Khám phá công dụng làm đẹp trị mụn của rau răm
Nội Dung Bài Viết
Rau răm không chỉ là loại rau thơm, ăn kèm để kích thích vị giác, ngon miệng mà còn là vị thuốc Đông y hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, đặc biệt, rau răm còn có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp, hỗ trợ điều trị mụn. Sử dụng rau răm làm đẹp là phương pháp còn khá mới mẻ, ít được chị em biết đến nhưng lại mang đến hiệu quả đáng kể. Dưới đây là công dụng làm đẹp trị mụn của rau răm và cách dùng loại rau này để trị mụn, làm sạch da không phải ai cũng biết.
Công dụng làm đẹp trị mụn của rau răm
Rau răm là loại rau ăn quen thuộc, thường được sử dụng để tán hàn, cân bằng khí khi ăn các món ăn tính hàn như trứng vịt lộn, thịt vịt… Rau răm tên gọi khác là thủy liễu, vị cay, tính ấm, có tinh dầu, mùi thơm đặc biệt, có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống viêm hạ khí, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. được dùng tươi, dùng khô hoặc giã sống lấy nước uống. Ngoài ra, rau răm có có tác dụng hoạt huyết, tiết độc, chống viêm, trị mụn nhọt đang ở giai đoạn cương, trị nước ăn chân, hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da.
Sở dĩ rau răm được chị em sử dụng để làm đẹp, trị mụn là vì:
- Trong tinh dầu rau răm có chứa các hoạt chất như decanon, sesquiterpene, dodecanol… có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu độc
- Trong hoạt chất của rau răm có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn trên da, giúp làm giảm, ngăn ngừa các bệnh lý ngoài da và loại bỏ các tác nhân hình thành nhân mụn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn cám…
- Rau răm cũng giúp làm giảm sưng viêm, đau nhức do mụn gây ra, giúp hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da, ngừa thâm sẹo do mụn gây ra
- Rau răm giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có lợi như vitamin C, carotene, catechin, flavonoid… Thường xuyên sử dụng mặt nạ rau răm sẽ giúp hỗ trợ làm trắng da, se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa sự trở lại của mụn rất tốt.
Đây chính là những công dụng làm đẹp trị mụn tuyệt vời của rau răm, khiến loại rau ăn này trở thành nguyên liệu làm đẹp tự nhiên, an toàn được nhiều chị em ưa chuộng. Bên cạnh việc làm đẹp, trị mụn cám, mụn đầu đen, mụn nhọt, rau răm còn được sử dụng để chữa nước ăn chân, rắn cắn, đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh, cảm cúm hắt hơi sổ mũi…
Hướng dẫn cách làm đẹp trị mụn bằng rau răm
Khi biết đến công dụng làm đẹp trị mụn hẳn chị em không thể bỏ qua cách sử dụng loại rau này để làm đẹp. Rau răm rất dễ tìm, dễ trồng, giá thành lại thấp, chị em có thể mua ở chợ hoặc tự trồng trong vườn nhà để sử dụng dần vừa an toàn lại vừa thuận tiện. Một số cách làm đẹp trị mụn bằng rau răm mà chị em có thể tham khảo là:
1. Làm đẹp, trị mụn bằng rau răm nguyên chất
Chị em có thể chỉ dùng rau răm để rửa mặt, uống hoặc đắp mặt nạ nếu như không tìm thấy các nguyên liệu khác để kết hợp hoặc không thích hợp sử dụng các nguyên liệu khác. Để mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp ăn hoặc uống rau răm và sử dụng mặt nạ từ loại rau này.
Mặt nạ rau răm:
- Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước
- Giã nát rau răm đã chuẩn bị, vắt lấy nước cốt
- Rửa sạch mặt với nước ấm, thoa đều nước cốt lên mặt, sau 15 phút thì rửa lại với nước mát
- Kiên trì thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần.
Dùng nước rau răm rửa mặt
- Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch, đem đun sôi với nước
- Sau 15 phút thấy nước đặc lại thì tắt bếp
- Dùng nước này rửa mặt vào 2 buổi sáng tối thay cho sữa rửa mặt
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày giúp dưỡng trắng da, se khít lỗ chân lông và trị mụn.
Uống nước rau răm:
- Lấy 1 nắm lá rau răm rửa sạch, đun với nước ấm trên lửa nhỏ
- Sau 10 phút thì tắt bếp, dùng nước này uống hết trong ngày.
Lưu ý: Theo TS. Võ Văn Chi rau răm ăn sống thì ấm bụng, làm sáng mắt, mạnh chân gối, tuy nhiên ăn nhiều sẽ làm kém khí, ít tinh, dịu tình dục. Vì vậy, khi ăn hoặc uống rau răm, bạn chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
2. Mặt nạ rau răm và muối biển
Dùng muối trị mụn, vệ sinh làm sạch da không còn quá xa lạ với chị em hiện nay. Muối biển có chứa đến 21 khoáng chất như canxi, natri, kẽm, vitamin A, vitamin C, vitamin E… Sử dụng muối biển kết hợp với rau răm có thể giúp trị mụn, giảm nhờn, hỗ trợ giảm thâm dịu nhẹ mà lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này tùy thuộc vào từng loại da khác nhau, nhất là các chị em có làn da nhạy cảm, mỏng manh, dễ kích ứng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá rau răm, một ít hạt muối biển
- Rau răm rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút để sát khuẩn, rửa lại với nước rồi để ráo
- Cho rau răm vào cối, giã nát với một ít muối
- Vệ sinh da sạch sẽ da mặt với nước ấm, thoa đều hỗn hợp lên da
- Sau 15 – 20 phút thì rửa lại bằng nước mát
- Thực hiện đều đặn 2 lần/tuần để thấy hiệu quả.
3. Dùng mặt nạ rau răm và dưa leo trị mụn
Dùng dưa leo để làm đẹp da, trị mụn là phương pháp mà hầu như chị em nào cũng biết đến. Dưa leo có hàm lượng nước dồi dào, chiếm đến 90%, Dưa cũng giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin, đặc biệt là vitamin B, vitamin C, vitamin C… có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm cho da, làm dịu vùng da kích ứng, dị ứng, điều hòa hoạt động bài tiết bã nhờn, làm mềm nhân mụn, “tống khứ” các nốt mụn cứng ở má, cằm và mũi. Dùng kết hợp rau răm với dưa leo cũng là một trong những phương pháp trị mụn bằng nguyên liệu thiên nhiên mà chị em không nên bỏ qua.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm rau răm, 1 quả dưa leo
- Lấy dưa leo, rau răm rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, để ráo rồi ép lấy nước
- Trộn đều nước ép rau răm và dưa chuột theo tỷ lệ 1:1
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt với nước ấm rồi thoa đều hỗn hợp nước cốt rau răm, dưa leo lên da
- Sau 15 – 20 phút thì rửa lại mặt với nước mát
- Kiên trì áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/tuần.
4. Cách trị mụn bằng rau răm và tinh bột nghệ
Trong củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin, có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ tiêu diệt, ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn, trong có P.acnes, loại vi khuẩn gây mụn trứng cá thường gặp. Hoạt chất này còn có khả năng kiểm soát tình trạng oxy hóa, giảm viêm, xoa dịu vùng da tổn thương, ngăn ngừa sẹo, hỗ trợ điều trị thâm sẹo sau mụn rất tốt. Khi kết hợp với rau răm để đắp mặt nạ sẽ mang lại tác dụng tẩy tế bào chết, sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện thâm mụn và dưỡng trắng da.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 nắm rau răm. 1 thìa tinh bột nghệ
- Rau răm rửa sạch, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt
- Dùng nước cốt này trộn đều với tinh bột nghệ rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ, xông hơi để lỗ chân lông giãn nở giúp việc hấp thu dưỡng chất tốt hơn
- Thoa đều hỗn hợp đã chuẩn bị lên da, massage nhẹ nhàng
- Sau 15 – 20 phút thì rửa sạch lại với nước mát.
5. Cách trị mụn bằng rau răm và chanh
Chanh giàu vitamin C và các khoáng chất thiết yếu, tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu, quả chanh có chứa một lượng lớn axit citric, axit L-ascorbic và các chất oxy hóa. Do đó, chanh có khả năng sát khuẩn, diệt khuẩn, hỗ trợ làm khô cồi mụn, loại bỏ nhân mụn một cách an toàn, nhanh chóng. Chanh cũng có tác dụng tẩy tế bào chết, giảm bã nhờn, làm xẹp và giảm mụn, giúp da thông thoáng, giảm bít tắc lỗ chân lông. Sử dụng rau răm kết hợp với chanh giúp giảm nhờn, làm sáng và mịn da hơn.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng rau răm và chanh
- Nguyên liệu: 1 nắm rau răm, 1 quả chanh
- Rau răm nhặt bỏ lá sâu bệnh, dập nát, rửa rồi ngâm nước muối loãng trong 15 phút, rửa lại với nước mát
- Đem rau răm giã nát hoặc xay rồi vắt lấy nước cốt
- Dùng nước cốt rau răm hòa với nước cốt chanh
- Vệ sinh da sạch sẽ với nước ấm, dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm hỗn hợp thoa lên vùng da bị mụn
- Nếu dùng nước cốt rau răm, chanh để trị mụn thì nên rửa sau 30 phút, nếu để trị sẹo thì có thể để qua đêm.
Cách 2: Dùng rau răm, chanh và tinh bột nghệ
- Rau răm rửa sạch, giã nhuyễn, trộn đều với nước cốt chanh, tinh bột nghệ để thu được hỗn hợp sền sệt
- Xông hơi để loại bỏ độc tố, giúp da giãn nở để hấp thu các dưỡng chất tốt hơn
- Thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da nhanh hơn
- Rửa lại mặt với nước mát, kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý:
- Không chà chanh lên toàn bộ khuôn mặt vì chanh có tính axit mạnh, có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da, làm phá vỡ độ cân bằng pH tự nhiên gây hại cho da
- Không thoa nước cốt chanh trên vết thương hở, vùng bị mụn trứng cá nặng, chỉ nên dùng để trị mụn trứng cá chưa nặn
- Nước cốt chanh khiến da dễ bắt nắng, nên sau khi dùng bạn cần bảo vệ da cẩn thận bằng cách thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ cẩn thận.
Một số lưu ý khi sử dụng rau răm để trị mụn
Rau răm và các nguyên liệu kể trên đều có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với sức khỏe làn da, ít gây kích ứng, mang lại hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị mụn. Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp này, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các phương pháp làm đẹp từ nguyên liệu tự nhiên có ưu điểm là an toàn, thân thiện với da, có thể áp dụng cho mọi loại da nhưng lại có một nhược điểm chính là tác dụng chậm, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Công dụng làm đẹp trị mụn của rau răm quả thật rất tốt, khi áp dụng các công thức trị mụn từ loại rau này chị em nên cần kiên trì trong thời gian dài, nếu không thấy hiệu quả thì nên đổi phương pháp khác
- Nếu tình trạng thâm mụn của bạn nghiêm trọng, có nguy cơ bội nhiễm thì không nên áp dụng phương pháp này mà cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa da liễu để có biện pháp điều trị phù hợp
- Khi điều trị mụn, bạn cần chú ý làm sạch làn da, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên kết hợp với các bước chăm sóc da cơ bản như tẩy trang, dưỡng ẩm, cân bằng da…)
- Nên xây dựng chế độ ăn khoa học, uống nhiều nước ấm, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Trên đây là một số thông tin về công dụng làm đẹp trị mụn của rau răm và cách sử dụng loại rau này để trị mụn hiệu quả. Việc điều trị mụn có hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố hỗ trợ mà còn dựa trên chế độ ăn uống, chăm sóc da của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!