Dùng phèn chua chữa bệnh trĩ như thế nào đúng cách?
Nội Dung Bài Viết
Dùng phèn chua chữa bệnh trĩ là mẹo dân gian đơn giản, an toàn và mang lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, bệnh nhân cần dùng phèn chua chữa bệnh sao cho đúng? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể dành cho bạn đọc.
Phèn chua là tên gọi dân gian của muối sunfat natri nhôm (kali alum – KAL(SO4)2). Vị thuốc này còn có nhiều tên gọi khác như: sinh phàn, bạch phàn, minh phàn, mã xĩ phàn, tất phàn, phàn thạch, vũ trạch, vũ nát.
Phèn chua màu trắng tinh hoặc trắng đục, thường tồn tại dưới dạng những hạt/khối tinh thể có kích thước không đồng đều. Khi được nung nóng, phèn chua sẽ chuyển sang dạng xốp nhẹ, được gọi là khô phàn hoặc phàn phi.
Ngày nay, phèn chua được sản xuất bởi dây chuyền công nghiệp hiện đại bằng cách thêm kali sunfat vào dung dịch nhôm đậm đặc và được ứng dụng rộng rãi trong ngành ẩm thực, dược – mỹ phẩm, nhuộm, thuộc da…
Công dụng điều trị bệnh trĩ của phèn chua
Theo quan niệm của y học cổ truyền, phèn chua tính hàn, vị chua, không độc, vào kinh tỳ, có công dụng giải độc, táo thấp, sát trùng, làm hết ngứa, chữa được các bệnh da liễu như chốc, hắc lào, nước ăn chân và bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là tình trạng phình, giãn tĩnh mạch ở trực tràng (phần cuối ruột già) và hậu môn. Để ức chế quá trình viêm nhiễm tại búi trĩ, dân gian đã kết hợp phèn chua với các loại thảo mộc thiên nhiên có đặc tính sát trùng, kháng viêm trong các bài thuốc đơn giản, dễ làm.
Tuy nhiên, vì phèn chua có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng đơn thuần nên cách điều trị này chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị. Muốn tác động toàn diện và đẩy lùi bệnh lý, người bệnh nên áp dụng các mẹo trị trĩ này với việc tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn cách dùng phèn chua chữa bệnh trĩ an toàn
Dưới đây là hai cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua phổ biến và mang lại hiệu quả cao:
1. Xông hậu môn
Vì dược tính của phèn chua khá đơn giản nên bài thuốc dân gian này sẽ kết hợp một số dược liệu khác như hoa hòe, kinh giới, ngải cứu, chỉ xác… nhằm hỗ trợ giảm cảm giác đau đớn và ngứa ngáy ở hậu môn của bệnh nhân.
- Chuẩn bị kinh giới và ngải cứu mỗi vị 40g, hòe hoa và chỉ xác mỗi vị 20g, phèn chua 12g
- Rửa sạch các thảo dược trên
- Bỏ tất cả vào nồi rồi thêm nước sạch và phèn chua, nấu sôi trong vòng 10 phút
- Đổ nước ra thau để xông vùng hậu môn
- Khi nước nguội, bệnh nhân ngâm và rửa hậu môn nhẹ nhàng để giảm sưng viêm
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày trong ít nhất 2 – 4 tuần
Lưu ý:
- Trước khi xông, bạn nên vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ và lau khô bằng khăn lông mềm mịn.
- Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần giữ vệ sinh cá nhân nói chung và vệ sinh hậu môn nói riêng để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
2. Ngâm hậu môn
Cách làm đơn giản này đòi hỏi nguyên liệu duy nhất là phèn chua và một không gian yên tĩnh, thoải mái. Bạn không cần chuẩn bị hay kết hợp thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.
- Cho một ít phèn chua (đã tán nhuyễn) lên chảo nóng
- Đảo đều đến khi phèn chua phồng lên rồi tắt bếp, sau đó để chảo nguội
- Bỏ bột phèn chua vào lọ thủy tinh để dùng dần
- Mỗi ngày, bệnh nhân lấy 3 muỗng cà phê phèn chua pha với một lượng nước ấm vừa đủ để ngâm rửa hậu môn khoảng 15 phút
- Thực hiện 1 lần/ngày
Những điều cần lưu ý khi dùng phèn chua chữa bệnh trĩ
Dùng phèn chua chữa bệnh trĩ là mẹo dân gian an toàn, hiệu quả và hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phèn chua và các thảo dược thiên nhiên trong bài thuốc số 1 chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Nếu người bệnh chủ quan chỉ áp dụng riêng lẻ cách làm này trong quá trình điều trị bệnh trĩ thì khó có thể cải thiện được triệu chứng, thậm chí, tình trạng viêm giãn tĩnh mạch sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn thực hiện không hướng dẫn.
- Bệnh nhân nên dùng thuốc Tây y song song với việc áp dụng hai mẹo dân gian trên.
- Người đọc cần kiêng thức ăn nhanh, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị, tránh xa thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích… trong thời gian chữa bệnh.
- Người bệnh không nên ngồi nhiều, tránh mang vác vật nặng hoặc hoạt động quá mạnh.
- Bạn cần đảm bảo làm sạch nguyên liệu trước khi tiến hành nhằm giảm thiểu khả năng nhiễm trùng búi trĩ.
Hai cách đơn giản trên chỉ có công dụng đối với tình trạng nhẹ. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, cách làm này sẽ phát huy hiệu quả trong khoảng thời gian nhanh – chậm khác nhau. Do đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện để đạt được kết quả mong muốn. Nếu bệnh tình đã chuyển nặng, độc giả nên chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, dứt điểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!