Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Đau dạ dày có ăn trứng hoặc trứng vịt lộn được không?

Đau dạ dày là bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong số đó là do chế độ ăn uống không phù hợp, ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. Vì thế, để hỗ trợ điều trị, thúc đẩy quá trình hồi phục, không gây gánh nặng cho dạ dày, người bệnh cần xác định chế độ ăn uống phù hợp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người thắc mắc đau dạ dày có ăn trứng hoặc trứng vịt lộn được không. 

Đau dạ dày có ăn trứng được không là thắc mắc chung của nhiều người
Đau dạ dày có ăn trứng được không là thắc mắc chung của nhiều người

Đau dạ dày có ăn trứng được không?

Đau dạ dày có ăn trứng được không là thắc mắc chung của nhiều người. Trước khi giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và những lợi ích khi bổ sung trứng vào khẩu phần ăn. 

Thành phần dinh dưỡng của trứng

Trứng đặc biệt là trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao, có đủ protein, glucid, lipid, vitamin, khoáng chất, các loại men, hormone cần thiết cho sức khỏe và khá cân đối. Protein trong lòng đỏ trứng có các acid amin tốt và toàn diện nhất, là nguồn cung cấp tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi ngày một người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn một quả trứng.

Trong 100g trứng gà có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Protein: 14.8g
  • Chất béo: 11.6g
  • Năng lượng: 166 kcal
  • Glucid: 0.5g
  • Vitamin A: 700 mcg
  • Vitamin D: 0.88 mcg
  • Folate: 47 mcg
  • Vitamin K: 0.3 mcg
  • Vitamin B12: 1.29 mcg
  • Sắt: 2.7 mg
  • Kẽm: 0.9 mg
  • Kali: 176 mg
  • Canxi: 55mg
  • Magie: 11mg

Trứng gà có chứa nguồn lecithin quý, bổ sung trứng gà vào khẩu phần ăn mỗi ngày có thể giúp:

  • Tăng cholesterol HDL, làm giảm nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh tim mạch
  • Bổ sung choline giúp xây dựng màng tế bào, có vai trò tạo các phân tử truyền tín hiệu trong não
  • Chứa zeaxanthin và lutein, đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, ngăn ngừa lão hóa thị lực
  • Trứng giàu Omega-3, có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu, bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể.

Đau dạ dày có ăn trứng được không?

Đau dạ dày là tên gọi chung của các bệnh như loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison. Để cải thiện các vấn đề về dạ dày, bạn cần hạn chế một số thực phẩm nhất định nhằm tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày, giúp làm giảm các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, đau thượng vị. Với thắc mắc đau dạ dày có ăn trứng được không, thì câu trả lời là có, nếu bổ sung đúng mức, đúng cách. 

Bổ sung trứng đúng cách mang đến những lợi ích cho sức khỏe dạ dày như:

  • Là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể nâng cao thể trạng, cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch
  • Có hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit amin dồi dào, có thể cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi của niêm mạc bị loét
  • Trứng mềm, dễ tiêu hóa, chứa protein dễ tiêu, hầu như không gây áp lực lên dạ dày, mà còn có lợi cho dạ dày, có thể giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra.
  • Trứng không chứa nhiều chất béo, cholesterol có hại cho hệ tiêu hóa nên có thể hạn chế sự gia tăng axit dịch vị, giảm các kích ứng của dạ dày.

Thế nhưng, trứng lại chứa nhiều cholesterol, do đó bạn chỉ nên ăn với mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, người trưởng thành chỉ nên bổ sung khoảng 5 – 6 quả trứng một tuần. Bên cạnh đó, trứng cũng chứa nhiều antitrypsin, có khả năng chống sự tiêu hóa của protein, khi ăn nhiều có thể gây khó tiêu, ợ chua, đầy dụng, khiến các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn nếu bạn dung nạp quá nhiều. 

Đau dạ dày có ăn trứng vịt lộn được không?

Bên cạnh trứng gà, trứng vịt lộn cũng là thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực của người Việt. Theo Đông y, trứng vịt lộn thường ăn kèm các gia vị như gừng tươi, rau răm có thể hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, còi cọc, đau đầu, chóng mặt… Bổ sung thực phẩm này có thể giúp dưỡng huyết, tư âm, ích trí. 

Trứng vịt lộn là thực phẩm bổ dưỡng, giàu dưỡng chất nhưng lại không tốt cho người bị đau dạ dày
Trứng vịt lộn là thực phẩm bổ dưỡng, giàu dưỡng chất nhưng lại không tốt cho người bị đau dạ dày

Theo nghiên cứu hiện đại, trong 1 quả trứng vịt lộn có các thành phần dinh dưỡng như:

  • Protein: 13.6g
  • Năng lượng: 182 kcal
  • Lipit: 12.4g
  • Canxi: 82mg
  • Photpho: 212mg
  • Cholesterol: 600mg

Bên cạnh đó, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, betacaroten, sắt, vitamin B1, vitamin C, gluxit… Bổ sung trứng vịt lộn đúng mức có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu, đầy hơi, làm tăng lượng Cholesterol xấu, gây ra các bệnh như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… Hơn nữa, nếu ăn quá nhiều có thể gây dư thừa vitamin A, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ gây tiêu chảy, sình bụng, gây hại cho cơ thể.

Người bệnh đau dạ dày không nên ăn trứng vịt lộn vì các thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu, đầy bụng, khiến các triệu chứng của bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, ăn trứng vịt lộn thường xuyên dễ gây dư thừa vitamin A, gây tình trạng khó chuyển hóa năng lượng, làm người bệnh dễ bị ợ hơi, đầy bụng, gia tăng co bóp dạ dày. Thực tế, người bệnh có thể ăn trứng vịt lộn, thế nhưng tốt nhất chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng mỗi ngày.   

Một số lưu ý khi ăn trứng

Với những người bị đau dạ dày, khi ăn trứng, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi ăn trứng bạn có thể chế biến ở dạng trứng luộc, trứng rán, trứng lá mơ lông hoặc mướp đắng vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, chống suy nhược, bồi bổ sức khỏe lại có thể hỗ trợ giảm đau dạ dày rất tốt
  • Với người mắc bệnh dạ dày, nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 quả
  • Khi ăn trứng, tốt nhất chỉ nên sử dụng ở dạng luộc, nếu chiên rán thì nên dùng ít dầu vì lượng dầu nhiều có thể gây khó tiêu đầy hơi, khiến các triệu chứng của bệnh đau dạ dày thêm nghiêm trọng hơn
  • Nên sử dụng trứng luộc, hấp, chung kết hợp với bổ sung các loại rau xanh như măng tây, mùi tây, súp lơ xanh, khoai lang, cà rốt… để bổ sung vitamin và khoáng chất hỗ trợ làm lành niêm mạc tổn thương
  • Tránh sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, thức ăn khô cứng có vị chua, các chất kích thích, cà phê, đồ uống có cồn để không gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Có thể áp dụng các biện pháp chữa đau dạ dày tại nhà, tuy nhiên không nên thay thế các loại thuốc đặc trị mà bác sĩ chỉ định.

Như vậy với thắc mắc đau dạ dày có ăn trứng hoặc trứng lộn được không thì câu trả lời là người bệnh có thể ăn trứng và cần hạn chế ăn trứng vịt lộn. Lý do là trứng vịt lộn tuy giàu dưỡng chất nhưng lại khó tiêu, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, do đó bạn nên hạn chế sử dụng để không gây áp lực khiến các triệu chứng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Cùng chuyên mục

Sữa hạt

Viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Loại nào tốt?

Với nguồn dưỡng chất phong phú, dồi dào, sữa là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh lý về...

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính là gì?

Viêm loét dạ dày mạn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày mạn tính xuất hiện khi niêm mạc dạ dày nhiều lần bị viêm trong một khoảng thời gian dài. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày...

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP vô cùng lo lắng bởi các biến chứng của bệnh. Vậy viêm loét dạ dày...

Xuất huyết dạ dày khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của bé

Bị xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong thời kỳ mang thai, có rất nhiều vấn đề xảy ra với mẹ bầu, bất cứ một vấn đề nào cũng khiến mẹ bồn chồn lo lắng, không dám...

Lá bàng và công dụng chữa đau dạ dày ít ai ngờ

Song song với các biện pháp y tế, bệnh nhân có thể tận dụng lá bàng để chữa đau dạ dày. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá bàng sắc...

Thuốc Gaviscon chữa trào ngược dạ dày

Thuốc Gaviscon chữa trào ngược dạ dày có tốt không?

Thuốc Gaviscon là thuốc tân dược được bào chế ở dạng hỗn hợp và dạng viên uống, được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp bị ợ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn