Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Bị đau vùng thượng vị khi đói và cách xử lý

Bị đau vùng thượng vị khi đói là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do acid dịch vị trong dạ dày ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Tình trạng này không hiếm gặp, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu thường xuyên xảy ra, lặp đi lặp lại nhiều lần thì rất có thể cơ thể bạn đang mắc bệnh lý cần sớm thăm khám và điều trị.

Đau vùng thượng vị khi đói do nhiều nguyên nhân gây ra thường liên quan đến các bệnh lý về dạ dày
Đau vùng thượng vị khi đói do nhiều nguyên nhân gây ra thường liên quan đến các bệnh lý về dạ dày

Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị khi đói

Đau vùng thượng vị khi đói là hiện tượng vùng trên rốn, dưới xương ức bỗng dưng đau quặn, đau âm ỉ hoặc nóng rát, cồn cào khó chịu mỗi khi đói bụng, khi nằm ngửa hoặc cúi gập người. Theo các chuyên gia chuyên khoa Nội tiêu hóa, tình trạng này xảy ra khi acid dịch vị dạ dày được điều tiết khi dạ dày rỗng hoàn toàn. Lúc này, do không có thức ăn để tiêu hóa, acid sẽ tiếp xúc nhiều với niêm mạc dạ dày từ đó gây đau dữ dội, quặn thắt hay nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị.

Đau thượng vị khi đói có xu hướng giảm dần sau khi bệnh nhân lấp đầy dạ dày, nghỉ ngơi, thư giãn. Mặc dù không phải là triệu chứng nghiêm trọng nhưng nếu thường xuyên xảy ra có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số nguyên nhân gây đau vùng thượng vị khi đói thường gặp có thể kể đến như:

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dịch vị, men tiêu hóa, thức ăn trong dạ dày chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày, ống này được gọi là thực quản. Nếu thường xuyên xảy ra, có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và nhiều bệnh lý liên quan khác. Trào ngược dạ dày thực quản hay xảy ra khi đói, sau bữa ăn, khi làm việc quá sức… nếu không được điều trị sẽ gây viêm loét chảy máu thực quản, barrett thực quản…

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau, nóng rát vùng thượng vị, đau lan ra vùng sau xương ức ở giữa ngực, thường xảy ra sau khi ăn, lúc nằm ngửa hay khi cúi mình về phía trước
  • Đau khi đói, nóng rát, cồn cào khó chịu ở bụng trên
  • Có thể kèm theo ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn, nuốt nghẹn, họng có cảm giác vướng, có dị vật
  • Khó thở về đêm, đau sau một đợt trào ngược dịch vị acid.

2. Viêm loét dạ dày tá tràng

Đau vùng thượng vị khi đói đa phần liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa. Nếu tình trạng đau thượng vị của bạn diễn ra khi đói, có xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, cồn cào ở bụng thì có thể bạn đang mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn HP kết hợp với các yếu tố nguy cơ như thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá… 

Đau vùng thượng vị khi đói là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Đau vùng thượng vị khi đói là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau tức, nóng rát vùng thượng vị nhất là khi bụng đói, đau giảm đi sau khi ăn, nghỉ ngơi, uống thuốc kháng acid
  • Cơn đau thường kéo dài có khi vài phút hoặc vài giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày thậm chí trong tháng
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Nếu có xuất huyết tiêu hóa, người bệnh thường xanh xao, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, có biểu hiện thiếu máu.

3. Viêm thực quản

Viêm thực quản rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh trào ngược dạ dày vì nguyên nhân chính khiến thực quản bị viêm là do dịch vị dạ dày trào ngược khiến niêm mạc thực quản tổn thương và bị tấn công bởi các phản ứng viêm. Đau vùng thượng vị lúc đói cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thực quản, tùy vào tần suất, thời gian tiếp xúc với chất trào ngược mà mức độ viêm ở mỗi người là không giống nhau. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây các biến chứng nguy hiểm như Barrett thực quản, ung thư thực quản… 

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau vùng thượng vị lúc đói, sau bữa ăn hoặc đau về đêm
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, miệng tiết nhiều nước bọt
  • Họng đau, khàn tiếng do dây thanh quản bị sưng viêm
  • Khó nuốt, đắng miệng, cảm giác bị vướng ở cổ họng.

4. Thoát vị gián đoạn

Thoát vị gián đoạn hay thoát vị hoành là tình trạng phần trên của dạ dày nhô lên thông qua cơ hoành, tức là một phần của dạ dày bất thường nhô ra. Thông thường, hầu hết các trường hợp thoát vị hoành đều nhẹ, không gây ra triệu chứng đặc biệt, tuy nhiên cũng có những trường hợp thoát vị hoành gây đau đớn và trào ngược dạ dày. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau thượng vị khi đói nhưng thường gặp hơn là sau khi ăn 1 giờ đồng hồ
  • Một số triệu chứng khác có thể gặp như ợ hơi, ợ nóng, đau ngực, khó nuốt
  • Đặc biệt, người bị thoát vị gián đoạn sẽ có triệu chứng ợ nóng nghiêm trọng khi co người hoặc nằm xuống. 

5. Xuất huyết dạ dày

 Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là tình trạng xuất huyết tiêu hoá đặc biệt nguy hiểm khi niêm mạc dạ dày bị chảy máu gây ra hai triệu chứng đặc trưng là nôn ra máu và đi ngoài ra máu. Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày có thể kể đến như viêm loét dạ dày tá tràng, lạm dụng thuốc kháng sinh, ung thư dạ dày, tâm trạng lo lắng stress kéo dài, chế độ ăn uống thiếu hợp lý…

Xuất huyết dạ dày cũng có thể gây đau thượng vị cùng với hai triệu chứng đặc trưng là nôn ra máu và đi ngoài phân đen
Xuất huyết dạ dày cũng có thể gây đau thượng vị cùng với hai triệu chứng đặc trưng là nôn ra máu và đi ngoài phân đen

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau vùng thượng vị khi đói, sau khi ăn, đau dữ dội có thể khiến người bệnh toát mồ hôi lạnh kèm theo nôn ra máu, đi ngoài phân đen
  • Xuất huyết dạ dày gây ra tình trạng thiếu máu khiến người bệnh dễ bị tụt huyết áp, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu
  • Một số trường hợp chảy máu nhiều có thể gây co giật, thở dốc, nếu không kịp thời cấp cứu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. 

6. Viêm niêm mạc hang vị dạ dày

 Viêm niêm mạc hang vị dạ dày là tình trạng viêm ở hang vị dạ dày, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt là độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… 

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau thượng vị âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội từ vài giờ đến vài ngày hoặc lâu hơn. Ban đầu, cơn đau sẽ xuất hiện nhiều khi ăn vào, khi bệnh nặng người bệnh sẽ thấy đau thường xuyên dù đói hay no
  • Buồn nôn, nôn, ăn mất ngon, đầy hơi, chướng bụng đi kèm với chứng khó tiêu; cảm giác buồn nôn từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể nôn ra máu.
  • Phân lúc lỏng lúc đặc, đôi khi có màu tối như hắc ín, đôi khi rắn thành cục như phân dê
  • Người mệt mỏi, xanh xao, gầy yếu, mất ngủ thường xuyên do đau, khó chịu. 

Cách xử lý khi bị đau vùng thượng vị khi đói

Khi bị đau vùng thượng vị khi đói, tuỳ vào mức độ, tình trạng đau và các triệu chứng liên quan mà bạn có cách xử lý phù hợp. Sau đây là hướng xử lý khi bị đau thượng vị tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

1. Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng đau vùng thượng vị chỉ mới xuất hiện ở mức độ nhẹ, bạn tạm thời chưa có thời gian đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra, thì có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tức thời dưới đây:

  • Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm mạch máu giãn nở, xoa dịu tình trạng co cơ trong dạ dày từ đó giúp giảm đau thượng vị và hỗ trợ làm lành tổn thương trong dạ dày. Bạn có thể dùng túi chườm hoặc một chai nước nóng, chườm lên vùng bị đau trong 10 – 15 phút sẽ giúp cơn đau được cải thiện đáy kể.
  • Xoa bụng giảm đau: Bạn khép kín các ngón tay lại, đặt gần rốn, ấn nhẹ và xoa theo chiều kim đồng hồ, ban đầu xoa chậm chậm rồi tăng dần tốc độ. Tiếp đó, mở rộng vòng xoa ra hông bên trái, bên phải, lên thượng vị, duy trì trong khoảng 10 phút để giảm đau.
  • Dùng món ăn nhẹ: Một món ăn nhẹ khi đói sẽ giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị của bạn đáng kể. Bạn có thể dùng bánh mì hoặc súp cháo, nhớ nhai kỹ trước khi nuốt, ăn với mức độ vừa phải, không ăn quá no sẽ khiến cơn đau dữ dội hơn. 
  • Dùng trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, giúp cơ trơn dạ dày được thư giãn và làm giảm hiện tượng co bóp, co cứng cơ gây đau ở thượng vị. Bạn có thể lấy 1 thìa hoa cúc khô, cho vào 200ml nước sôi, hãm 5 – 10 phút rồi thêm một ít mật ong, bỏ xác hoa, thưởng thức khi còn ấm.
Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, giúp thư giãn cơ trơn dạ dày và giảm đau vùng thượng vị
Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, giúp thư giãn cơ trơn dạ dày và giảm đau vùng thượng vị
  • Dùng trà gừng: Gừng là nguyên liệu quen thuộc, thường có trong gian bếp của người Việt, không chỉ là gia vị mà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau thượng vị. Bạn có thể lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, để ráo nước, không cần bỏ vỏ mà cắt thành lát mỏng, cho vào ấm trà, hãm với nước sôi, sau 10 phút thì thêm 1 – 2 thìa mật ong vào khuấy đều, uống từ từ từng ngụm nhỏ.

2. Thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng đau thượng vị của bạn thường xuyên xuất hiện, tốt nhất bạn cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa tiêu hoá, để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, cần nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi có các triệu chứng như:

  • Đau dữ dội vùng thượng vị, đau có xu hướng ngày một tăng lên và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Đau quặn, nóng rát thượng vị khiến người bệnh toát mồ hôi kèm theo nôn ra máu, đi ngoài phân đen
  • Đau kèm theo sốt, khó thở, người bệnh sụt cân đột ngột, vàng da vàng mắt… 

Sau khi thăm khám, nếu tình trạng đau thượng vị của bạn có liên quan đến các bệnh lý về dạ dày ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số thuốc như:

  • Thuốc kháng acid: Có tác dụng làm giảm và ức chế tình trạng sản xuất quá nhiều acid của dạ dày
  • Thuốc ức thụ thể H2: Ngăn chặn sự hình thành acid dịch vị trong dạ dày, hỗ trợ chữa lành vết loét ở niêm mạc dạ dày
  • Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid như Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Có tác dụng giảm đau thượng vị và ngăn ngừa tình trạng viêm phát triển.

Lời khuyên cho người bị đau vùng thượng vị khi đói

Để giảm đau, ngăn ngừa tình trạng đau vùng thượng vị khi đói tái đi tái lại nhiều lần, bạn cần:

  • Thay đổi thói quen ăn uống, tốt nhất nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày. Tránh những thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức uống nhiều chất béo
  • Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên để bụng đói quá lâu, nên ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để trung hòa acid dịch vị và tăng cường hoạt động của nhu động ruột
  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, tránh thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng mệt mỏi
  • Nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao vừa sức để giảm đau, tăng sức chống chịu của cơ thể, nâng cao sức đề kháng, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hoá

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân gây đau vùng thượng vị khi đói và cách xử lý phù hợp. Tuy nhiên, đau thượng vị khi đói thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày, do đó bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Vì sao bị đau thượng vị khi mang thai?

Đau thượng vị khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Đau thượng vị khi mang thai có thể là do các hormone trong cơ thể thay đổi, bị các bệnh về đường tiêu hóa, có tiền sử bệnh đau dạ...

Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn là bị gì?

Đau thượng vị kèm theo ợ chua buồn nôn là cảm giác đau nhức, nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên rốn và hai khung sườn, kèm theo tình...

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét...

Dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì?

Dạ dày ăn vào là đau có thể là do đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Đây đều là những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn