Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị
Nội Dung Bài Viết
Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ về căn bệnh này, chúng ta có thể tham khảo những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây.
Đau vùng thượng vị là gì?
Như đã nói, đau vùng thượng vị là một căn bệnh phổ biến. Có thể bị khởi phát ở bất kỳ ai. Dù đó là người già hay trẻ nhỏ. Nam giới hay nữ giới. Căn bệnh thường gặp phổ biến nhất ở các đối tượng người từ 25 đến 35 tuổi.
Loại bệnh lý này thường bị nhầm lẫn với căn bệnh đau dạ dày. Bởi, nó cũng xuất hiện các dấu hiệu đau quanh vùng bụng. Tuy nhiên, vùng thượng vị sẽ xuất hiện triệu chứng đau ở phần bụng trên. Được xác định giữa bộ phận rốn và xương sườn.
Do dễ bị nhầm lẫn nên nhiều người thường chủ quan với căn bệnh này. So với đau dạ dày thì đau vùng thượng vị nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu không có những phác đồ điều trị phù hợp và kịp thời, biến chứng của bệnh có thể dẫn đến ung thư vô cùng nguy hiểm.
Đi kèm với biểu hiện đau phần bụng trên. Bệnh còn được thể hiện qua một số triệu chứng như: Buồn nôn, chán ăn, suy nhược, … Nặng hơn là tình trạng chóng mặt, tiêu chảy, thậm chí là khó thở.
Đau vùng thượng vị có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong đó, có cả phụ nữ mang thai. Do đó, chúng ta không thể chủ quan với bệnh lý này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Mà còn góp phần tác động tiêu cực đến thai nhi trong bụng.
Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt. Chúng ta không được chủ quan với căn bệnh này. Đặc biệt trong việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị bệnh đúng cách, phù hợp.
Để biết điểm khác nhau giữa đau vùng thượng vị và đau dạ dày, chúng ta có thể căn cứ vào thời điểm bộc phát. Chẳng hạn, đau dạ dày ở người sẽ xuất hiện triệu chứng trước khi ăn. Do để bụng đói, dẫn đến trào ngược axit có trong dạ dày.
Trong khi đó, đau vùng thượng vị lại xảy ra sau khi chúng ta ăn no. Không những thế, căn bệnh còn có thể xuất hiện vào ban đêm với những cơn đau âm ỉ, kéo dài hàng giờ liền. Khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và đau đớn. Đồng thời, giảm chất lượng giấc ngủ. Lâu dần có thể dẫn đến chứng mất ngủ mãn tính.
Nguyên nhân dẫn đến đau vùng thượng vị
Bệnh đau vùng thượng vị hình thành bởi nhiều yếu tố. Bao gồm các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để hiểu rõ hơn, chúng ta có tìm hiểu với các thông tin sau đây:
1. Trào ngược dạ dày thực quản gây đau thượng vị
Đây là một nguyên nhân cơ bản và chủ yếu dẫn đến bệnh lý đau vùng thượng vị. Hiện tượng này xảy ra do cơ chế trào ngược axit từ thực quản do ợ nóng, ho khan, … Hoặc cũng có thể xuất hiện khi chúng ta ăn các loại thực phẩm cay nóng. Gây nóng rát ở vị trí vòm họng.
Tình trạng này để lâu sẽ dẫn đến đau vùng thượng vị. Thậm chí, bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu. Đó là xuất hiện khối u ở bộ phận cổ họng của người bệnh. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nên chúng ta cần cẩn thận với tình trạng bệnh của chính mình.
2. Khó tiêu dẫn đến đau vùng thượng vị
Như đã thông tin, bệnh lý đau thượng vị thường xuất hiện sau bữa ăn. Khi người bệnh ăn quá no sẽ xảy ra tình trạng khó tiêu, ợ hơi và buồn nôn. Bởi trong quá trình tiêu hóa, dạ dày sẽ tiết ra axit để có thể tiêu hóa lượng thức ăn một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, trong một vài tình huống, axit tiết ra có thể gây kích ứng. Ảnh hưởng đến niêm mạc của hệ tiêu hóa. Đó là tác nhân dẫn đến tình trạng đau tức khu vực vùng thượng vị ở người.
3. Sử dụng đồ uống có chứa cồn
Các loại thức uống có chứa chất cồn được liệt kê, như: Rượu, bia, nước hoa quả lên men, … Khi cơ thể người sử dụng các loại thức uống này trong một thời gian dài sẽ phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chủ yếu là các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Trong đó bao gồm đau vùng thượng vị.
Khi chúng ta uống các chất có cồn với số lượng và tần suất quá mức cho phép, sẽ dẫn đến sự tiến triển nhanh chóng của bệnh. Khiến các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị giảm chức năng và rối loạn.
Từ đó, bộ phận tổng hợp prostaglandin sẽ ngưng hoạt động. Khiến cho hàm lượng hợp chất bị suy giảm và không đáp ứng được yêu cầu cần thiết của cơ thể. Trong khi đó, đây lại là chất có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn gây hại có trong bao tử người bệnh. Dần dần, khiến bệnh đau thượng vị bị chuyển biến với triệu chứng nặng hơn.
4. Ăn quá nhiều thực phẩm
Trong trường hợp ăn quá nhiều hoặc ăn quá no sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu được hết lượng dưỡng chất được nạp vào để nuôi dưỡng các tế bào cơ quan. Do đó, dạ dày phải hoạt động với hiệu suất tối đa để có thể tiêu hóa lượng thức ăn được cung cấp.
Chính vì thế, chức năng co bóp của dạ dày sẽ phải hoạt động cả vào ban đêm. Trong khi, đây là khoảng thời gian mà các bộ phận được nghỉ ngơi. Vì thế, nó gián tiếp gây nên áp lực tại vùng thượng vị. Khiến các cơn đau bị bộc phát vào thời điểm ban đêm.
5. Viêm loét dạ dày gây đau vùng thượng vị
Nhiều người hay lầm tưởng đau thượng vị và dạ dày. Bởi dấu hiệu của 2 loại bệnh lý tương đối giống nhau. Tuy nhiên, đau dạ dày thường xảy ra trước. Làm tiền đề dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn, đó là viêm loét dạ dày.
Khi đã bị viêm loét, rất có thể chúng ta sẽ mắc phải chứng bệnh đau vùng thượng vị. Bởi, lúc này, niêm mạc đã bị nhiễm khuẩn. Gây rối loạn chức năng và miễn dịch của hệ tiêu hóa. Kéo theo đó, xuất hiện các cơn đau cấp tính tại vị trí thượng vị.
6. Mang thai dẫn đến đau tức vùng thượng vị
Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ mắc phải chứng bệnh. Cụ thể là do tình trạng tử cung mở rộng. Đồng thời, áp lực của thai nhi đè nén lên thượng vị. Khiến bộ phận này thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ.
Không những thế, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự thay đổi của hệ tiêu hóa. Gây nên chứng ợ hơi, ợ nóng. Yếu tố này góp phần dẫn đến bệnh lý đau vùng thượng vị ở phụ nữ có thai.
Đau vùng thượng vị có triệu chứng gì?
Đau vùng thượng vị được xác định ở vị trí trên rốn và dưới khu vực xương sườn. Đồng thời, tình trạng đau còn xuất hiện ở hai bên mạn sườn. Cùng với vị trí, đau vùng thượng vị còn thể hiện qua các mức độ:
1. Đau tức và nóng rát vùng thượng vị
Tình trạng này ở mức độ tương đối nhẹ. Đi kèm với đó là các dấu hiệu có thể nhận biết như: Khó thở, tức vùng ngực, ơ hơi,…
Đối với triệu chứng nóng rát, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy đau và cồn cào ở bộ phận dạ dày. Với các biểu hiện như: mệt mỏi, chóng mặt hay chướng bụng. Tình trạng này xuất hiện khi người bệnh ăn các loại thực phẩm cay nóng. Gây khó tiêu và kích ứng niêm mạc. Khiến dạ dày bị tổn thương và nhiễm một số loại vi khuẩn gây hại.
2. Hiện trạng đau âm ỉ và râm ran kéo dài
Đây là một trong những dấu hiệu khá phổ biến của bệnh. Gây nên cảm giác không thoải mái và khó chịu trong quá trình sinh hoạt và nghỉ ngơi. Tuy mức độ không quá đau đớn, nhưng thời gian lại kéo dài. Khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
3. Đau thắt khu vực thượng vị
Những cơn đau thường đến đột ngột với mức độ cực kỳ đau đớn. Nó được hình thành bởi sự co thắt và bóp nghẹt của cơ quan thượng vị. Tình trạng này thường xuất hiện trong những thời điểm nhất định. Đi kèm với đó là chứng chướng bụng và buồn nôn.
Người bị bệnh có thể mua thuốc để giảm đau. Hoặc đi thăm khám với sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên môn. Bởi dấu hiệu đau thường nặng hơn rất nhiều so với đau bụng âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị. Khiến nhiều người không thể chịu đựng được những cơn đau thắt.
4. Xuất hiện triệu chứng đau quặn từng cơn
Đây là tình trạng đau cấp tính. Mức độ khá nặng với những cơn đau quặn thành từng cơn. Cùng với đó, thời gian không quá kéo dài. Nhưng thay vào đó, cơn đau sẽ chia thành từng đợt, và lập đi lặp lại nhiều lần trong một ngày.
Triệu chứng này khiến người bệnh đau dữ dội. Đồng thời, mang đến cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Khiến con người không thể tập trung để có thể hoàn thành được bất kỳ công việc gì.
5. Vị trí đau vùng thượng vị
Ngoài vị trí chính là khu vực trung tâm giữa bộ phận rốn và xương ức, đau thượng vị còn có thể lan ra các khu vực khác như:
- Đau ở vùng sau lưng
- Đau ở dưới ức bên trái
- Đau ở dưới ức bên phải
6. Các triệu chứng thường đi kèm với đau vùng thượng vị
Ngoài các biểu hiện đau sau khi ăn uống. Hoặc đau vào lúc ban đêm. Bệnh đau thượng vị còn đi kèm với nhiều triệu chứng có thể gặp phải như: Ợ nóng, ợ hơi, tiêu chảy, chóng mặt, khó thở, … Do đó, chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này.
Cách điều trị đau vùng thượng vị
Việc hiểu rõ về tình trạng, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp quá trình điều trị được diễn ra một cách thuận lợi và an toàn. Dưới đây là một số cách chữa đau vùng thượng vị hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.
1. Sử dụng thuốc Tây
Có nhiều loại thuốc Tây y có thể điều trị căn bệnh đau vùng thượng vị một cách hiệu quả. Không những thế, thời gian giảm đau vô cùng nhanh chóng và kéo dài. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc có thể để lại một vài tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, có thể kể đến như:
- Thuốc kháng acid: Có tác dụng trong việc hạn chế quá trình hình thành lượng acid dư thừa. Từ đó, cải thiện rõ rệt hiện trạng đau đớn khi xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị của người bệnh. Tuy nhiên, nó có thể để lại một số nhược điểm như: chứng rối loạn thần kinh, viêm phổi, tích lũy độc tính,… nếu sử dụng với liều lượng cao.
- Thuốc kháng H2: Có tác dụng nhanh chóng trong việc điều trị hiện tượng đau về đêm. Cũng như ức chế khả năng sản xuất acid trong dạ dày lên đến 70% trong suốt một ngày. Nhưng, nếu người bệnh sử dụng không đúng cách với lượng thuốc phù hợp thì có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại như: Rối loạn máu, nội tiết, suy gan, thận, …
- Thuốc trung hòa acid: Công dụng của những loại thuốc này là giảm đau nhanh. Đồng thời, xóa bỏ các dấu hiệu bệnh đi kèm như: đau bụng, khó tiêu, chóng mặt,… Tuy nhiên, nó có một số hạn chế như sau: Thời gian tác dụng ngắn, chứa một số chất gây khó khăn trong quá trình điều trị các loại bệnh lý khác, có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón.
2. Sử dụng các bài thuốc cổ truyền
Các phương thuốc cổ truyền là phương án điều trị được nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi nó mang đến hiệu quả lâu dài, với khả năng an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian thực hiện thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài mới có được hiệu quả như mong muốn. Một số bài thuốc có thể kể đến như:
Sử dụng nghệ kết hợp với mật ong
Đây được xem như là một “khắc tinh” đối với các căn bệnh liên quan đến dạ dày. Trong đó, bao gồm đau vùng thượng vị. Bên cạnh đó, cách chữa cũng vô cùng đơn giản và dễ dàng. Chúng ta có thể thực hiện như sau:
- Thành phần: Mật ong nguyên chất (1 muỗng cafe), tinh chất bột nghệ (½ muỗng cafe).
- Thực hiện: Trộn hỗn hợp và hòa tan trong 1 lít nước ấm. Sau đó uống vào mỗi buổi sáng, trước khi dùng bữa.
Sử dụng nước gạo để điều trị đau vùng thượng vị
Thành phần của nước gạo góp phần tạo nên một lớp màng bao bọc dạ dày. Giúp ngăn chặn tình trạng axit trào ngược. Từ đó, giảm đau vùng thượng vị cực kỳ hiệu quả và an toàn.
- Chuẩn vị: Gạo đã vo sạch và nước.
- Thực hiện: Chúng ta thực hiện như khi nấu cơm. Khi cơm sôi, chắt lấy phần nước gạo. Thể tích cần thiết là 200 ml đến 250 ml. Sau khi đợi nước gạo nguội bớt, người bệnh có thể uống khi nước còn ấm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chữa đau thượng vị bằng sữa chua
Nhiều người chưa biết, thành phần cấu tạo sữa chua có tác dụng giảm đau hiệu quả. Loại thực phẩm này không những ngon, lại còn rất có lợi cho đường tiêu hóa.
- Chuẩn bị: Một hũ sữa chua có đường hoặc không đường.
- Thực hiện: Ăn sữa chua khi xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị một cách bất chợt. Nó sẽ giúp giảm đau. Đồng thời, ngăn chặn cơn đau quay lại với người bệnh.
Sử dụng trà quế chữa đau vùng thượng vị
Trà quế là một phương thuốc phổ biến và quen thuộc dùng để điều trị đau vùng thượng vị. Không những thế, uống trà quế hàng ngày còn giúp ngăn ngừa ung thư, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch,…
- Chuẩn bị: Vài thanh quế để pha trà.
- Thực hiện: Đun nước sôi, thả thanh quế vào đun sôi khoảng 3 phút. Sau đó, đợi nguội bớt và uống khi còn ấm.
3. Xây dựng lối sống lành mạnh
Bệnh đau vùng thượng vị bị hình thành bởi các yếu tố như chế độ ăn uống mất cân bằng. Sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… Bên cạnh đó, người bệnh còn có thói quen thức khuya, ngủ không đúng giờ, lười vận động,…
Điều này dẫn đến tình trạng bệnh không thuyên giảm. Thậm chí, bệnh đau vùng thượng vị có dấu hiệu nặng hơn. Do đó, cần xây dựng một lối sống tích cực, như:
- Tập thể dục thường xuyên
- Tham gia các hoạt động thể chất bổ ích
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và ăn uống đúng giờ
- Hạn chế thức khuya
- Giữ cho tinh thần thoải mái và vui vẻ, …
Trên đây là tổng hợp những điều cần biết về căn bệnh đau vùng thượng vị. Trong đó, bao gồm: Định nghĩa về bệnh, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng giúp bạn đọc có thể phòng ngừa hoặc điều trị bệnh một cách hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!