Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio là một trong những phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này khá hiệu quả với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, ít biến chứng và rất nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chữa trị bằng sóng cao tần thường rất ít được chỉ định thực hiện do chi phí khá cao.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp xảy ra khá phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên và lớn tuổi do quá trình lão hóa của cơ thể.

Đây là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong của đốt sống. Nguyên nhân chủ yếu là do đĩa đệm bị chèn ép và thoái hóa dẫn đến tình trạng bị phình ra, dẫn đến nứt rách và khiến các lớp nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể ra ở bất kỳ đoạn nào trên cột sống, nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và gây ra đau lưng, dần dần lan xuống chân (hay còn được gọi là chứng đau thần kinh tọa).

Không những vậy, khi đĩa đệm bị thoái hóa, chèn ép dẫn đến hiện tượng phình, lỗi, nứt rách khiến nhân nhầy thoát ra bên ngoài khiến cấu trúc cột sống mất cân bằng, đè nén lên dây chằng, dây thần kinh xung quanh làm xuất hiện các triệu chứng đau nhức, tê bì, ê mỏi, nóng rát và yếu cơ.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng rất phổ biến, gây ra triệu chứng đau mỏi vai gáy, đau phía sau cổ.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần là gì?

Với sự phát triển của y học hiện đại thì có rất nhiều cách để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm vật lý trị liệu, phẫu thuật, sử dụng thuốc Tây y, Đông y, châm cứu, bấm huyệt, sử dụng laser, thay đổi thói quen sống…Ngoài ra, còn có một phương pháp khác rất hiệu quả giúp chữa trị thoát vị đĩa đệm đó là sử dụng sóng cao tần. Đây được xem như là một biện pháp nội khoa được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Sóng cao tần hay còn có tên gọi khác là sóng radio được nghiên cứu và ứng dụng vào quá trình điều trị từ năm 1995. Đây là một loại sóng có bước sóng dài, khiến cho bề mặt của một số vật thể bị nóng lên nhưng lại không gây ra bất kỳ tác hại nào. Vì vậy sóng cao tần được ứng dụng vào trong y học nhằm đốt nóng một số bộ phận nhỏ trên cơ thể như các khối cơ, amidan…Từ đó, hỗ trợ sửa chữa chức năng của các cơ quan, giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Với tần số trong khoảng 200 – 1200MHZ và nguồn nhiệt ở mức 40 – 700C nhằm giảm áp lực bên trong đĩa đệm, tác động trực tiếp vào vị trí thoát vị làm cho các khối thoát vị thu nhỏ và quay lại vị trí ban đầu. Từ đó, giải phóng áp lực lên dây thần kinh và kết quả là giảm đau nhức hiệu quả.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Sóng cao tần hay còn có tên gọi khác là sóng radio được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong y học

Theo các chuyên gia, thì so với biện pháp phẫu thuật, phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có mức độ xâm lấn rất thấp, ít gây ra đau đớn, có thời gian hồi phục nhanh chóng và ít phát sinh các biến chứng nặng.

Các chuyên gia cũng đã thực hiện một số thực nghiệm lâm sàng và kết quả cho thấy phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có khả năng cải thiện tình trạng bệnh từ 80 – 90%, đẩy lùi các cơn đau và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của cột sống.

Chỉ định & chống chỉ định khi thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Mặc dù phương pháp này có nhiều ưu điểm như ít gây đau, mức độ xâm lấn ít và tác động trực tiếp đến vùng đĩa đệm bị tổn thương nhưng phương pháp này lại rất hạn chế trong việc chỉ định áp dụng.

Thông thường, phương pháp sóng cao tần này chỉ được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Bị thoát vị đĩa đệm gây ra đau nhức lưng, tê bì tay chân, cứng cổ, các cơn đau lan ra hai vùng vai, tay.
  • Bị thoát vị đĩa đệm vùng cổ và thắt lưng, đã được điều trị nội khoa trong vòng 6 tuần nhưng không đạt kết quả khả quan.
  • Bị thoát vị đĩa đệm cấp độ 2 và 3 nhưng chưa xuất hiện tình trạng rách bao xơ hay còn được gọi là giai đoạn phồng lồi đĩa đệm.
  • Không có bất kỳ bệnh lý cột sống nào đi kèm.
  • Lớp nhân nhầy chưa bị suy giảm và mất nhiều nước.

Ngoài ra, phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần sẽ bị chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 kèm theo tình trạng bao xơ đã bị vỡ, rách.
  • Bị thoát vị số lượng nhân nhầy lớn.
  • Những trường hợp bị thoát vị do chấn thương nặng ở cột sống và đi kèm với các chấn thương khác.
  • Đồng thời mắc các bệnh lý về xương khớp cơ như hẹp ống sống cổ, dị dạng cột sống, ung thư cột sống…

Trên thực tế thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như độ tuổi, thể trạng sức khỏe, mức độ tổn thương đĩa đệm…để bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định người bệnh có nên thực hiện phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần hay không.

Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Theo các chuyên gia thì phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ đem lại hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, vừa khởi phát, không có bất kỳ bệnh lý cột sống nào đi kèm. Còn những trường hợp nặng, phát sinh biến chứng và dây thần kinh bị chèn ép quá mức thì sẽ không thể đem lại hiệu quả tối đa được.

Chính vì vậy, trước khi thực hiện điều trị bằng sóng cao tần thì người bệnh sẽ được tiến hành thăm khám để đánh giá tình sức khỏe cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Quá trình chuẩn bị trước khi thực hiện

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng các triệu chứng lâm sàng, theo dõi chức năng và khả năng vận động của cột sống…Sau khi đã có được những dữ liệu lâm sàng, tiếp theo người bệnh sẽ được yêu cầu chụp X-quang, chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) hoặc chụp CT (chụp cắt lớp vi tính)…Ngoài ra, có thể người bệnh sẽ được đo điện cơ thể nhằm đánh giá chuẩn xác về mức độ đè ép lên dây thần kinh.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ phù hợp với những người mắc bệnh giai đoạn nhẹ, không kèm theo các bệnh lý khác

Đối với những trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm đã chuyển biến nặng và hầu như hoàn toàn không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa. Bởi thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh xương khớp mãn tính có tiến triển bệnh rất dai dẳng. Vì vậy đây cũng chính là lý do mà phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần không thực sự được phổ biến mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với phương pháp phẫu thuật.

Còn riêng với những trường hợp có thể áp dụng phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thì sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ càng trước khi thực hiện. Trong quá trình này, người bệnh không nhất thiết phải kiêng cữ ăn uống hay sử dụng thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bác sĩ chỉ định cho người bệnh ngưng việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, rượu bia hay các loại thực phẩm, đồ uống có cồn.

Riêng đối với một số trường hợp người bệnh có cân nặng quá lớn, thừa cân béo phì thì có thể sẽ được kiểm soát cân nặng trước khi tiến hành chữa trị.

Quá trình thực hiện

Thông thường, việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần được thực hiện theo các bước như sau:

  • Tiến hành gây tê để giảm thiểu tối đa những đau đớn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
  • Sử dụng kim tiêm đã qua khử trùng sạch sẽ, có chứa sóng cao tần và châm trực tiếp vào vị trí đĩa đệm bị tổn thương.
  • Quá trình này được diễn ra dưới sự quan sát rõ ràng thông qua một màn hình phóng to từng tế bào trong cơ thể con người để đảm bảo quá trình tiêm sóng cao tần chính xác nhất.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành dò tìm sóng cao tần lưỡng cực và tăng nhiệt độ của kim tiêm một cách từ từ. Nguồn nhiệt được đưa vào trong cơ thể trong suốt quá trình này sẽ dao động trong khoảng 40 – 700C. Nhiệt độ này là nhiệt độ chuẩn nhằm đảm bảo phần nhân nhầy của đĩa đệm bị trào ra hoặc dư thừa được đốt bỏ nhờ sức nóng của nhiệt.
  • Quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thường diễn ra khá nhanh, khoảng 20 – 30 phút.

Quá trình thực hiện được xem là thành công khi phần nhân thừa trào ra khỏi đĩa đệm bị đốt bỏ, giải phóng áp lực đang đè nén lên dây thần kinh, trả lại không gian cho sự hoạt động của tủy sống. Người bệnh sẽ không còn đau lưng và có thể sinh hoạt lại bình thường.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi thực hiện

Thời gian thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần khá nhanh chỉ mất khoảng 20 phút, sau đó người bệnh sẽ ở lại bệnh viện thêm vài giờ đồng hồ nữa để theo dõi các biến chứng cũng như để bác sĩ đánh giá tình trạng của cột sống. Nếu không có điều gì bất thường thì người bệnh có thể trở về nhà ngay trong ngày.

Sau đó, để đảm bảo quá trình phục hồi bệnh diễn ra suôn sẻ, tránh gây ra phát sinh biến chứng thì người bệnh cần chú ý thực hiện các bước chăm sóc sau:

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Sau chữa trị người bệnh cần có một lối sống khoa học, tránh tác động mạnh đến cột sống
  • Tránh đi lại hoặc vận động quá mạnh trong khoảng 2 tuần đầu tiên. Thay vào đó hãy dành nhiều thời gian nghỉ dưỡng, hoạt động nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia để hỗ trợ ổn định cấu trúc cột sống, cải thiện chức năng vận động của cột sống sau điều trị.
  • Nên tránh tham gia giao thông trong ít nhất là 1 tháng để tránh gây áp lực nặng lên vùng đĩa đệm đã từng bị thoát vị. Bởi sự xóc nảy khi lái xe sẽ tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra ngoài, khiến đĩa đệm lại tái tổn thương.
  • Điều chỉnh lại tư thế ngồi, nằm, đứng sao cho chuẩn nhất, người bệnh nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tổn thương đến cột sống đã từng bị tổn thương.
  • Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức, sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất ích thích khác. Bởi các yếu tố này đều có thể làm ức chế quá trình hồi phục của vùng đĩa đệm bị tổn thương cũng như kích thích các cơn đau.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là nhóm các dưỡng chất như vitamin D, canxi, sắt, magie, omega-3…Bởi đây đều là những dưỡng chất có khả năng thúc đẩy sự hồi phục của cột sống và đĩa đệm sau điều trị.

Sau khi kết thúc điều trị và quá trình chăm sóc người bệnh có thể quay trở lại nếp sinh hoạt bình thường, không còn xuất hiện những cơn đau lưng dai dẳng nữa. Bởi nếu được chỉ định thực hiện đúng đối tượng, đúng quy trình thì phương pháp này sẽ thành công đến 90%. Tuy nhiên, do phạm vi chỉ định thực hiện khá hạn chế nên bác sĩ cần phải tiến hành sàng lọc kỹ càng để tránh gây mất thời gian, tốn kém và gây ra những can thiệp không cần thiết.

Ưu và nhược điểm của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Bất kỳ phương pháp điều trị y khoa nào cũng có những ưu điểm, nhược điểm riêng và phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần cũng vậy. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội nhưng nó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

Vì vậy, trước khi quyết định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp này thì người bệnh cần hết sức cân nhắc về ưu và nhược điểm của nó gồm:

Ưu điểm

  • Không mất nhiều thời gian điều trị (từ 20 – 30 phút)
  • Sau khoảng 24 tiếng đồng hồ điều trị, người bệnh đã có thể đi lại nhẹ hàng và sinh hoạt như bình thường.
  • Có mức độ xâm lấn thấp và ít gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
  • Ít gây đau đớn và chảy máu.

Nhược điểm

  • Phương pháp này có phạm vi chỉ định hạn chế, không phải trường hợp mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nào cũng phù hợp để thực hiện.
  • Chủ yếu chỉ phù hợp với những người bệnh ở mức độ nhẹ, bao xơ chưa bị rách và không có các bệnh lý cột sống khác kèm theo.
  • Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào từng cơ địa, mức độ nặng nhẹ của bệnh và chế độ chăm sóc sau điều trị.
  • Phương pháp này có chi phí khá cao, khoảng 30 triệu đồng/lần điều trị nên không được nhiều người bệnh chọn áp dụng.
  • Hiện nay, có rất ít các cơ sở y tế có đủ điều kiện để thực hiện phương pháp này.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có thay thế phẫu thuật được không?

Câu trả lời của các chuyên gia y khoa đó là không thể. Bởi nếu hiểu rõ về bản chất của 2 phương pháp này bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong cách thức điều trị.

Đối với chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thì đây là một phương pháp điều trị nội khoa, có phạm vi chỉ định hạn chế, chỉ những người mắc bệnh giai đoạn nhẹ mới có thể áp dụng thực hiện. Hơn thế nữa, những người bệnh không có các bệnh lý cột sống đi kèm mới được thực hiện, trong khi hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều được khởi phát từ bệnh thoái hóa cột sống, rất hiếm trường hợp khởi phát bệnh đơn độc.

Còn đối với phương pháp phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm thì khác, nó được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, khi mà tất cả các phương pháp điều trị nội khoa khác không đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Vì vậy, hoàn toàn không thể thay thế phương pháp phẫu thuật bằng phương pháp chữa trị bằng sóng cao tần trong trường hợp này được. Hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ để có thể được điều trị một cách phù hợp và an toàn nhất.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất

Một số lưu ý sau khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress quá mức.
  • Ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tránh các loại thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ…cũng như các loại chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Giữ cân nặng luôn ở mức ổn định, tránh thừa cân béo phì vì cân nặng càng cao sẽ càng gây áp lực lớn lên cột sống khiến bệnh dễ tái phát hơn.
  • Điều chỉnh tư thế hoạt động hằng ngày như ngồi, nằm, đứng khoa học, tránh các tư thế xiêu vẹo, không mang vác các vật nặng để tránh ảnh hưởng đến cột sống đã từng bị tổn thương sẽ yếu hơn bình thường.
  • Thường xuyên tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ trong thời gian đầu sau khi chữa trị. Sau đó, ít nhất 2 lần/năm nên đi tái khám để sớm phát hiện những bất thường về cột sống  và có cách điều trị kịp thời.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần ở đâu?

Hiện nay, có rất ít các cơ sở y tế, bệnh viện áp dụng phương pháp chữa trị này. Tuy nhiên, nếu cần chữa trị thì tốt nhất, người bệnh nên chọn những bệnh viện uy tín để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh xảy ra rủi ro:

Tại TPHCM:

  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện nhân dân 115

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Việt Đức – Khoa chấn thương chỉnh hình
  • Bệnh viện Bạch Mai – Khoa cơ xương khớp
  • Bệnh viện 108 – Khoa nội thần kinh
  • Bệnh viện quân y 103 – Khoa Nội thần kinh A4

Chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Hiện nay, mức chi phí trung bình cho một ca điều trị bằng sóng cao tần khá đắt, tầm khoảng trên dưới 30 triệu đồng. Mức giá này còn phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng thiết bị y tế của từng bệnh viện, trình độ của đội ngũ y bác sĩ…

Tóm lại, chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là một trong những biện pháp giúp giảm đau lưng nhanh chóng, cải thiện các triệu chứng khác do tình trạng đĩa đệm bị thoát vị gây ra. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần phải hết sức tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. 

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng là kinh nghiệm trị bệnh từ dân gian. Theo lưu truyền, cách chữa này có thể giảm nhẹ cơn đau ở vùng...

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này,...

Bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho quá trình điều trị là thắc mắc chung của nhiều người

Bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Phồng đĩa đệm là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, khi nhân nhầy vẫn còn trong bao xơ và chưa lệch hẳn ra khỏi vị trí...

Đạp xe rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm nhưng phải đúng cách

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể đạp xe để cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh lý. Tuy...

Danh sách các bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi tại tphcm

Danh sách 8 bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi tại TPHCM

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm, do đó cần phải được điều trị bởi các bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao. Tuy nhiên, tìm được một...

Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt bạn nên thử

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là cách trị bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Hiện nay, cách chữa này vẫn được áp dụng phổ biến vì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn