Ngứa vùng kín (âm đạo): Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

12++ Mẹo chữa bệnh huyết trắng tại nhà theo dân gian

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phòng trị

Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Sau khi khoét chóp cổ tử cung nên ăn gì và cần kiêng gì?

[Lưu ý] Người bị u xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?

Khí hư là gì? Phân biệt khí hư bình thường và khí hư bệnh lý

“Điểm mặt” 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách xử lý

Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Top 5 Thuốc đặt se khít, làm hồng vùng kín được đánh giá cao hiện nay

3 Cách dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh chị em nên thử

Ngải cứu hay ngải diệp, lá ngải là loại cây thông dụng, dễ bắt gặp ở nhiều nơi do có công dụng chữa được nhiều bệnh như chảy máu cao, đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, loại cây này còn được Đông y sử dụng trong các bài thuốc an thai, chữa đau bụng kinh mang lại hiệu quả vô cùng tích cực. Dưới đây là 4 cách dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh được nhiều người áp dụng mà chị em có thể tham khảo.

Có nhiều cách dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh
Sử dụng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh là phương pháp được nhiều người áp dụng

Tác dụng chữa đau bụng kinh của ngải cứu

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Theo các chuyên gia, có 2 loại đau bụng kinh thường gặp:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Thường kéo dài 2 – 3 năm ở các bạn nữ mới bước vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do các cơ trơn tử cung co thắt quá mức để đẩy máu kinh ra ngoài. Bên cạnh đó, cũng có thể do cổ tử cung quá hẹp hoặc tử cung ở vị trí không bình thường.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Xuất phát từ các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, bệnh phụ khoa hoặc do ảnh hưởng của việc đặt vòng tránh thái… Ngoài ra, cũng có thể do cơ thể quá nhạy cảm hay do yếu tố di truyền.

Đau bụng kinh có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp, có thể dùng thuốc giảm đau hoặc các biện pháp dân gian. Tuy nhiên, các phương pháp như dùng lá cứu chữa đau bụng kinh vẫn được ưa chuộng hơn hết bởi an toàn, dễ thực hiện lại không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Việc dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh thật sự có cơ sở. Theo Đông y, ngải cứu tính ôn, vị đắng hơi cay, đi vào 3 kinh là Can, Tỳ, Thận. Tác dụng chính của loại thảo dược này được ghi chép trong “Danh y biệt lục” gồm ôn kinh chỉ huyết, tán hàn chỉ thống, trừ thấp, chỉ dương. Tức là có công dụng làm ấm kinh mạch, cầm máu, làm ấm chống đau, chống ngứa. Do đó, nó thường được dùng để chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, phụ nữ băng huyết, rỉ huyết, động thai ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, không thụ thai do tử cung hư hàn… 

3 Cách dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh

Có thể thấy ngải cứu phát huy công dụng rất tốt trong việc chữa đau bụng kinh. Thích hợp với người có chứng hư hàn, một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh chủ yếu ở chị em. Nhìn chung, người hành kinh đau bụng, sắc mặt tím tái, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy yếu… thuộc chứng hàn đều có thể dùng lá ngải cứu. Có nhiều cách sử dụng như sau:

1. Dùng nước sắc lá ngải cứu

Tùy vào tình trạng đau bụng kinh mà sẽ có cách sử dụng phù hợp. Cụ thể:

+ Đau bụng, lạnh bụng

  • Nguyên liệu: 12g ngải diệp, 8g quất bì, 8g gừng sống
  • Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị
  • Sắc với nước, uống khi còn ấm, dùng 1 lần/ngày 

+ Đau bụng kinh 

  • Nguyên liệu: 12g ngải diệp, 20g hương phụ chế giấm
  • Rửa sạch nguyên liệu, sắc lấy nước
  • Thấy sôi thì thêm 1 chén giấm nhỏ, đun sôi lại
  • Uống khi còn ấm, mỗi ngày dùng 1 lần.

+ Trị đau bụng kinh, ra máu quá nhiều

  • Nguyên liệu: 12g ngải diệp, 12g sinh địa, 12g a giao, 10g đương quy, 6g bạch thược, 4g xuyên khung
  • A giao để riêng, các vị thảo dược khác sắc lấy nước rồi mới hòa a giao vào
  • Uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 thang.

+ Trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

  • Nguyên liệu: 8g ngải diệp, 16g a giao
  • Rửa sạch nguyên liệu, sắc với nước
  • Uống khi còn ấm, sử dụng 1 lần/ngày.

2. Dùng trà ngải cứu

Chỉ nên dùng từ 3 - 5g ngải cứu khô mỗi ngày
Chỉ nên dùng từ 3 – 5g ngải cứu khô mỗi ngày

Ngoài việc sắc lấy nước lá ngải cứu chữa đau bụng kinh, chị em còn có thể phơi khô ngải cứu để dùng như trà. Liều dùng ngải cứu khô cho phép mỗi ngày là từ 3 – 5g. 

Cách thực hiện: 

  • Nguyên liệu: 5g ngải cứu khô, 5g ích mẫu, 2g cam thảo
  • Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào cốc nước sôi, hãm như trà
  • Sau 10 – 15 phút là có thể sử dụng, uống khi còn ấm
  • Có thể uống 1 lần/ngày hoặc chia làm 3 lần uống để giảm đau, điều hòa kinh nguyệt.

Ngoài ra, chị em có thể sử dụng nước sắc ngải cứu khô bằng cách lấy 5g ngải cứu khô, sắc với 200ml, thấy còn 100ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần uống trong ngày, không nên uống lúc quá no để tránh làm giảm hiệu quả.

3. Dùng các món ăn từ ngải cứu

Không chỉ được dùng dưới dạng khô, ngải cứu còn được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, tốt cho chị em mắc chứng đau bụng trong ngày hành kinh. Các món ăn này khá đơn giản, dễ thực hiện nên chị em có thể thường xuyên sử dụng trong tuần. Có thể kể đến như:

+ Canh thịt nạc nấu rau ngải cứu

  • Nguyên liệu: 1 nắm rau ngải non, 100 – 150g thịt lợn nạc
  • Lá ngải cứu rửa sạch; thịt lợn rửa sạch, để ráo rồi băm nhỏ, ướp gia vị
  • Đem thịt xào cho ngấm gia vị, cho nước vào đun sôi
  • Khi nước sôi thì thêm rau ngải cứu vào đun chín, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Sử dụng đều đặn 1 lần/ngày để thấy tình trạng đau bụng được cải thiện.

 Là món ăn phù hợp với chị em kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, khí hư ra nhiều.

+ Ngải cứu chưng trứng gà, mật ong

  • Nguyên liệu: 1 nắm rau ngải cứu non, 1 quả trứng, 1 ít mật ong
  • Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với mật ong và trứng gà
  • Nêm nếm gia vị, đem hấp cách thủy, sử dụng khi còn nóng
  • Dùng 1 lần/ngày, liên tục trong 10 ngày sẽ thấy chứng đau bụng kinh cải thiện.

+ Trứng luộc ngải cứu

  • Nguyên liệu: 1 nắm ngải cứu non, 2 quả trứng gà, 1 củ gừng tươi
  • Ngải cứu rửa sạch, gừng cạo vỏ rửa sạch
  • Cho ngải cứu, trứng, củ gừng vào nồi đun sôi với 400ml nước ở lửa nhỏ
  • Khi trứng chín thì bóc vỏ, tiếp tục cho vào luộc thêm 10 phút cho ngấm nước thuốc
  • Ăn trứng kết hợp với uống nước thuốc khi còn nóng để có hiệu quả.

Thích hợp trong việc bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều hoặc hành kinh không đều.

+ Cháo lá ngải cứu

  • Nguyên liệu: 30g lá ngải cứu tươi, 100g gạo tẻ
  • Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, nấu với nước để lấy nước cốt
  • Cho gạo tẻ vào nấu với nước lá ngải cứu thành cháo
  • Khi cháo chín thì thêm ít muối, ăn khi còn ấm
  • Dùng 1 lần/ngày để cải thiện tình trạng đau bụng, máu kinh ra nhiều.

+ Trứng gà rán ngải cứu

Trứng gà rán ngải cứu không phù hợp với người viêm gan, rối loạn đường ruột, cao huyết áp, nóng trong
Trứng gà rán ngải cứu không phù hợp với người viêm gan, rối loạn đường ruột, cao huyết áp, nóng trong
  • Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu khô, 1 cái trứng gà
  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo
  • Đập trứng vào chén, đánh tan, cho ngải cứu và gia vị vào
  • Đem áp chảo cho chín đều 2 mặt, ăn khi còn nóng.

+ Cá chép hầm ngải cứu đậu xanh

  • Nguyên liệu: 1 con cá chép, 1 nắm lá ngải cứu non, 1 ít đậu xanh
  • Cá chép làm sạch, ướp gia vị vừa ăn
  • Đem hầm cách thủy với đậu xanh, lá ngải cứu
  • Sử dụng 2 lần/tuần, liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy chứng đau bụng kinh cải thiện.

Phù hợp để bổ huyết, ôn kinh, chữa chứng đau bụng kinh ở chị em.

Những lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh

Lá ngải cứu mặc dù thực sự có tác dụng chữa đau bụng kinh ở chị em nhưng nếu không được sử dụng đúng cách sẽ gây phản tác dụng thậm chí ngộ độc. Do đó, khi dùng loại thảo dược này, chị em cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Ngải cứu có dược tính cao, chỉ nên dùng với liều lượng thích hợp, thông thường, lá ngải cứu khô chỉ dùng uống trong với liều từ 3 – 5g, ngải cứu tươi là 15 – 30g
  • Tuyệt đối không dùng ngải cứu cho người âm hư huyết nhiệt, nóng trong, cao huyết áp
  • Nếu dùng ngải cứu để bổ huyết hoặc an thai, chỉ nên dùng 9 – 15g tươi, tối đa là 30g, tránh dùng quá liều
  • Khi dùng ngải cứu để điều trị, chỉ dùng theo đợt, hết đau thì nghỉ, không được sắc uống thường xuyên, liên tục trong thời gian dài
  • Song song với việc dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh, chị em nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không ăn đồ cay nóng nhiều dầu mỡ, tránh xa thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, tuyệt đối không uống nước đá, ăn kem, sử dụng đồ ăn có tính hàn trong thời gian này.
  • Tránh thức khuya, ngủ đúng giờ đủ giấc, hạn chế mệt mỏi căng thẳng, làm việc vất vả
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích có hại cho sức khỏe để tránh rối loạn nội tiết tố
  • Không dùng ngải cứu khi có ý định mang thai.

Điều gì xảy ra khi bị ngộ độc lá ngải cứu?

Như đã đề cập, lá ngải cứu có dược tính cao, nếu sử dụng quá liều sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc hay trúng độc. Người trúng độc sẽ có các biểu hiện như:

  • Miệng và họng bị kích thích nhẹ, có cảm giác khô, khát nước. Sau nửa tiếng thì vùng thượng vị bắt đầu khó chịu, xuất hiện triệu chứng nôn, buồn nôn, đau bụng, lợm giọng.
  • Sau vài ngày, dược tính có thể ảnh hưởng đến gan, gây rối loạn chuyển hóa dẫn đến viêm gan cấp tính với các biểu hiện như gan to, nước tiểu đục…
  • Hơn nữa, lá ngải cứu còn có thể gây sung huyết, xuất huyết tử cung, dọa sảy thai thậm chí sảy thai nếu thai phụ sử dụng quá nhiều
  • Đặc biệt, ngải cứu tác động rất lớn đến hệ thần kinh, nếu sử dụng liều quá cao sẽ gây run giật tay chân, nghiêm trọng hơn là co giật toàn thân, nói nhảm, người co cứng, thậm chí tê liệt
  • Ngoài ra, đã có một số trường hợp dùng 100g ngải cứu mỗi ngày đường ăn, uống dẫn tới tử vong.

Có thể thấy, lá ngải cứu thật sự có công dụng trong việc điều trị đau bụng kinh ở chị em. Tuy nhiên, chỉ được dùng cho người có chứng hư hàn, tử cung lạnh, bụng lạnh không được dùng quá liều và tuyệt đối không dùng cho người nội nhiệt, cao huyết áp. Trường hợp đau bụng nhiều, không thấy hiệu quả khi áp dụng các biện pháp này thì nên nhanh chóng thăm khám phụ khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

12++ Thuốc Tăng Nội Tiết Tố Nữ an toàn hiệu quả nhiều chị em tin dùng

Thuốc tăng nội tiết tố nữ được nhiều chị em sử dụng để cải thiện chất lượng đời sống tình dục và làm giảm các triệu chứng trong thời kỳ...

Nên ăn gì để tăng cường nội tiết tố nữ estrogen

14 thực phẩm tăng cường nội tiết tố nữ estrogen hiệu quả từ thiên nhiên

Để cải thiện nội tiết tố nữ, ngoài việc dùng thuốc, chị em có thể dùng các thực phẩm tăng cường nội tiết tố nữ estrogen cho bản thân. Vậy...

Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng dưới âm ỉ ở phụ nữ là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe thường gặp như thống kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tiêu...

vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý

Rửa vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý: Nên hay không nên?

Từ xưa đến nay, nước muối thường có công dụng để rửa vết thương, súc miệng và rửa âm hộ để chống viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, nếu sử...

Yếu sinh lý nữ có tự khỏi không? Phòng ngừa thế nào?

Yếu sinh lý nói chung và yếu sinh lý nữ đều không thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn