây còn gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm về sau.
Trong khi đó, bấm huyệt có thể thực hiện hằng ngày, mang lại hiệu quả cao. Đây là phương pháp khai thông các huyệt đạo trong cơ thể, dẫn khí lưu thông tới các đường kinh bị tắc nghẽn, từ đó tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch. Phương pháp này hoàn toàn an toàn, có thể áp dụng cho mọi độ tuổi.
Việc chữa nghẹt mũi bằng cách bấm huyệt sẽ tác động vào các huyệt vị trên mặt, dẫn khí dương khai thông các bế tắc trong khoang mũi, từ đó giảm tiết dịch nhầy, làm lỗ mũi khô thoáng.
1. Chữa nghẹt mũi bằng cách bấm huyệt
Những huyệt dưới đây có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, không cần thầy thuốc, tuy nhiên cần kiên trì thực hiện hằng ngày cho tới khi khỏi bệnh.
Trước khi bấm các huyệt này thì nên xoa bóp một chút để các cơ mềm mại, tránh tình trạng các cơ phản ứng đột ngột gây tổn thương các cơ.
- Đối với người bệnh nhẹ: Mỗi ngày day bấm các huyệt 2 lần vào buổi sáng và tối, thực hiện liên tục trong 1 tuần
- Đối với người bệnh nặng: Mỗi ngày bấm các huyệt ít nhất 3 lần vào buổi sáng, trựa và tối, thực hiện liệu trình liên tục trong 20 ngày.
1.1 Huyệt ấn đường, vị trí: chính giữa hai đầu lông mày
Huyệt ấn đường còn có tên tên gọi là huyệt thượng đan, thường xuyên day huyệt này có công dụng an thần, dưỡng tâm, làm đầu óc tỉnh táo, mắt sáng, thông mũi, tăng tuổi thọ… Trong việc chữa trị ngạt mũi thì huyệt này có công dụng giải trừ phong nhiệt, giải phóng các dịch nhầy trong mũi, giúp lỗ mũi thông thoáng.
Cách xác định vị trí: Huyệt ấn đường nằm ngay đường giao nhau giữa 2 đầu lông mày và đường sống mũi
Cách bấm huyệt:
- Sử dụng ngón tay cái day huyệt này, day từ nhẹ tới mạnh trong khoảng 3 phút. Có thể dùng dầu gió khi bấm huyệt.
- Nên thực hiện động tác bấm huyệt này ít nhất 40 lần mỗi ngày cho tới khi hết bệnh. Khi thấy trán nóng, mũi thông thoáng hơn là đạt yêu cầu.
1.2 Huyệt Nghinh hương, vị trí : hai bênh cánh mũi
Huyệt này có công dụng làm thông mũi, giúp mũi đón nhận (nghênh) được mùi hương (hương) nên gọi là huyệt nghinh hương. Huyệt nghinh hương có công dụng thông mũi, tán phong, thanh hỏa, trị các bệnh nghẹt mũi, mũi chảy nước, viêm mũi dị ứng, liệt mặt..
Cách xác định vị trí: Huyệt nghinh hương nằm 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng 0,8 cm.
Cách bấm huyệt:
- Ấn huyệt ở bên mũi trái trong 1-3 phút.
- Ấn huyệt nghinh hương bên mũi phải. Một ngày nên thực hiện từ 5-10 lần cho đến khi khỏi bệnh. Có thể xoa thêm dầu nóng để tăng thêm hiệu quả.
1.3 Huyệt Hợp cốc, vị trí: giữa ngón tay cái và ngón trỏ
Huyệt nằm ở khe giữa ngón tay cái và ngón trỏ, chỗ gặp nhau (hợp) của hang(cốc). Khi mở rộng bàn tay xòe rộng ra, có một chỗ giữa ngón tay cái và ngón trỏ xòe ra như miệng hổ, nên còn được gọi là hổ khẩu.
Huyệt này có công dụng chữa các bệnh cảm lạnh, chảy nước mũi, nhức đầu, thanh nhiệt, hạ hỏa… Thường xuyên bấm huyệt này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh khi thời tiết chuyển mùa.
Cách xác định vị trí: Xòe rộng bàn tay ra sau đó nhấn vào chỗ lõm sâu nhất kết nối giữa ngón tay cái và ngón trỏ.
Cách thực hiện:
- Bấm huyệt này trong vòng 1-3 phút.
- Bấm giữ trong khoảng 2 giây rồi thả ra, lặp lại như vậy vài lần. Khi bấm huyệt có cảm giác hơi tê tê và đau là được.
Vị trí huyệt này rất dễ tìm, có thể bấm huyệt này vào bất cứ thời gian nào trong ngày, bất cứ khi nào rãnh thì dùng tay bấm huyệt, nếu có thể vừa bấm vừa day huyệt thì cho hiệu quả càng cao.
Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai không được bấm huyệt này. Để điều trị viêm mũi dị ứng, cần liên hệ tới các chuyên gia Tai – Mũi – Họng để được tư vấn.
1.4 Huyệt thượng tinh, vị trí: chỗ trũng giữa trán
Huyệt nằm ở trên đầu (thượng), như 1 vì sao (tinh) nên gọi là thượng tinh. Huyệt này có công dụng chữa trị các bệnh liên quan đến mũi như viêm xoang mũi, polyp mũi, mũi chảy nước, nghẹt mũi, ngoài ra còn trị các vấn đề về mắt như cận thị, đau mắt…
Cách xác định vị trí: Nằm trên đường dọc chính giữa đầu, chỗ trũng giữa trán, nơi nối huyệt bách hội và ấn đường. Trên sống mũi, đặt ngón tay dọc theo đó và đi thẳng lên trán, khi thấy chỗ nào trũng thì cách khoảng 1,5 cm hướng lên thì đó là huyệt thượng tinh.
Cách bấm huyệt:
- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa day huyệt, vuốt mạnh từ trên xuống dưới.
- Thực hiện từ 3-5 lần cho tới khi trán nóng là được.
1.5 Huyệt quyền liêu, vị trí: dưới xương gò má
Huyệt quyền liêu nằm ở bên cạnh (liêu) gò má (quyền). Huyệt quyền liêu có tác dụng trị sổ mũi, nghẹt mũi do viêm xoang. Day huyệt này ngoài việc chữa trị ngạt mũi mà còn giúp trị các bệnh viêm xoang cấp – mãn tính.
Cách xác định vị trí: Huyệt quyền liêu ở dưới xương gò má, nằm tại giao điểm của đường chân cánh mũi kéo dài ra và bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống
Cách bấm huyệt:
- Message nhẹ nhàng 2 vùng này trong vòng 5 phút,
- Dùng ngón tay cái ấn và giữ huyệt trong vòng 1 phút. Một ngày nên thực hiện khoảng 3-5 lần.
1.6 Huyệt ế phong, vị trí: dái tai
Tai như cái quạt (ế), có thể gập ra gập vào để quạt gió (phong). Huyệt có tác dụng khu phong tiết nhiệt, thông tai, sáng mắt, trị điếc, ù tai, viêm tai,…Huyệt này còn giúp trị các bệnh cảm cúm, ngạt mũi, chảy nước mũi do cảm lạnh, hoặc do bị biến chứng của viêm tai.
Cách xác định ví trí: Nằm phía sau dái tai, ở chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm.
Cách bấm huyệt:
- Dùng ngón tay bấm huyệt từ nhẹ đến mạnh, cảm giác hơi đau là được, thực hiện từ 3-5 lần trong 5-10 phút.
- Một ngày nên bấm huyệt này 2-3 lần cho tới khi giảm các triệu chứng của bệnh nghẹt mũi.
1.7 Huyệt toàn trúc, vị trí: hai đầu lông mày
Huyệt ở chỗ các sợi lông mày (giống cây tre (trúc)) gom lại (toàn) nên gọi là toàn trúc. Huyệt có tác dụng khứ phong, làm sáng mắt, trị đau đầu, đau mắt, đau nửa đầu, liệt mặt, chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm xoang.
Cách xác định vị trí: Góc mắt trong thẳng lên giao nhau giữa đầu lông mày
Cách thực hiện:
- Dùng ngón tay ấn và day huyệt trong 3 phút
- Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần sẽ cho kết quả điều trị bệnh hiệu quả.
2. Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa nghẹt mũi
Trong Đông y, bấm huyệt là một trong những phương pháp trị bệnh hiệu quả, bấm huyệt tác động vào mạch máu, thần kinh, da qua các huyệt, từ đó giúp lưu thông khí huyệt, điều hòa nội tiết, nâng cao năng lượng cho các tạng phủ. Bấm huyệt có nhiều hiệu quả, tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn cho cơ thể:
- Những người bị chấn thương vết thương kín và hở ở vùng xương khớp thì không nên bấm huyệt, vì sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Người có vết thương lỡ loét, nhiễm trùng thì không nên bấm huyệt vì sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
- Người có bệnh nội khoa như viêm vòi trứng, viêm ruột thừa, thủng dạ dày thì không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt.
- Không bấm huyệt sau khi uống rượu bia vì sẽ kích thích mạch máu cường độ cao, có thể gây ra các biến chứng không tốt cho cơ thể.
- Không bấm huyệt khi cơ thể quá đói hoặc quá no
- Không thực hiện bấm huyệt ở các cơ sở không có uy tín, không có giấy chứng nhận bảo đảm sức khỏe, vì bấm huyệt sai cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Nên kết hợp bấm huyệt với các phương pháp khác như rửa mũi, xông mũi, châm cứu… sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, các biện pháp bấm huyệt chỉ áp dụng với những người đang ở giai đoạn bệnh nhẹ, trong trường hợp triệu chứng nghẹt mũi kéo dài triền miền, có thể người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng cấp và mãn tính. Người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!