Da nổi sần không ngứa là bệnh gì? Làm sao khỏi
Nội Dung Bài Viết
Da nổi sần không ngứa mà không rõ nguyên nhân khiến cho bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý về da hoặc một bệnh lý tiềm ẩn mà người bệnh không biết rõ. Vậy, cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
Da nổi sần không ngứa là bệnh gì?
Hiện tượng da bị nổi sần thường có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu, hay sưng mủ đau rát. Tuy nhiên cũng có những trường hợp da nổi sần mà không ngứa khiến cho nhiều người mắc phải hoang mang, lo lắng và sợ hãi. Vết sần thường có màu hồng hoặc không màu và không đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy khó chịu có thể xuất phát từ những nguyên nhân như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng với mỹ phẩm cũng có thể do bị dị ứng với thời tiết.
Ở mốt số đối tượng, tình trạng này có thể là một triệu chứng thông thường và có thể tiêu biến sau một vài ngày. Nhưng ở những đối tượng khác, da bị sần không ngứa có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý khác về da. Chẳng hạn như các bệnh lý sau:
Da bị bệnh á sừng
Da bạn có hiện tượng nổi sần có thể bạn đang bị mắc phải bệnh á sừng. Đây là một bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay có thể gặp nhiều ở vị trí trên da, chủ yếu nằm ở vùng da nhạy cảm như tay, chân, ngón tay, ngón chân. Bệnh á sừng tuy không gây hại về sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp với đám đông.
Người mắc phải bệnh á sừng thường liên quan đến các yếu tố như thời tiết, tiếp xúc với hóa chất gây nên kích ứng, xăng dầu, đất bẩn, có yếu tố di truyền và tùy cơ địa của từng người. Dấu hiệu của bệnh á sừng thường nổi sần rải rác trên da gây khó chịu cho người bệnh cũng như những người tiếp xúc với người bệnh.
Dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông cũng là một bệnh ngoài da có khả năng gây nên hiện tượng bị nổi sần và hầu như không bị ngứa. Đây là vấn đề về da rất thường hay gặp khi da không được vệ sinh sạch sẽ tích tụ vi khuẩn tạo nên, hay một số yếu tố khác như hệ miễn dịch kém, môi trường nước không đảm bảo, người bị dày sừng nang lông tiếp xúc với các chất kích thích.
Đây là một dạng bệnh mạn tính về da và không gây ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh hay xuất hiện các vị trí vùng da đùi, cánh tay, chân, dấu hiệu bệnh khi lỗ chân lông bắt đầu to lên có tạo cồi, nổi sần các mẩn đỏ.
Tuy không quá nguy hiểm nhưng căn bệnh ngoài da này làm mất thẩm mỹ, giảm sự tự tin về ngoại hình. Do vậy nhiều phương pháp điều trị đã được nghiên cứu nhằm giúp người bệnh loại bỏ lớp sừng dày hạn chế tái phát, giúp họ có thể tự tin hơn trong cuộc sống.
Phát ban do nhiệt
Nền nhiệt cao vào mùa hè sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn thường ngày. Điều này khiến cho một lượng mồ hôi còn sót lại trên da bị tắc nghẽn và không thế thoát ra ngoài. Thân nhiệt vì thế mà tăng cao và làm cho da bị kích ứng bắt nổi mẩn đỏ phát sinh ra tình trạng phát ban nhiệt.
Phát ban nhiệt là đặc trưng của tình trạng nổi mẩn sần đỏ trên da, đôi khi còn nóng rát trên da nhưng không có hiện tượng ngứa ngáy. Với đối tượng hay bị phát ban nhiệt thường là trẻ nhỏ nhiều hơn là người lớn, vì trẻ con chưa phát triển hết các tuyến mồ hôi nên việc thoát mồ hôi kém hơn.
Vẩy phấn hồng
Đây là tình trạng da bị viêm nhiễm dẫn đến nền da bên ngoài nổi mẩn sần nhưng không ngứa. Vẩy phấn hồng thường do một số loại virus tấn công vào da tạo nên những mảng hồng sần sùi, vùng bị tổn thương sẽ gây nên hiện tượng bong tróc, đóng vẩy,… Căn bệnh này thường xuất hiện ở vùng cổ, ngực, bụng..
Vẩy nến hồng cũng là bệnh lành tính, nên việc tiếp xúc với người bệnh không bị lây nhiễm. Bệnh thường xuất hiện ở tất cả lứa tuổi nhưng thường rơi vào trường hợp là trẻ em và thiếu niên ở tuổi 20.
Ban xuất huyết
Ban xuất huyết là sự xuất hiện của các đốm tròn đỏ trên da. Khi sờ vào những đốm đỏ thường cảm nhận được chúng sần sùi. Đây là kết quả của việc chảy máu và đặc biệt nó không gây ra hiện tượng ngứa.
Ban xuất huyết trông giống như phát ban nhưng chúng xuất hiện thành chùm. Và nguy hiểm hơn là chúng xuất hiện bề mặt bên trong miệng hoặc là mí mắt có thể là trong mắt gây nên sự khó chịu không hề nhỏ khi mắc phải.
Cách điều trị da bị nổi sần không ngứa
Tùy theo từng trường hợp về các loại bệnh về da mà người bệnh tìm cách điều trị làm sao cho phù hợp, hiệu quả. Một số trường hợp sử dụng cách truyền dân gian nhưng đa phần người bệnh đều tìm đến các cơ sở y tế chuyên về da.
Dùng các loại thuốc Tây y để điều trị chứng da nổi sần không ngứa
Điều trị bằng các loại thuốc Tây được khá nhiều người bệnh lựa chọn và áp dụng để khắc phục tình trạng da nổi sần nhưng không gây ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có sự cho phép của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định. Mặt khác, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm mà cơ thể không dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc.
Một số loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn để trị chứng da bị nổi sần không ngứa:
- Thuốc kháng sinh;
- Thuốc kháng viêm;
- Thuốc có chứa thành phần corticoid ở liều nhẹ;
- Thuốc bôi có chứa thành phần acid salicylic;
- Kem dưỡng ẩm làm mềm da.
Điều trị da nổi sần không ngứa ngay tại nhà
Đây là phương pháp điều trị phù hợp của chứng nổi sần da cấp tính tạm thời. Điều trị tại nhà giúp bạn cải thiện độ ẩm cho làn da, đồng thời giúp da thông thoáng tránh bí tắc làn da khi mắc bệnh.
Mục đích của việc điều trị tại nhà sẽ giúp các bạn ít tốn kém, bảo vệ làn da của bạn tạm thời, nhanh chóng. Hiện nay có khá nhiều biện pháp giúp giảm bớt viêm nhiễm cải thiện những nốt đỏ sần sùi làn da, chẳng hạn như:
- Thoa kem dưỡng: Đối với việc dưỡng ẩm làn da rất quan trọng trong việc da bị nổi mẩn, đặc biệt là những người bị á sừng, vẩy nến hồng, dày nang á sừng,… thì việc giữ ẩm sẽ cải thiện được sự khô ráp của làn da.
- Sử dụng tinh dầu: mát xa với tinh dầu cũng là sự lựa chọn tốt nó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái đỡ khó chịu với làn da của mình. Để khắc phục tình trạng làn da bị nổi sần không ngứa, người bệnh có thể sử dụng dầu dừa, dầu ô liu hoặc một số tinh dầu khác.
- Tẩy tế bào chết: Khi làn da trở nên sần sùi, việc đầu tiên người bệnh không nên bỏ qua là việc tẩy tế bào chết cho da. Tẩy tế bào chết giúp cho loại bỏ được các chất bẩn bám trên da, đồng thời giúp se khít lỗ chân lông trên da mặt. Bạn có thể sử dụng các loại nguyên liệu tẩy tế bào chết từ thiên nhiên như: cám gạo, bã cà phê, đậu đỏ,…
Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc Tây y hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế khám bệnh chuyên về da liễu để đảm bảo về vấn đề da chúng ta đang gặp phải. Các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh lý trên da mặt và tìm cách chữa trị một cách đúng nhất để cải thiện làn da của mình.
Biện pháp chăm sóc da tại nhà khi bị sần không ngứa
Kết hợp với những phương pháp điều trị, bạn cũng cần lưu ý đến một số cách chăm sóc da tại nhà. Bởi vì, một làn da khỏe đẹp luôn khiến bạn tự tin hơn khi tiếp xúc với đám đông.
Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc da tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo:
- Cần phải vệ sinh da thường xuyên và đúng cách. Khi các bạn bị nổi sần tuyệt đối không nên dùng các loại sữa tắm kích thích da, không chà sát mạnh cho da tránh gây tổn thương;
- Cần uống nước đầy đủ, để cung cấp nước cho làn da. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn phù hợp đối với người bệnh để tăng dinh dưỡng vitamin cần thiết cho cơ thể;
- Khi ra ngoài phải che chắn cẩn thận. Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, cản trở gió, nên giữ ấm cho làn da khi trở lạnh. Không nên thức khuya khiến tình trạng nổi sần càng trầm trọng hơn;
- Không tắm quá nhiều đặc biệt là không nên tắm nước nóng, nó có thể gây hiện tượng khô da, tăng lên lớp sần sùi, gây ra hiện tượng bong tróc nhiều hơn;
- Khi bạn bị chứng nổi sần không ngứa bạn tuyệt đối không nên xài bất cứ loại mỹ phẩm nào, vì nó có thể làm da bị càng bị kích ứng nổi sần nhiều hơn gây tổn hại làn da.
Tóm lại, làn da bị sần không ngứa nó không đem lại nguy hại gì đối với sức khỏe của mình, nhưng gây nên nhiều cảm giác khó chịu, bất an, thiếu tự tin khi giao tiếp, tham gia các hoạt động và cả lối sinh hoạt hằng ngày. Nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh thì nên tiến hành điều trị kịp thời, tránh để làn da xấu xí của mất điểm trong ánh mắt của đám đông.
Dành cho bạn đọc:
Dạo gần đây bàn tay cháu cứ bị khô và nứt theo các đường chỉ ở tay cháu cảm giác da dày lên và rất khó chịu không biết có phải cháu bị á sừng không ạ mong mọi người giúp cháu
Khả năng cao là e bị á sừng rồi nhưng cũng đừng hoang mang quá đi khám da liễu trước đã rồi bác sĩ sẽ tư vấn cho em. Bệnh này không khó chữa lắm đâu nhưng cần phải kiêng nhiều vì nếu không kiêng được là cứ tái phát đi tái phát lại thường xuyên đó. chưa biết khám đâu thì tìm thử đến trung tâm thuốc dân tộc khám xem, trước c khám ở đấy rồi dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang 1 liệu trình là khỏi đến 95% đấy
Tôi thấy thuốc này lên cả vtv.thấy bảo tốt lắm,chwuax được cả vảy nến với viêm da cơ địa: https://www.tapchidongy.org/vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-dieu-tri-vay-nen-viem-da-co-dia.html
Tự nhiên 1 hôm e tắm thì 2 vai e nóng ơi là nóng rát nữa e ko biết tại s …tắm xong thì vào coi thì nó ửng đỏ lên mà ko ngứa cũng ko còn nóng nữa …vài ngày sau nó chuyển thành màu nâu r …r bây giờ chuyển qua lột da …e ko biết là da e bị j e rất sợ
Mình cũng bị vậy á, 2 bên vai, trời nắng nóng là ngứa rát khó chịu, trời mát thì bong tróc, k biết bị sao nữa
Trên đùi e tnổi mảng lớn màu đỏ không thấy ngứa ạ. Em lo quá, có ai biết cách trị không ạ. Chỉ e với