Sau chuyển phôi nên ăn gì và kiêng gì tốt cho quá trình thụ thai

Chuyển phôi là gì? Khi nào thực hiện chuyển phôi là tốt nhất?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là gì? Quy trình và những điều cần lưu ý

Các dấu hiệu cảnh báo khả năng chuyển phôi thất bại

Thụ tinh nhân tạo IUI là gì? Các bước chuẩn bị, quy trình và chi phí

Thụ tinh ống nghiệm cần kiêng những gì?

Thuốc kích trứng là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Chuyển phôi là gì? Khi nào thực hiện chuyển phôi là tốt nhất?

Chuyển phôi là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đưa phôi trở vào cơ thể của người mẹ để phát triển thành thai nhi. Đây được xem là một công đoạn rất quan trọng để quyết định sự thành công hoặc thất bại của cả quá trình thụ tinh nhân tạo. Thông thường, kỹ thuật này sẽ được thực hiện 48 giờ sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh. 

Chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là bước tiếp theo được sử dụng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) bằng cách đưa phôi vào tử cung của người phụ nữ. Đây là phôi đã được nuôi lên đến ngày 3 hoặc ngày 5 và phôi sử dụng có thể là phôi tươi hoặc phôi đông lạnh (phôi trữ) được tạo ra trong một chu kỳ trước.

Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là phương pháp đưa phôi vào tử cung để giúp hình thành thai nhi

Thời gian để thực hiện chuyển phôi là khoảng ngày 18 đến ngày 20 của chu kỳ kinh nguyệt, khi đó niêm mạc tử cung của người mẹ đã có độ dày đạt chuẩn (9 – 10mm) cùng với sức khỏe của người mẹ đã sẵn sàng cho việc mang thai.

Quy trình thực hiện chuyển phôi

Ngày nay, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ mà các thiết bị sử dụng trong quá trình chuyển phôi đã giảm tối đa đau đớn và tác động tối đa lên tử cung của người phụ nữ. Thông thường, quy trình chuyển phôi sẽ trải qua 3 quá trình như sau:

1. Trước chuyển phôi

1.1. Sử dụng Estrogen

  • Estrogen sẽ được sử dụng vào ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt và thời điểm trước khi chuyển phôi là từ 2 đến 3 tuần.
  • Lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống, trong nhiều trường hợp thì được chỉ định tiêm, đặt âm đạo hoặc dán qua da.
  • Estrogen mang lại tác dụng là kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung và ức chế sự rụng trứng tự nhiên.
  • Sau khoảng 6 – 7 ngày sử dụng thì bạn sẽ được hẹn đến siêu âm để kiểm tra.
  • Khoảng thời gian này thì các mẹ cần phải theo dõi đến sự phát triển của niêm mạc tư cung 3 – 5 ngày.

1.2. Sử dụng Progesterone

  • Nếu nội mạc tử cung đã đạt được độ dày thích hợp thì bạn sẽ được sử dụng Progesterone để tạo nội tiết thích hợp cho sự làm tổ của phôi.
  • Progesterone được khuyên dùng đặt vào âm đạo để tấc động trực tiếp đến tử cung. Nhưng vẫn có thể sử dụng theo dạng đường uống, tiêm hoặc đặt âm đạo.
  • Progesterone được sử dụng trước chuyển phôi vào khoảng 2 – 5 ngày tùy vào giai đoạn của phôi trữ.

1.3. Chuẩn bị chuyển phôi

Sau khi sử dụng Estrogen và Progesterone, bạn sẽ được kiểm tra xác định niêm mạc tử cung với tình trạng sức khỏe đã đủ điều kiện để chuyển phôi hay mang thai chưa. Nếu bạn có thể chuyển phôi trong chu kỳ này, các bác sĩ sẽ tư vấn ngày chuyển phôi cùng với chất lượng phôi và số lượng phôi chuyển để đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất và hạn chế tối đa nguy cơ đa thai.

  • Trường hợp chuyển phôi tươi: Trứng và tinh trùng được kết hợp thụ tinh thành công tạo thành phôi và được nuôi lên đến ngày 3 hoặc ngày 5 tùy vào chất lượng phôi. Sau đó, phôi này sẽ được mang đi chuẩn bị cho chuyển phôi.
  • Trường hợp chuyển phôi trữ: Phôi sau khi được bác sĩ và mẹ thống nhất chuyển trước đó sẽ được chuyên viên phôi làm việc trong phòng thí nghiệm thực hiện kỹ thuật rã đông phôi.

2. Chuyển phôi

Trước chuyển phôi bạn phải nhịn tiểu và nằm trên bàn chuyển phôi ở tư thế sản khoa. Điều dưỡng viên sẽ mang găng tay vô khuẩn để vệ sinh tử cung của người phụ nữ bằng cách đặt mỏ vịt, lau cổ tử cung bằng tăm bông và môi trường nuôi cấy IVF.

Bác sĩ sẽ siêu âm đường bụng để dẽ dàng quan sát được niêm mạc buồng tử cung, cổ tử cung, tư thế tử cung, góc cổ tử cung và tử cung. Thông qua hình ảnh trên máy siêu âm, bác sĩ chuyển phôi sẽ đưa Catheter ngoài có nòng kim loại vào buồng tử cung và xác định vị trí đặt phôi.

Khi Catheter ngoài đã vào tới buồng tử cung, bác sĩ sẽ cố định lại Catheter ngoài và rút nòng kim loại ra để chuẩn bị đưa Catheter trong có chứa phôi vào buồng tử cung.

Ngay tại phòng nuôi cấy phôi, chuyên viên nuôi cấy phôi sẽ đưa phôi Catheter trong bằng cách tráng Syringe 1ml bằng môi trường IVF sau dó hút 0,7 ml môi trường IVF để lắp Catheter vào Syringe và bơm hết môi trường ra để tráng Catheter.

Sau đó hút phôi vào Catheter theo thứ tự lần lượt là môi trường IVF – cột không khí – môi trường IVF chứa phôi µl – không khí – môi trường IVF 2 µl ở ngoài cùng. Khi đó, Catheter chứa phôi sẽ được chuyển đến cho bác sĩ chuyển phôi.

Lúc này, bác sĩ chuyển phôi sẽ đưa Catheter trong có chứa phôi nhẹ nhàng qua  Catheter ngoài để vào buồng tử cung rồi bơm từ từ phôi vào buồng tử cung cách đáy tử cung.

Sau đó Catheter trong được rút ra và được bác sĩ nuôi cấy phôi kiểm tra độ sạch của Catheter (có nhầy, có máu hoặc sót phôi). Bước cuối cùng, bác sĩ chuyển phôi sẽ rút Catheter ngoài, tháo mỏ vịt và hoàn tất quy trình chuyển phôi.

Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi sử dụng công nghệ hiện đại giúp làm giảm tối đa đau đớn và tác động tối đa lên tử cung của người phụ nữ

3. Sau chuyển phôi

Sau khi chuyển phôi, bạn sẽ phải nằm nghỉ ngơi khoảng 1 – 2 giờ để theo dõi, nếu mọi thứ đã ổn định thì bạn có thể về nhà.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho thuốc uống hoặc thuốc đặt sử dụng trong 14 ngày sau chuyển phôi. Bạn phải tuân thủ quy định dùng thuốc mà điều dưỡng viên hướng dẫn như sử dụng đúng giờ, đúng liều và đúng đường uống. Tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ kể cả thuốc bổ, thuốc nam, thuốc bắc,…

Thường xuyên đi lại nhẹ nhàng, hạn chế lên xuống cầu thang, vận động mạnh hay tập thể dục thể thao. Nhưng cũng không vì thế mà nằm bất động vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

Nếu bắt gặp các dấu hiệu bất thường thư: Ra máu âm đạo, sốt, đau bụng, táo bón, bí tiểu,… cần nhanh chóng đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Khi nào thực hiện chuyển phôi là tốt nhất?

Trứng và tinh trùng sau khi được thụ tinh để tạo thành phôi thai sẽ được nuôi cấy trong tủ nuôi cấy phôi. Sau 3 ngày, phôi thai sẽ phát triển phân tách lên khoảng 8 – 10 phôi bào và có thể chuyển vào tử cung của người mẹ.

Chuyển phôi ngày 5 sẽ có cơ hội đậu thai cao hơn gấp 1,35 lần so với chuyển phôi ngày 2, 3 với tỷ lệ thành công lên đến 70%. Đây là kỹ thuật tiên tiến, giảm nguy cơ sảy thai do phôi đã được chọn lọc kỹ hơn. Đồng thời, chuyển phôi ngày 5 cũng sẽ hạn chế được khả năng đa thai, bởi mỗi lần chuyển phôi thì bác sĩ sẽ chỉ chuyển từ 1 – 2 phôi.

Hơn nữa, việc sàng lọc di truyền tiền làm tổ sẽ giúp loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh do di truyền và tốt nhất là nên được thực hiện với các phôi ngày 5. Bởi vì, để tiến hành sàng lọc cần sinh thiết lấy 1 vài tế bào của phôi, do đó những phôi ngày 3 chỉ có 7 – 8 tế bào và việc sàng lọc sẽ có khả năng ảnh hưởng đến phôi.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được nuôi phôi đến ngày 5 vì việc nuôi phôi dài ngày hơn so với nuôi phôi ngày 2, 3 và có thể làm giảm số lượng phôi đạt tiêu chuẩn hoặc thậm chí không còn phôi đủ tiêu chuẩn để chuyển phôi. Bởi vì, chỉ có những phôi nào thật khỏe mới có thể phát triển được dài ngày.

Theo thống kê, bác sĩ chọc hút trung bình được khoảng 10 trứng/ phụ nữ. Số trứng này sẽ được đem đi thụ tinh ống nghiệm có khoảng 5 – 6 phôi ngày 2, nuôi cấy tiếp đến ngày 3 thì còn khoảng 4 – 5 phôi và đến ngày 5 thì chỉ còn lại 2 – 3 phôi. Đối với phụ nữ có chất lượng phôi không tốt sẽ không còn phôi khi nuôi cấy càng dài ngày.

Mặc dù nuôi phôi ngày 5 sẽ mang lại hiệu quả cao nhưng chỉ phù hợp với phụ nữ trẻ tuổi, có nhiều phôi ngày 2, 3 tốt hoặc trường hợp đã nhiều lần chuyển phôi thất bại hoặc cần thiết thực hiện sàng lọc trước chuyển phôi. Đối với phụ nữ lớn tuổi thì sẽ có ít phôi tốt ngày 2, 3, do đó chuyển phôi ngày 2, 3 sẽ có cơ hội đậu thai hơn.

Sau chuyển phôi thì bao lâu phôi làm tổ?

Ở nhiều trường hợp, những dấu hiệu thành công sẽ có biểu hiện rất rõ trên cơ thể của người mẹ. Sau chuyển phôi ngày thứ 1, 2, 3, 4,… bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu như đau đầu ti, buồn tiểu, tiểu nhiều lần.

Thời điểm quan trọng nhất sau chuyển phôi là ngày thứ 5, bởi đây là lúc phôi đã tìm chỗ làm tổ. Lúc này, các mẹ cần lưu ý di chuyển và vận động nhẹ nhàng để tránh gây ảnh hưởng đến co bóp tử cung cùng với bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết vào trong bữa ăn hàng ngày.

Thông thường, khi chuyển phôi thành công sẽ gặp phải biểu hiện rõ nhất như:

  • Ngực căng tức, khó thở, đau đầu.
  • Có cảm giác đau và nặng ở vùng bụng dưới.
  • Đau lưng, đau hai bên hông.
  • Ra máu báo thai.

Nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ?

Theo nhiều công trình nghiên cứu y học đã chứng minh, tỷ lệ thành công giữa chuyển phôi tươi và phôi trữ là như nhau hay nói cách khác là khả năng làm tổ của phôi tươi và phôi trữ là ngang nhau.

Hiện nay, công nghệ đông phôi và rã đông sẽ đảm bảo chất lượng phôi không bị ảnh hưởng. Dựa trên mặt lý thuyết, một khi phôi đã được trữ đông thì chúng sẽ có thể được lưu trữ vô thời hạn.

Vì vậy, chuyển phôi tươi hay phôi trữ còn phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe, độ dày của niêm mạc tử cung và chất lượng phôi của người phụ nữ ngay tại thời điểm chuẩn bị chuyển phôi.

Nếu như mọi yếu tố đều tốt thì người mẹ có thể được chuyển phôi tươi ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp sức khỏe chưa tốt hoặc có chưa sắp xếp thời gian thực hiện thì bạn có thể chuyển phôi đông lạnh vào chu kỳ sau hoặc ở vài chu kỳ sau đều được.

Chuyển phôi là gì?
Phôi tươi và phôi trữ đều có khả năng làm tổ ngang nhau

Vì sao chuyển phôi trữ được chỉ định nhiều hơn chuyển phôi tươi?

Mặc dù chuyển phôi trữ (đông lạnh) hay chuyển phôi tươi đều mang tỷ lệ thành công như nhau. Thế nhưng, xu hướng chuyển phôi đông lạnh ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi những ưu điểm như sau:

  • Chuyển phôi đông lạnh giúp bác sĩ chọn được thời điểm nội tiết tố ở người phụ nữ ổn định và thích hợp thì mới có thể chuyển phôi và làm tăng cơ hội thụ thai sau khi kích thích buồng trứng. Nếu nội tiết tố trong cơ thể tăng cao hơn nhiều lần sẽ không tốt cho phôi làm tổ.
  • Người phụ nữ sẽ có thời gian bồi bổ đầy đủ và chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai sắp tới thay vì ngay lập tức sử dụng phôi tươi để thụ thai.
  • Làm giảm tình trạng đa thai. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi. Việc chuyển nhiều phôi thai một lần sẽ làm tăng khả năng thụ thai nhưng cũng vô cùng khó đoán. Vì vậy, sử dụng phôi đông lạnh sẽ giúp hạn chế được tình trạng này.
  • Chuyển phôi đông lạnh được chỉ định cho các trường hợp dịch buồng tử cung hoặc quá kích buồng trứng không thể chuyển phôi tươi.

Có thể nói, chuyển phôi là một phương pháp hỗ trợ sinh sản và giúp mang lại niềm hi vọng được trở thành bố mẹ của các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn. Bên cạnh việc thực hiện chuyển phôi thì bạn cũng nên ăn uống, nghỉ ngơi và vận động theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp cho tỷ lệ chuyển phôi được thành công ngay từ lần đầu tiên.

Cùng chuyên mục

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là gì? Quy trình và những điều cần lưu ý

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp cho tinh trùng và trứng thụ thai bên ngoài cơ thể, sau đó chuyển phôi vào buồng tử cung trong thời...

Các dấu hiệu cảnh báo khả năng chuyển phôi thất bại

Các dấu hiệu cảnh báo khả năng chuyển phôi thất bại

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là giải pháp giúp các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có được cơ hội có con. Tuy nhiên, bên cạnh tỷ lệ...

Thụ tinh nhân tạo IUI là gì? Các bước chuẩn bị, quy trình và chi phí

Thụ tinh nhân tạo (IUI/ Intrauterine Insemination) là phương pháp hỗ trợ sinh sản dành cho các cặp vợ chồng bị vô sinh - hiếm muộn. Phương pháp này chọn...

Sau khi chuyển phôi nên ăn gì và kiêng già

Sau chuyển phôi nên ăn gì và kiêng gì tốt cho quá trình thụ thai

Sau chuyển phôi nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi được đặt ra bởi hầu hết các bà mẹ hiếm muộn. Vì nếu có một chế độ ăn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn