Con Sâu Răng Là Gì? Có Thật Không? Điều Cần Biết
Nội Dung Bài Viết
Rất nhiều người trong dân gian truyền tai nhau về việc bắt con sâu răng. Tuy nhiên, việc này có thật hay không? Con sâu răng thực chất là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Con sâu răng là gì?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào. Vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn thức ăn cay, nóng, lạnh, sử dụng thuốc,… là hàng loạt các nguyên nhân khiến người bệnh bị sâu răng. Lúc này, các mô cứng của răng nhanh chóng bị tổn thương do mảng bám xuất hiện nhiều ở cao răng gây ra. Những lỗ sâu răng có màu trắng, nâu hoặc đen và có thể gây ra tình trạng viêm lợi, viêm nha chu, viêm nướu,…
Con sâu răng thực chất là một cách gọi dân gian về căn bệnh hướng đến đối tượng là trẻ em. Việc ghép bệnh sâu răng với hình ảnh con sâu răng khiến cho trẻ em vô cùng sợ hãi. Từ đó, các bé sẽ chăm chỉ chăm sóc răng miệng, phòng ngừa mắc bệnh sâu răng. Các bác sĩ cho biết, sâu răng ở trẻ em rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nếu không có phương pháp kiểm soát bệnh kịp thời.
Ban đầu, lỗ sâu răng rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, một thời gian sau, sâu răng nhanh chóng phát triển và gây ăn mòn men răng, khiến răng hình thành những lỗ sâu lớn hơn. Bệnh nhân mắc bệnh sâu răng sẽ rất dễ gặp phải những cơn đau nhức, ê buốt, hơi thở có mùi hôi,… nhất là khi ăn những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Trong dân gian, nhiều người cho rằng, bệnh sâu răng là do con sâu răng tấn công răng. Với họ, việc bắt con sâu răng ra khỏi răng là rất cần thiết. Theo một số hình ảnh chia sẻ, con sâu răng rất nhỏ, có màu trắng. Nó hình thành và tồn tại ở trong răng. Bằng một số biện pháp, nhiều người đã tiến hành bắt con sâu răng ra khỏi răng để có thể dễ dàng điều trị căn bệnh này.
Thực hư về con sâu răng
Thời gian quan, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện thông tin có thể bắt con sâu răng thông qua phương pháp hút khói từ gạch nung, dầu ăn hoặc một số loại thuốc không rõ nguồn gốc. Con sâu răng được dễ dàng lấy ra khỏi răng khiến nhiều người khá bất ngờ. Thực hư việc bắt con sâu răng như thế nào? Rất nhiều chuyên gia đã tìm hiểu về vấn đề này.
Các nhà khoa học và bác sĩ nha khoa cho biết, việc lấy con sâu răng ra khỏi răng là điều không có thật. Một số phương pháp điều trị bệnh hiện nay không có căn cứ, khiến nhiều bệnh nhân bị nhầm tưởng, dẫn đến tình trạng “tiền mất, tật mang”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. Do đó, người bệnh cần phải thật thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi thực hiện bất cứ phương pháp nào.
Thực tế, những phương pháp bắt con sâu răng không thể điều trị bệnh dứt điểm. Người bệnh hít phải khói (CO2) từ gạch nung sẽ nhanh chóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Sâu răng là do vi khuẩn Streptococcus mutans tấn công răng. Vi khuẩn này sẽ làm lên men carbohydrate, tạo ra axit và khiến cho lượng PH giảm đột ngột.
Điều này làm tăng nguy cơ khử khoáng ở trên bề mặt răng, làm mất vôi ở lớp mô cứng của răng và dần dần khiến cho răng bị hỏng, nhanh chóng chuyển sang màu đen. Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công men răng nhanh hơn. Men răng bị hư là do vi khuẩn chứ không phải là con sâu răng. Người bệnh cần biết rõ điều này để tránh bị lừa trước các thông tin không đúng.
Vạch trần phương pháp bắt con sâu răng
Rất nhiều người đã được tận mắt chứng kiến những con sâu răng có màu trắng với thân hình mềm, cựa quậy sau khi được bắt ra. Điều này càng củng cố niềm tin cho người bệnh về phương pháp bắt con sâu răng thần thánh này. Hiện nay, một số địa phương vẫn còn thực hiện cách bắt con sâu răng, dù khoa học đã chứng minh và phản đối.
Phương pháp bắt con sâu răng được mọi người áp dụng là sử dụng các nguyên liệu với mức chi phí khá thấp như lá tía tô, xông khói hạt,… Tuy nhiên, mức giá mà mọi người bỏ ra khá cao. Dưới đây là cách bắt con sâu răng và sự thật, người bệnh cần phải biết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
* Lá tía tô
Cách thực hiện như sau:
- Người thực hiện sẽ sử dụng lá tía tô non giã nhuyễn và lọc lấy phần nước cốt.
- Sau đó, sử dụng nước cốt này để nhỏ trực tiếp vào mắt của người bị sâu răng.
- Nước lá tía tô sẽ nhanh chóng lan xuống mũi và miệng.
- Một lúc sau, con sâu răng sẽ được thầy lang bắt chui ra ngoài.
# Theo thầy lang:
Những con sâu răng có màu trắng, sờ vào mềm được lấy ra từ mắt, không phải từ răng. Theo thầy lang, sâu răng sẽ sợ mùi hôi của tía tô nên sẽ chui lên từ răng lên mắt và theo nước mắt ra ngoài. Điều này là không có căn cứ khoa học.
# Thực tế:
Những dải màu trắng được lấy ra từ mắt chính là sợi Fibrin. Sợi này được hình thành do sự phản ứng của kết mạc mắt và tinh dầu trong lá tía. Như vậy, nếu bắt con sâu răng theo phương pháp trên sẽ khiến cho người bệnh nhanh chóng bị suy giảm thị lực.
*Xông khói hạt
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, thầy lang sẽ đặt viên gạch lên chiếc bếp than đã nung nóng.
- Sau đó, rắt hạt màu đen bí truyền (thực chất là hạt tiêu đen) lên trên viên gạch và úp ngược chiếc phễu vào.
- Người bị sâu răng sẽ ngậm trên phần đầu của chiếc phễu để khói xông vào bên trong miệng.
# Theo thầy lang:
Những dải trắng mềm xuất hiện ở bên dưới viên gạch lẫn đám hạt đen được coi là con sâu răng. Nhiều người vẫn tin rằng, con sâu răng là có thật trước những hình ảnh được nhìn thấy.
# Thực tế:
Hạt tiêu đen nung nóng lên, bị vỡ ra làm đôi, không phải là con sâu răng. Việc người bệnh ngậm hoặc hít trực tiếp khói than sẽ khiến cho bệnh nhân có thể bị ngộ độc và dễ đứng trước nguy cơ tử vong do không kịp thời cứu chữa.
Như vậy, những cách chữa trị trên không có căn cứ khoa học mà chỉ được truyền miệng trong dân gian. Thực chất chỉ lừa người bệnh và khiến bệnh nhân có thể đứng trước hàng loạt các nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần phải thận trọng, tìm hiểu kĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị bệnh nào.
Làm gì khi bị sâu răng?
Sâu răng là một trong các bệnh về răng miệng cần phải được tiến hành chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm sảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Hiện tại, một số phương pháp dân gian như tỏi, mật ong, gừng,… chỉ giảm được các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra và không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, tốt nhất người bệnh nên sớm thăm khám, điều trị bệnh.
- Khi đến bệnh viện hoặc nha khoa để thăm khám, bác sĩ sẽ biết được mức độ mắc bệnh sâu răng, diễn biến của bệnh để có phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Bác sĩ có thể thực hiện một số bước sau đây:
- Tiến hành nạo hết phần mô răng bị axit phá hủy bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để sớm phục hình răng, tránh bệnh sâu răng tái phát.
- Bằng phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình những chiếc răng sâu để có hình dạng giống như ban đầu.
- Nhổ bỏ răng là phương án cuối cùng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khi sâu răng quá nặng và không giữ được cấu trúc răng, gây viêm nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Vi khuẩn Streptococcus mutan (con sâu răng) có sức sống mãnh liệt và khó có thể loại bỏ với phương pháp thông thường. Do đó, những phương pháp tự nhiên không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.
Cách phòng ngừa con sâu răng
Sâu răng gây tổn thương và gãy vỡ răng. Với căn bệnh sâu răng, việc phòng ngừa bệnh kịp thời là rất cần thiết. Nếu không kịp chữa trị, tình trạng sâu răng có thể lây lan sang các cơ quan khác và gây ảnh hưởng đến lợi, nướu. Để kiểm soát căn bệnh này, mọi người nên có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Dưới đây là một số cách kiểm soát, tránh mắc bệnh sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, 2 lần mỗi ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, kem đánh răng có nồng độ Fluor phù hợp.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để sớm kiểm soát các mảng bám xuất hiện trên răng.
- Uống nhiều nước lọc mỗi ngày, có thể bổ sung nước ép trái cây cho cơ thể
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng thiết yếu.
- Tránh ăn những loại thực phẩm cay, nóng, lạnh,… gây tổn thương đến răng
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để giúp bệnh nhanh chóng khỏi
- Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Tiến hành cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Nếu có bất cứ vấn đề gì về răng, bạn cần thông báo cho bác sĩ chuyên khoa hoặc thăm khám kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về con sâu răng. Nhiều người vẫn lo lắng rằng con sâu răng sẽ gây tổn thương và ăn mòn răng nên tìm nhiều cách để bắt chúng ra khỏi răng. Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, người bệnh cần phải chú ý đến sức khỏe, tìm hiểu thật kỹ, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!