Mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô và lưu ý
Nội Dung Bài Viết
Tưởng chừng râu ngô là thứ bỏ đi của cây ngô nhưng ít ai biết được bộ phận này lại có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Một trong số đó có thể nhắc đến là vị thuốc dân gian chữa bệnh viêm đường tiết niệu. Vậy trên thực tế, mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô có thực sự hiệu quả và cần lưu ý những gì trong quá trình sử dụng? Tất cả thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô có được không?
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Triệu chứng thường gặp những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới và việc đi tiểu trở nên khó khăn hoặc có cảm giác đau buốt nhiều. Nhìn nhận theo khía cạnh khoa học, viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn E coli xâm nhập vào ống dẫn tiểu và sinh viêm.
Nhận định từ chuyên gia y tế, tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng viêm đường tiết niệu sẽ trở thành căn bệnh rất nguy hiểm và thường xuyên xuất hiện nếu người bệnh vẫn giữ những thói quen sinh hoạt không phù hợp, tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội di chuyển và niệu đạo và ngược dòng gây bệnh. Đối với trường hợp nặng, bệnh có thể gây ra biến chứng vô sinh ở nam và nữ. Nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng máu và dẫn đến tử vong.
Nếu không muốn bản thân gặp phải những trường hợp này người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể để điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian là dùng râu ngô.
Từ lâu trong dân gian trong ngô được biết đến là một trong những loại thuốc quý rất tốt cho sức khỏe của con người. trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới đây cho biết râu ngô có chứa lượng lớn khoáng chất và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cũng như ổn định hệ tiêu hóa. Tiêu biểu như: vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2), vitamin K, canxi, kali,… Hơn thế râu ngô còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ làm tan sỏi mật và trỊ viêm đường tiết niệu.
Râu ngô là một bộ phận nằm phần đầu của cây ngô, gồm nhiều sợi có màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi nâu. Có khá nhiều người đã bỏ đi bộ phận này khi sử dụng quả ngô (một số địa phương gọi là trái bắp). Nguyên do là vì họ không hiểu rõ được công dụng của bộ phận này hoặc thực tế hơn là số lượng chúng ít ở trong mỗi quả.
Trong Đông y, râu ngô có bị ngọt, tính bình. Chúng có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc các độc tố ở gan, thận và bàng quang. Trong khi đó, giới y học hiện đại đã chỉ ra, các dưỡng chất có trong râu ngô góp phần trong quá trình trao đổi chất, thanh lọc thận và bài trừ nước tiểu. Đồng thời, chúng còn giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ các độc tố ở đường tiết niệu.
Với những tác dụng của râu ngô đã được chỉ ra, râu ngô có tác dụng khá đặc biệt trong việc điều trị một số bệnh lý ở người như tiểu đường, sỏi mật, sỏi thận, viêm bàng quang, viêm niệu quản,… Hơn thế, người bị viêm đường tiết niệu hoàn toàn dùng được để khắc phục cơn đau vùng bụng dưới hay giúp việc tiểu tiện trở nên dễ dàng hơn.
Chia sẻ các cách chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Có khá nhiều cách chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô được dân gian truyền miệng, từ việc sử dụng độc vị đến việc kết hợp râu ngô với các dược liệu khác. Người bệnh có thể lựa chọn bài thuốc phù hợp với sức khỏe hiện tại. Nếu vẫn còn hoang mang trong việc chế biến thì có thể tham khảo ngay 3 cách sau đây:
Cách số 1: Dùng độc vị râu ngô
Vì râu ngô đã mang bản chất của vị thuốc dân gian chữa viêm đường tiết niệu nên người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng độc vị mà không cần kết hợp với bất kỳ dược liệu nào bằng cách nếu nước râu ngô để dùng. Uống nước râu ngô mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh mà còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng, đường ruột được ổn định.
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g râu ngô tươi (nên lựa chọn râu ngô tươi, màu vàng nâu, óng mượt)
– Cách thực hiện:
- Đem hết râu ngô vừa được chuẩn bị rửa sạch qua hai lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho hết râu ngô vào nồi cùng với 200ml nước;
- Bắc nồi nước lên bếp và tiến hành đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp;
- Chắt lấy phần nước để uống trong ngày.
Người bệnh có thể chia nước râu ngô thành nhiều phần nhỏ để uống hết trong ngày, có thể dùng thức uống này để thay cho nước lọc thông thường. Lời khuyên từ dân gian, người bệnh nên uống khi bụng đói để dược tính phát huy tối đa công dụng.
Cách số 2: Kết hợp râu ngô với cây mã đề
Ngoài việc sử dụng độc vị râu ngô, người bệnh có thể kết hợp với cây mã đề trong việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Trong Đông y cổ truyền, cây mã đề còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như xa tiền thảo, mã đề thảo,… Dược liệu này có tác dụng lợi tiểu, được ứng dụng trong việc điều trị bệnh tiểu tiện không thông, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…
Theo đó, khi kết hợp cây mã đề với râu ngô, người bệnh sẽ được bài thuốc hoàn hảo trong việc điều trị viêm đường tiết niệu. Sự kết hợp này sẽ giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện và giảm hiện tượng viêm nhiễm hiệu quả.
– Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: Râu ngô và cây mã đề mỗi vị 30g.
– Cách thực hiện:
- Đem cây mã đề và râu ngô rửa sạch qua vài lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất rồi vớt ra để ráo;
- Cho hết nguyên liệu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 200 – 250ml nước lọc, bắc lên bếp và tiến hành đun sôi trong khoảng 5 – 10 phút;
- Khi các dưỡng chất tan hết trong nước thì tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước;
- Thêm chừng 1 thìa đường kính, khuấy đều và sử dụng.
Nên chia hỗn hợp nước thành 2 phần nhỏ để uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng, người bệnh sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực trong vài ngày.
Cách số 3: Kết hợp râu ngô với các loại thảo được khác
Bên cạnh việc kết hợp với cây mã đề, trong việc điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh có thể kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác để gia tăng công dụng như rau má, ý dĩ, cây sài đất,… đặc biệt là các trường hợp bị viêm bàng quang và thận.
– Những nguyên liệu cần có: 100g râu ngô, 40g cây sài đất, cây mã đề, ý dĩ và rau má mỗi vị 50g.
– Cách thực hiện:
- Mang toàn bộ nguyên liệu vừa được chuẩn bị rửa sạch với nước để loại bỏ lớp đất cát và bụi bẩn, sau đó vớt ra để ráo và thái thành đoạn nhỏ;
- Cho toàn bộ dược liệu vào trong ấm cùng với 550 – 600ml nước lọc;
- Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại chừng 250 – 300ml;
- Gạn lấy phần nước và chia thành 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày.
Người bệnh nên dùng hỗn hợp nước khi còn ấm. Lưu ý, mỗi lần uống cần cách nhau khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ. Kiên trì sử dụng mỗi ngày sẽ giúp triệu chứng của bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Dùng râu ngô chữa viêm đường tiết niệu cần lưu ý những gì?
Mặc dù râu ngô mang lại nhiều tác dụng trong việc giải độc cơ thể, đào thải các cặn bã trong hệ tiết niệu, thế nhưng công dụng của râu ngô trong việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu chưa được giới y học hiện đại công nhận. Song, bài thuốc chữa bệnh từ râu ngô chỉ có phạm vi trong dân gian. Do đó, nếu có ý định điều trị bệnh viêm đường tiết niệu theo hướng này, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng. Điều này sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cũng như phòng ngừa bệnh tình chuyển biến sang giai đoạn nặng nề.
Ngoài ra, khi chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Lựa chọn râu ngô sạch, không chất bảo quản, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
- Mặc dù râu ngô mang bản chất lành tính, nhưng người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng. Chỉ nên sử dụng dược liệu này với nhiều lượng vừa đủ;
- Vì râu ngô mang bản chất tự nhiên nên hiệu quả điều trị bệnh viêm đường tiết niệu tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh;
- Nước râu ngô chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh và hạn chế bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng nề. Người bệnh tuyệt đối không phụ thuộc hoàn toàn vào cách chữa bệnh này;
- Trong trường hợp muốn điều trị dứt điểm bệnh, bệnh nhân nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như xác định mức độ nặng nhẹ. từ đó, có phác đồ điều trị phù hợp;
- Râu ngô có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y trong điều trị viêm đường tiết niệu. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo việc sử dụng cùng lúc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe;
- Cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định dùng râu ngô chữa viêm đường tiết niệu cho bà bầu;
- Trong quá trình sử dụng râu ngô, cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên do, người bệnh cần tạm ngưng việc sử dụng một thời gian. Trong trường hợp triệu chứng tiến triển phức tạp, người bệnh cần sớm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ;
- Nếu nhận thấy việc điều trị không đạt được kết quả như mong đợi sau một thời gian kiên trì, người bệnh cần tìm đến các phương pháp điều trị khác.
Bài viết đã chia sẻ các cách chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô và một số lưu ý khi sử dụng. Hi vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn đọc, đặc biệt là người bệnh biết được một mẹo vặt dân gian chữa bệnh tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, mẹo chữa bệnh này chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định. Do đó, bạn cần trao đổi hoặc tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng. Đồng thời, chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi sự tiến triển của bệnh tình cũng như phát hiện sớm các trường hợp xấu.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!