Có nên đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh hay không? [Chuyên gia giải đáp]
Nội Dung Bài Viết
Đối với trẻ sơ sinh, rốn là bộ phận cực kỳ quan trọng và cần được chăm sóc thật cẩn thận để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Trong 1 tháng đầu sau sinh, nhiều cha mẹ thường lựa chọn bảo vệ rốn cho bé bằng cách sử dụng băng rốn. Thế nhưng có nên đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh hay không, thắc mắc này sẽ được các chuyên gia giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh
Khi bé chào đời, các bác sĩ sẽ cắt rốn cho con và còn chừa lại phần cuống rốn dài khoảng 5cm. Thông thường, rốn sẽ rụng trong 1 – 2 tuần đầu sau sinh, thời điểm này nếu không được chăm sóc cẩn thật thì rất dễ gây nguy hiểm cho bé. Bởi lẽ đây chính là cửa ngõ để gây nhiễm trùng tại chỗ khiến vi trùng xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị gây nguy cơ tử vong cho bé.
Với các mẹ băng rốn cho trẻ, nên tắm và vệ sinh rốn cẩn thận, nên thay băng rốn theo các bước sau:
- Bước 1: Tháo băng quấn quanh rốn. Mẹ nên rửa tay sạch sẽ, cần cẩn thận khi tháo băng rốn, nhớ quan sát kỹ để tránh tình trạng băng gạc dính vào rốn, nếu dính thì kéo nhẹ nhàng một cách từ từ để tránh tổn thương.
- Bước 2: Kiểm tra rốn bé. Hãy kiểm tra xem vùng rốn của bé có xuất hiện các dấu hiệu bất thường như có mùi lạ, sưng tấy, chảy máu hay có dịch mủ không. Nếu có thì cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bước 3: Vệ sinh rốn cho bé. Sau khi tháo băng, kiểm tra rốn, mẹ dùng tăm bông đã được tẩm cồn 70 độ lau từ chân rốn đến mặt cắt cuống rốn và vùng da xung quanh rốn, nhớ thay đổi tăm bông để tránh nhiễm khuẩn.
- Bước 4: Dùng 1 miếng gạc vô trùng đặt lên vùng rốn rồi dùng băng dính y tế băng lại, không nên quấn kín và úa chặt để tránh gây bí bách.
Có nên đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh hay không?
Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh hay không. Theo các chuyên gia, mẹ chỉ nên băng rốn trong 2 – 3 ngày đầu, tuy nhiên tốt nhất thì mẹ không nên băng rốn mà cần chăm sóc cẩn thận cho bé là được.
Khi chưa khô và rụng, rốn là ngõ vào dễ gây nhiễm trùng tại chỗ dẫn đến sự xâm nhập của vi trùng vào máu gây nhiễm trùng máu. Có rất nhiều cặp vợ chồng trẻ sinh con lần đầu không có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh nên không biết phải vệ sinh, bảo vệ vùng rốn của bé thế nào cho tốt.
Nhiều người cho rằng để bảo vệ rốn khỏi sự xâm nhập của bụi bẩn, vi trùng thì băng rốn là điều cần thiết. Thế nhưng thực tế thì bạn hoàn toàn không cần băng rốn cho trẻ, việc băng rốn sẽ làm rốn lâu khô, khiến rốn bé luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi khiến rốn dễ nhiễm trùng hơn mà thôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc băng kín rốn c chỉ làm rốn bé lâu khô, lâu rụng, dễ nhiễm trùng, tỷ lệ để lại chồi rốn khi rụng cao hơn rát nhiều.
Hơn nữa, khi chăm rốn, mẹ rất dễ bỏ sót các dấu hiệu sớm của việc tích tụ mủ và máu ở chân rốn. Điều này khiến cho tình trạng nhiễm trùng lan rộng ra xung quanh, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng bé. Do đó, tốt nhất mẹ cần để hở rốn và chăm sóc rốn bé thật tốt.
Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Hiện nay, đa phần các bệnh viện đều sử dụng kẹp rốn rất tiện dụng mà lại giúp bé nhanh khô rốn. Do đó, cha mẹ hoàn toàn không cần dùng băng rốn để băng kín rốn của bé lại. Sau đây là cách chăm sóc rốn cho bé:
- Trước khi vệ sinh rốn, cha mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng. Có thể dùng miếng bọt biển mềm để lau sạch khu vực rốn, dùng tăm bông thấm cồn 70 độ để lau nhẹ vùng rốn. Chăm sóc rốn đều đặn mỗi ngày 1 lần sau khi tắm cho bé.
- Sau khi cuống rốn đã rụng, mẹ sẽ thấy có một ít máu chảy ít máu thì lấy khăn mềm thấm nhẹ để lâu sạch, nên để rốn bé luôn sạch sẽ và khô ráo. Một số trẻ sẽ có mô nhỏ còn sót lại ở rốn, thường thì đây là u hạt rốn, nó không gây đau đớn, các bác sĩ có thể dễ dàng loại bỏ phần u này.
Khi chăm sóc rốn cho trẻ, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nhiều người cho rằng băng rốn sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giúp trẻ không bị thoát vị rốn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở trẻ sơ sinh thoát vị rốn là rất dễ gặp, sẽ tự hết khi bé lớn lên.
- Cần chăm sóc vùng rốn của bé cẩn thận đặc biệt là trong 15 ngày đầu. Có thể dùng khăn mềm hoặc tăm bông để lấy đi cặn bám và làm khô rốn. Mặc dù vùng cuống rốn không có đầu dây thần kinh nhưng cũng cần nhẹ tay vì da bé rất non nớt.
- Khi thay bỉm cho bé nên chú ý vùng da quanh cuống rốn, không để bỉm che mất rốn, cố gắng để rốn được thoáng khí thì sẽ mau khô và nhanh lành hơn. Nên mặc bỉm dưới cuống rốn, tránh để bỉm cọ xạ với rốn.
- Nên để cuống rốn rụng một cách tự nhiên, mẹ không nên can thiệp bằng cách giật hoặc kéo cuống rốn khi rốn chưa rụng.
- Nếu bé chưa rụng rốn, khi tắm mẹ nên hạn chế làm ướt vùng rốn của bé, nếu rốn thường xuyên bị ướt sẽ lâu khô, lâu rụng và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các dấu hiệu ở rốn cần đưa bé đến bác sĩ
Khi vùng rốn bé xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp:
- Cuống rốn có mùi hôi, bị rỉ mủ màu vàng, rốn rỉ dịch hoặc có mủ hay vẫn còn ướt sau khi rụng
- Rốn sưng đỏ hoặc vùng da xung quanh bị đỏ và sưng tấy, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rốn bé đã bị viêm
- Rốn khô nhưng vùng da quanh rốn có màu đỏ, có thể là dấu hiệu kích ứng da
- Phần rốn của con bỗng bị mềm, sưng và có mùi khó chịu, có thể kèm theo sốt, nôn mửa
- Lỗ rốn chảy màu, thường là do các mạch máu tách rời, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
- Mặc dù cuống rốn rụng nhưng lỗ rốn có thể tiếp tục rỉ nước và sưng lên một tí, thường sẽ được điều trị bằng bạc nitrat.
Một số vấn đề về rốn thường gặp là:
- Thoát vị rốn: Xảy ra khi các cơ bụng không đóng kín. Có dấu hiệu nhận biết là trên vị trí lỗ rốn nổi lên một khối tròn, có thể to ra khi trẻ ho, ưỡn người, khóc, vặn mình…
- U hạt rốn: Xuất hiện sau khi rốn rụng, là tình trạng chậm biểu bì hóa khiến mô hạt phát triển quá mức, hay xảy ra ở trẻ chậm rụng rốn. Các dấu hiệu nhận biết có thể kể đến như u hạt màu đỏ nhạt, rốn rụng trẻ, vùng rốn có rỉ dịch vàng nhạt, có thể có mùi hôi nếu bội nhiễm.
Tóm lại, với thắc mắc có nên đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh hay không thì câu trả lời là không nên. Việc che kín, băng kín vùng rốn chỉ khiến rốn dễ ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập cơ thể bé gây ra nhiễm trùng. Mẹ chỉ cần thường xuyên vệ sinh, giữ sạch sẽ, khô thoáng vùng rốn cho con là sau 7 – 15 ngày rốn sẽ tự rụng mà không gây ra bất cứ vấn đề nào. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở rốn con, nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!