Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Đau dạ dày có uống nhân sâm được không?

Nhân sâm là dược liệu thần kỳ có khả năng khôi phục và bồi bổ sức khỏe. Thế nhưng, vị thuốc quý hiếm này có tốt cho hệ tiêu hóa không? Người bị đau dạ dày có uống được nhân sâm không?

Người bị đau dạ dày có uống được nhân sâm không?
Người bị đau dạ dày có uống được nhân sâm không?

Người bị đau dạ dày có uống được nhân sâm không?

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nước ta. Căn bệnh này dễ mắc nhưng khó chữa, có xu hướng phát triển mạn tính và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Những triệu chứng của bệnh lý này (ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn ói ra máu, khó tiêu, đầy bụng, đau rát vùng thượng vị…) thường biểu hiện rõ ràng ngay lúc vừa khởi phát.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nhận biết trên, bệnh nhân cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thảo dược Đông y (nhất là nhân sâm) nếu chưa tham vấn y khoa.

Là loại dược liệu quý hiếm, nổi tiếng với hàng loạt công dụng sức khỏe tuyệt vời, nhân sâm (panax ginseng) có khả năng hấp thụ và chuyển hóa dưỡng chất vô cùng linh hoạt. Rễ nhân sâm là bộ phận tích trữ nhiều chất dinh dưỡng nhất của cây nhân sâm. Mọi tinh chất thiên nhiên quý giá đều được chuyển thẳng từ lá cây xuống phần rễ.

Hiện nay, nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh công dụng chữa bệnh thần kỳ của nhân sâm. Loại dược liệu này được bào chế thành nhiều loại thuốc điều trị khác nhau. Tuy có thể mang đến hàng loạt lợi ích về mặt sức khỏe nhưng nhân sâm không phù hợp với mọi đối tượng.

Theo các chuyên gia, nhân sâm tươi cùng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ nhân sâm như: hồng sâm, nước hồng sâm, viên uống hồng sâm, trà hồng sâm, củ hồng sâm khô, cao hồng sâm, mứt hồng sâm tẩm mật ong… đều không thích hợp với những bệnh nhân bị đau dạ dày.

Như chúng ta đều biết, bệnh đau dạ dày xuất hiện khi lượng axit dịch vị bên trong dạ dày tăng lên đáng kể, từ đó bào mòn và gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Lúc này, khí huyết ở dạ dày bị đình trệ đáng kể. Người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua, rỉ máu tại chỗ, đau rát vùng thượng vị…

Trong khi đó, nhân sâm mang đặc tính bổ khí. Khi bạn bổ sung vị thuốc này, cơ thể bắt đầu sản sinh nhiều khí hơn, dẫn đến hiện tượng máu huyết hưng vượng và kéo theo tình trạng chảy máu tại chỗ. Vì vậy, độc giả cần hạn chế sử dụng nhân sâm cùng những sản phẩm được bào chế từ loại dược liệu này để đảm bảo an toàn sức khỏe.

3 loại dược liệu tốt cho bệnh nhân đau dạ dày

Thay vì dung nạp nhân sâm, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, bạn có thể chủ động bổ sung ba loại thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính sau:

Trà dây

Trà dây (chè dây, thau rả, khau rả, điền bổ trà, hồng huyết long, ngưu khiến ty) có tên khoa học là ampelopsis cantoniensis (hook.et arn.) planch, thuộc họ nho (vintaceace). Đây là loài dây leo mọc hoang, được dân gian thu hái toàn thân từ lúc cây chưa ra trái, sau đó đem rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô và sao vàng để pha trà uống thay nước hàng ngày.

3 loại dược liệu tốt cho bệnh nhân đau dạ dày
Trà dây là loài dây leo mọc hoang, được dân gian thu hái toàn thân từ lúc cây chưa ra trái.

Với tính mát, vị ngọt, nước trà mang đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn (nhất là vi khuẩn HP), có khả năng an thần, thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, cầm máu, giảm đau, trung hòa axit, chủ trị chứng đau dạ dày, viêm hang vị, sưng dạ dày, sung huyết dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng.

Bạch truật

Là dược liệu quý hiếm với công dụng đa dạng, bạch truật là loài cây thân thảo, thuộc họ cúc, sống lâu năm, cao khoảng 40 – 60cm. Sau khi được thu hoạch, củ và rễ của vị thuốc Nam này sẽ được rửa sạch, loại bỏ rễ con và sấy khô để bảo quản lâu dài.

Bạch truật
Bạch truật chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, trung hòa axit, hạn chế sản sinh axit dịch vị, ngăn ngừa viêm loét.

Bạch truật chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, trung hòa axit, hạn chế sản sinh axit dịch vị, ngăn ngừa viêm loét, hỗ trợ quá trình giải độc gan, cải thiện triệu chứng táo bón, tiêu chảy, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị… Bệnh nhân đau dạ dày có thể sắc 6 – 12g bạch truật uống hàng ngày.

Dạ cẩm

Cây dạ cẩm (đất lượn, loét mồm, chạm khẩu cắm…) thuộc họ cà phê. Loài thảo dược này được thu hái quanh năm để làm dược liệu chữa bệnh. Dạ cẩm có thể thanh nhiệt – giải độc, trung hòa axit, giảm nhanh triệu chứng ợ chua, ức chế những cơn đau rát, hỗ trợ chữa lành vết loét, điều trị nhiệt miệng và một số bệnh lý ngoài da.

Bạch truật
Cây dạ cẩm có thể thanh nhiệt – giải độc, trung hòa axit, giảm nhanh triệu chứng ợ chua, ức chế những cơn đau rát, hỗ trợ chữa lành vết loét.

Các bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày trong y học cổ truyền có thể được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như: siro, cốm, cao, thuốc sắc. Người bệnh hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y để được hướng dẫn cách điều trị bệnh lý bằng cây dạ cẩm một cách cặn kẽ và chính xác.

Người bị đau dạ dày có uống nhân sâm được không? Câu trả lời là không. Bởi loại thuốc quý này có thể khiến vết thương trở nên viêm loét nặng nề và khó lành hơn. Thay vì sử dụng nhân sâm, bệnh nhân có thể chữa bệnh bằng trà dây, dạ cẩm, bạch truật sau khi tham khảo ý kiến của các lương y uy tín.

Cùng chuyên mục

Có nhiều cách giảm đau dạ dày nhanh chóng mà người bệnh có thể áp dụng

7 cách giảm đau dạ dày hiệu quả nhanh, cấp tốc tại nhà

Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp ở người dân Việt Nam, cơn đau thường xuất hiện bất thường. Do đó, người bệnh cần nắm được các biện pháp...

Sữa chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không ? [Chuyên gia tư vấn]

Bị đau dạ dày có thể ăn sữa chua. Sữa chua có một lượng axit nhất định nhưng axit trong sữa chua rất nhỏ, không thể so sánh được lượng...

Nên làm gì khi bị đau dạ dày? Cách điều trị tại nhà như thế nào?

14 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản + nhanh nhất

Dùng gừng, nghệ và mật ong, uống nước giấm táo, dùng nha đam… là các cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả. Những mẹo dân gian...

Đau bụng âm ỉ nhiều ngày cảnh báo bệnh gì?

Đau bụng âm ỉ nhiều ngày cảnh báo bệnh nguy hiểm?

Đau bụng âm ỉ nhiều ngày có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, lao ruột… Đây đều là những...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn