Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Có chữa khỏi hoàn toàn vi khuẩn HP được không?

Đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP là bệnh không hiếm gặp hiện nay. Vi khuẩn HP có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho dạ dày, thậm chí là ung thư. Loại vi khuẩn này có thể dễ dàng tái phát nếu người bệnh không chăm sóc và phòng bệnh kỹ càng. Vậy câu hỏi đặt ra là có chữa khỏi hoàn toàn vi khuẩn HP được không? Hãy cùng theo dõi bài viết để được bật mí ngay sau đây.

Vi khuẩn HP và những triệu chứng bạn cần biết

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính của những cơ đau dạ dày dai dẳng, viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Để khẳng định việc có chữa khỏi hoàn toàn vi khuẩn HP được không? Bạn cần biết rõ về loại vi khuẩn nguy hiểm này?

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại virut cư trú bên trong dạ dày con người và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm. Virut HP thường xâm nhập vào cơ thể ngay từ khi bạn còn nhỏ, tỷ lệ mắc HP trên thế giới khoảng hơn 50%.

Vi khuẩn Hp gây ra nhiều bệnh lý về dạ dày nguy hiểm

Virut HP là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày nếu không được điều trị thích hợp. Thông thường người nhiễm virus này sẽ không có bất kỳ triệu chứng gì. Cho đến khi bạn có các dấu hiệu của bệnh và được làm các xét nghiệm y tế. Vi khuẩn HP nguy hiểm với sức khỏe con người, bởi chỉ khi tình trạng bệnh khởi phát thì bạn mới phát hiện mình nhiễm virus.

Vi khuẩn HP có lây không?

Vi khuẩn HP dễ lây từ người sang người. Hơn nữa loại vi khuẩn này có đề kháng cao, do đó việc tiêu diệt triệt để là điều không dễ dàng. Bạn cần nắm rõ được con đường lây lan của vi khuẩn HP để có cách phòng tránh phù hợp:

Vi khuẩn HP lây qua đường ăn uống, lây qua đường nước bọt và môi trường sinh hoạt hàng ngày. Việc dễ lây lan của vi khuẩn HP có thể bùng phát thành dịch bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của bạn và người xung quanh.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP

Triệu chứng của việc nhiễm vi khuẩn HP rất giống việc rối loạn tiêu hóa. Do đó rất nhiều người đã chủ quan với triệu chứng này và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Một số biểu hiện của nhiễm vi khuẩn HP mà bạn nên chú ý:

Chướng bụng đầy hơi: Hầu hết bệnh nhân nhiễm HP đều có triệu chứng chướng bụng, ăn khó tiêu. Trạng thái này có thể xuất hiện sau khi bạn ăn, trước khi ngủ và khi đói. Đặc biệt những triệu chứng ngày càng biểu hiện rõ ràng khi bạn ăn đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích: rượu, bia, cafe…

Triệu chứng của nhiễm vi khuẩn HP khá giống với rối loạn tiêu hóa

Màu sắc của phân: Quan sát màu sắc của phân cũng giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Người nhiễm vi khuẩn HP thường có phân màu đen do ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

Nôn và buồn nôn: Vi khuẩn HP gây buồn nôn thường xuyên nếu bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Những cơn buồn nôn có thể xuất hiện vào sáng sớm, khi bạn quá đói hoặc quá no. Người nhiễm vi khuẩn HP sẽ có tần suất nôn nhiều hơn những bệnh lý về tiêu hóa khác.

Mệt mỏi, chán ăn: Việc buồn nôn thường xuyên cũng là hệ quả dẫn đến chán ăn và mệt mỏi trong người. Cơ thể suy nhược, sụt cân đột ngột chính là dấu hiệu cho biết bạn đang nhiễm vi khuẩn HP

Có chữa khỏi hoàn toàn vi khuẩn HP được không?

Người nhiễm vi khuẩn HP chắc hẳn đều rất quan tâm đến câu hỏi có chữa khỏi hoàn toàn vi khuẩn HP được không? Theo các chuyên gia, bác sĩ việc chữa khỏi vi khuẩn này hoàn toàn là điều không dễ dàng. Quá trình chữa trị thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đặc biệt là phương pháp chữa trị và các biện pháp dự phòng sau chữa bệnh. Đồng thời tình trạng bệnh và thể chất hiện tại của người nhiễm là 2 yếu tố chiếm vị trí quan trọng không kém.

Vi khuẩn HP có thể chữa khỏi

Tuy nhiên nếu có phác đồ điều trị thích hợp, cùng với sự chăm sóc tốt thì tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao. Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể trị khỏi nếu bạn phát hiện sớm và được trị bệnh đúng cách. Khi xuất hiện những triệu chứng nghi nhiễm, hãy ghé các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành kiểm tra:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành một loạt kiểm tra để chắc chắn bạn đang nhiễm vi khuẩn HP: nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, test nồng độ ure…
  • Sau khi xác định được việc có nhiễm HP hay không, các bác sỹ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.
  • Thường việc điều trị vi khuẩn HP sẽ gắn với thuốc kháng sinh và kháng acid từ dạ dày.  Việc giảm Acid dạ dày giúp hạn chế hoạt động của vi khuẩn HP, phối hợp với thuốc kháng sinh giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Kiểm tra y tế giúp việc điều trị hiệu quả hơn

Tuy vi khuẩn HP có thể sử dụng kháng sinh để không chế nhưng loại vi khuẩn này vẫn có khả năng kháng thuốc cao. HP đã được xếp vào top 12 vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất. Các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và điều chế ra các loại thuốc nhằm khống chế loại vi khuẩn nguy hiểm này. Đến năm 2017, Hoa Kỳ đã đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả cho người nhiễm vi khuẩn HP, có khả năng thành công tới 95 – 99%. Đây là một tin vui đáng mừng cho những bệnh nhân đang sống chung với vi khuẩn HP. Nếu kết hợp phương pháp điều trị khoa học cùng chế độ ăn uống hợp lý, khả năng khỏi bệnh sẽ rất cao. Chính vì vậy bệnh nhân không nên quá lo lắng nếu nhiễm vi khuẩn HP.

Cách điều trị bệnh hiệu quả

Nhờ y học phát triển mà việc các ca nhiễm vi khuẩn HP khỏi bệnh ngày càng cao. Có khá nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc kháng sinh

Thường bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ với thuốc kháng sinh  Trong thời gian này, bạn cần tuân thủ tuyệt đối tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ điều trị:

  • Phác đồ 3 thuốc gồm: PPI + Amoxicillin + Clarithromycin, dùng trong khoảng 10-14 ngày. Sau đó bạn sẽ được tiếp tục thăm khám, xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazole, dùng trong 10-14 ngày.
  • Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole, dùng trong 10-14 ngày.
  • Phác đồ nối tiếp: PPI + Amoxicillin trong 5 ngày đầu và PPI + Clarithromycin + Tinidazole trong 5 ngày tiếp theo. Kiểm tra để xác định vi khuẩn HP đã hoàn toàn biến mất khỏi dạ dày của bạn hay chưa.
Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc kháng sinh

Việc tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ khiến bệnh tình của bạn có tiến triển tốt hơn. Tuyệt đối không nên tự ý thay đổi liều lượng, cách uống thuốc kháng sinh khi chưa được sự đồng ý của người điều trị.

Có khá nhiều trường hợp kháng thuốc kháng sinh, do đó ở phác đồ điều trị đầu tiên tỷ lệ chỉ đạt khoảng 40 – 45%. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống tập luyện thể thao khoa học. Có sức đề kháng tốt sẽ khiến bệnh tật nhanh chóng được đẩy lùi.

Ăn gì để hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP

Người nhiễm vi khuẩn Hp nên có một chế độ ăn uống riêng, đầy đủ dưỡng chất với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại cá, bởi cá chứa nhiều axit béo omega 3. Hoạt chất này rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ diệt vi khuẩn HP có trong dạ dày.
  • Các loại hạt: hạt lanh, hạt chia.
  • Mật ong nguyên chất, mật ong Manuka.
  • Quả mọng: quả Mâm Xôi, quả Việt Quất.
  • Các loại rau cải, đặc biệt là cải bó xôi, bông cải xanh và mầm cải xanh.
Tích cực ăn hoa quả, rau củ để cải thiện tình trạng bệnh

Đồng thời nên tránh ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chiên rán: khoai tây chiên, gà rán, hamburger. Đồng thời nên loại bỏ các loại thức uống có ga, có chất kích thích ra khỏi khẩu phần ăn: cafe, rượu, bia. Tại Việt Nam các đồ muối chua, dưa cà muối rất được yêu thích. Tuy nhiên việc lên men có trong đồ muối chua sẽ gây hại đến dạ dày. Tạo điều kiện cho vi khuẩn HP sinh sôi và phát triển hơn. Chính vì vậy người đang mắc và có tiền sử nhiễm vi khuẩn HP nên kiêng ăn đồ muối chua. 

Bạn có thể thay thế thức uống có ga, cồn bằng nước ép trái cây và rau củ. Khoáng chất, vitamin có trong hoa quả, rau củ không chỉ hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Sức khỏe được cải thiện, nâng cao sức đề kháng sẽ giúp bạn chống chọi lại với việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh.

Sử dụng thuốc nam có chữa khỏi hoàn toàn vi khuẩn HP được không?

Trong dân gian có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP hiệu quả. Giúp bạn rút ngắn thời gian sử dụng thuốc kháng sinh, đồng thời không gây những tác dụng phụ cho cơ thể. Một số bài thuốc Nam chữa vi khuẩn HP như sau:

Cây Chè Dây: Trong cây chè dây có chứa 2 hoạt chất Flavonoid và Tanin. Đây là 2 chất có công dụng kháng viêm, giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Điều trị thích hợp cho bệnh nhân có tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Đồng thời cây thuốc này còn giúp bạn giảm tình trạng ợ chua, trung hòa axit dư thừa trong dạ dày.

Cây Hoàng Liên giúp điều trị vi khuẩn HP

Cây Hoàng Liên: Hoàng Liên là loại thuốc quý, được ưa chuộng trong các bài thuốc điều trị vi khuẩn HP. Hoàng Liên có thể kết hợp với một số loại thuốc kháng sinh để làm tăng hiệu quả chữa bệnh dạ dày do vi khuẩn HP.

Lá Khôi Tía: Trong lá Khôi Tía có chứa hàm lượng Glycosid và Tanni dồi dào. Hai hoạt chất này làm giảm sưng, tiêu viêm, giảm tiết axit dạ dày. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người nhiễm vi khuẩn HP có thể chữa khỏi nếu sử dụng nước sắc từ cây thuốc Nam này.

Bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi có chữa khỏi hoàn toàn vi khuẩn HP được không? Vi khuẩn HP có thể trị khỏi nếu phương pháp chữa bệnh khoa học, hợp lý. Điều quan trọng với mỗi người bệnh là hãy giữ tâm lý thoải mái, có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để quá trình điều trị có kết quả tốt.

Cùng chuyên mục

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Phần lớn những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày thường được chỉ định sử dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày thực...

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Đau dạ dày xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những thay đổi của thai kỳ hoặc do thói quen ăn uống thất thường là cơn đau dạ...

Trào ngược dạ dày gây ho

Trào ngược dạ dày gây ho – Cách nhận biết, khắc phục

Trào ngược dạ dày gây ho là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Bệnh có thể dẫn đến...

Những điều cần biết về chứng trào ngược dạ dày khi mang thai

Bị trào ngược dạ dày khi mang thai – Bà bầu cần lưu ý

Trào ngược dạ dày khi mang thai là hiện tượng vô cùng phổ biến xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ. Vậy tình trạng này có...

Nên uống nước gì khi bị đau dạ dày?

Đau dạ dày nên uống nước gì giảm đau nhanh, tốt cho bệnh?

Bên cạnh thuốc tây, sử dụng các loại thức uống phù hợp sẽ giúp làm giảm những cơn đau dạ dày cho bạn. Vậy đau dạ dày nên uống nước...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng mật ong đơn giản, hiệu quả

Sử dụng mật ong để chữa đau dạ dày là phương pháp vô cùng hiệu quả, được nhiều người tin dùng và áp dụng. Tuy nhiên kết hợp mật ong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn