3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bạch thược có tác dụng gì? Liều lượng và cách dùng đúng

Bạch thược (thược dược) thực chất rễ củ phơi khô của loài thực vật cùng tên. Dược liệu này có vị đắng, chua, tính hơi hàn, tác dụng chỉ thống, dưỡng huyết, liễm âm và nhu can. Thược dược được dùng trong bài thuốc trị co giật cơ, đau nhức xương khớp và các chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ. 

bạch thược là cây gì
Vị thuốc bạch thược là rễ củ phơi khô của loài thực vật cùng tên thuộc họ Mao lương

  • Tên gọi khác: Thược dược, bạch thược dược, mộc bản thảo, lê thực, kỳ tích, kim thược dược
  • Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall
  • Tên dược: Radix Pacomiae Lactiflorae/ Radix Paeoniae Alba
  • Họ: Mao lương (Ranunculaceae)

Mô tả về dược liệu bạch thược

1. Bạch thược là cây gì?

Bạch thược là cây thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Thược dược là loài thực vật thân cỏ, sống lâu năm và chiều cao trung bình khoảng 0.5 – 1m. Rễ của cây phát triển to, mập, đường kính khoảng 1 – 3cm, chiều dài có thể đến 30cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt bên trong có màu hồng nhạt hoặc màu trắng.

bạch thược có tác dụng gì
Lá của cây bạch thược

Lá non, giòn và dễ gãy. Lá của cây bạch thược vàng và rụng vào mùa thu. Lá mọc so le, lá kép, mỗi lá gồm có 3 – 7 lá kép. Phiến hình trứng, màu xanh nhạt hoặc sẫm. Hoa mọc đơn độc, hoa có kích thước lớn, màu trắng hoặc hồng. Hoa bạch thược rất đẹp nên cây còn được trồng để làm cảnh.

bạch thược dược liệu
Hoa bạch thược mọc đơn độc, có màu hồng đỏ hoặc màu trắng

2. Phân bố

Bạch thược là loài thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay, loài thực vật này đã được di thực vào Sapa và một số tỉnh miền Bắc nhưng số lượng không nhiều. Vì vậy, đa số dược liệu được sử dụng đều phải nhập từ Trung Quốc.

3. Bộ phận dùng

Rễ của cây bạch thược được sử dụng để làm thuốc.

4. Thu hái – sơ chế

Thời gian thu hoạch bạch thược tùy thuộc vào từng địa phương. Ở Triết Giang, dược liệu được thu hoạch vào ngày 10/6 âm lịch. Ở Tứ Xuyên, rễ củ của cây được thu hái vào giữa tháng 7 cho đến cuối mùa hè. Ở Hồ Nam, nhân dân thu hái dược liệu vào tiết lập thu còn ở An Huy, rễ cây bạch thược được thu hoạch vào cuối hè đầu thu.

Cách thu dược liệu bạch thược:

  • Chỉ thu hoạch bạch thược vào ngày ráo và đất khô
  • Trước tiên, cần cắt hết thân và lá. Sau đó dùng cuốc bới đất xung quanh rễ.
  • Sau đó, lấy rễ giũ sạch đất cát, cắt bỏ rễ phụ, rễ con và phân loại lớn nhỏ

Cách sơ chế dược liệu:

  • Đem phơi nắng cho khô để dùng dần
  • Nếu gặp trời mua, nên vùi rễ vào đất cát ẩm trong tối đa 2 – 3 ngày. Sau đó, đem ra phơi khô để dùng dần.

5. Thành phần hóa học

Rễ của cây bạch thược chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm tinh bột, nhựa, tannin, paeonol, paeoniflorin, sistosterol, calci oxalate, tinh dầu, chất béo,…

Vị thuốc bạch thược

bạch thược trị bệnh gì
Bạch thược có vị chua, đắng, khí hơi hàn, tác dụng dưỡng huyết, nhu can, liễm âm và thu hãn

1. Tính vị – Quy kinh

  • Vị chua, đắng, khí hơi hàn
  • Quy vào kinh Can, Tỳ

2. Bạch thược có tác dụng gì?

– Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng dưỡng huyết, hoãn trung, thu hãn, liễm âm, chỉ thống, nhu can, chỉ phúc thống, chỉ thủy tả,….
  • Điều dưỡng tâm can tỳ kinh huyết, giang khí, thư kinh, chỉ thủy tả,…

– Theo y học hiện đại:

  • Glucozit trong bạch thược được chứng minh có tác dụng ức chế trung khu thần kinh nên được dùng nhiều trong trường hợp cần giảm đau, an thần.
  • Nước sắc của rễ củ bạch thược có tác dụng kháng khuẩn mạnh như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, các loại trực khuẩn lỵ thương hàn, trực khuẩn đại trường, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tán huyết và mốt số loại nấm gây bệnh ngoài da
  • Glucozit trong bạch thược có tác dụng ức chế tiết vị toan (ức chế tiết axit dạ dày), từ đó có khả năng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, thành phần này còn ức chế cơ trơn của tử cung nên còn được sử dụng để an thai
  • Glucozit trong bạch thược có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, chống sự hình thành huyết khối, hạ men gan và bảo vệ tế bào gan
  • Bạch thược có tác dụng lợi tiểu, cầm mồ hôi và hạ huyết áp nhờ vào cơ chế chống co thắt cơ trơn mạch máu và giãn mạch ngoại vi

3. Vị thuốc bạch thược trị bệnh gì?

Với công năng đa dạng, vị thuốc bạch thược được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như:

  • Hen suyễn, ho do phế cấp trướng nghịch
  • Lưng đau, bụng đau do trúng ác khí
  • Các chứng bệnh do dương duy mạch có hàn nhiệt
  • Can huyết bất túc
  • Các chứng co giật
  • Can âm bất túc

4. Cách dùng – liều lượng

Bạch thược được dùng ở dạng sắc, tán bột,… với liều lượng 6 – 12g/ ngày.

44 Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu bạch thược/ thược dược

Bạch thược có tác dụng gì
Vị thuốc thược dược được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

1. Bài thuốc trị chứng cơ co giật

  • Chuẩn bị: Cam thảo và bạch thược mỗi thứ 16g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, sắc lấy nước uống dùng hằng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

2. Bài thuốc chữa chứng can khí bất hòa gây co rút tay chân, đau xóc bụng sườn, bụng đau và tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Chích thảo 4g và bạch thược (tẩm rượu) 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

3. Bài thuốc trị chứng đau hông sườn ở phụ nữ

  • Chuẩn bị: Hương phụ, nhục quế, bạch thược dược và diên hồ sách, cân chỉnh liều lượng tùy theo chứng bệnh.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn và trộn đều. Mỗi lần dùng 8g uống với nước sôi ấm.

4. Bài thuốc trị chứng lỵ tiêu ra máu mủ

  • Chuẩn bị: Chích thảo, binh lang (hạt cau) và mộc hương mỗi thứ 8g, hoàng cầm và bạch thược mỗi thứ 40g, quan quế 6g, đương quy và hoàng liên mỗi thứ 20g, đại hoàng 12g.
  • Thực hiện: Tán bột và trộn đều, mỗi lần dùng 20g bột thuốc sắc với 2 chén nước đến khi còn 1 chén thì tắt bếp. Dùng uống khi thuốc còn ấm.

5. Bài thuốc trị chứng bụng đau, tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Phòng phong và bạch thược sao mỗi thứ 8g, trần bì 6g và bạch truật cao khử thổ 12g.
  • Thưc hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

6. Bài thuốc trị can ấm bất túc gây hoa mắt, đầu váng, cơ run giật, tai ù và tê chân tay

  • Chuẩn bị: Toan táo nhân 20g, xuyên khung và mộc qua mỗi thứ 8g, mạch môn 12g, thục địa và đương quy mỗi thứ 16g, bạch thược
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

7. Bài thuốc chữa chứng can dương vượng thượng gây chóng mặt và đau đầu

  • Chuẩn bị: Bối mẫu, phục thần, câu đằng, bạch thược, tang diệp, trúc nhự và cúc hoa mỗi thứ 12g, cam thảo và linh dương giác mỗi thứ 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng đều đặn 1 thang.

8. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ kèm đau bụng

  • Chuẩn bị: Cam thảo 6g, hoàng cầm và bạch thược mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

9. Bài thuốc chữa chứng đau bụng lâm râm ở phụ nữ mang thai

  • Chuẩn bị: Bạch truật và phục linh mỗi thứ 8g, bạch thược 20g, xuyên khung và đương quy mỗi thứ 6g, trạch tả 10g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu tán bột và trộn đều. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc uống với rượu, ngày dùng 3 lần hoặc có thể sắc lấy nước uống.

10. Bài thuốc trị băng lậu hạ huyết, người ốm yếu, rong kinh

  • Chuẩn bị: Lộc giác giao, hoàng kỳ, mẫu lệ, can khương, bạch thược, quế tâm, long cốt và thục địa mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc uống với rượu nóng trước khi ăn. Ngày dùng đều đặn 3 lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

11. Bài thuốc trị chứng thống kinh

  • Chuẩn bị: Cam thảo 2g, sinh địa, xuyên khung, thanh bì và sài hồ mỗi thứ 3.2g, hương phụ, bạch thược và đương quy mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

12. Bài thuốc trị chứng táo bón kinh niên

  • Chuẩn bị: Cam thảo sống 10 – 15g và bạch thược sống 24 – 40g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang. Dùng đều đặn 2 – 4 thang sẽ thấy bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

13. Bài thuốc chữa chứng co giật cơ

  • Chuẩn bị: Mộc qua 10g, cam thảo và quế chi mỗi thứ 15g, bạch thược
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Uống từ 3 – 5 tháng là hết co rút.

14. Bài thuốc trị chứng viêm loét dạ dày

  • Chuẩn bị: Chích cam thảo 12 – 15g và bạch thược 15 – 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

15. Bài thuốc trị xương tăng sinh

  • Chuẩn bị: Cam thảo và mộc qua mỗi thứ 12g, uy linh tiên và kê huyết đằng mỗi thứ 15g, bạch thược 30 – 60g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

16. Bài thuốc trị hen suyễn

  • Chuẩn bị: Cam thảo 15g và bạch thược
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng 30g nấu với 3 – 5 phút với 100 – 150ml nước sôi. Sau đó để lắng cặn và dùng uống nóng.

17. Bài thuốc trị ho gà

  • Chuẩn bị: Cam thảo 3g và bạch thược Có thể gia thêm bách hợp và bách bộ trong trường hợp ho nhiều.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

18. Bài thuốc trị hội chứng rung đùi

  • Chuẩn bị: Cam thảo và bạch thược mỗi thứ 15g.
  • Thực hiện: Sắc dược liệu với 3 chén nước (tương đương 600ml) cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước sắc thành 2 lần uống (uống vào buổi sáng và sau đó 2 tiếng).

19. Bài thuốc trị chứng chóng mặt, hoa mắt, tai ù, nhức đầu và bế kinh

  • Chuẩn bị: Xuyên khung 8g, bạch thược 16g, đương quy và thục địa mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

20. Bài thuốc trị chứng rong kinh, băng huyết và kinh nguyệt không đều

  • Chuẩn bị: Lá trắc bá (sao đen) 12g và bạch thược
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

21. Bài thuốc chữa chứng đau dây thần kinh liên sườn

  • Chuẩn bị: Bạch vi và bạch thược mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Sao với rượu, tán nhỏ và trộn nhỏ. Mỗi lần dùng 6g, ngày dùng 2 lần.

22. Bài thuốc trị đau vùng thượng vị kèm ợ hơi, đầy hơi

  • Chuẩn bị: Sài hồ 12g, xuyên khung, thanh bì, hương phụ và chỉ xác mỗi thứ 8g, cam thảo 6g và bạch thược
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

23. Bài thuốc chữa chứng khí hư ra nhiều kéo dài khiến người vàng vọt, gầy yếu

  • Chuẩn bị: Cao ban long, hoàng kỳ, mẫu lệ, bạch thược, long cốt, thục địa, quế tâm và can khương mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g hòa với rượu uống trước khi ăn. Ngày dùng đều đặn 3 lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

24. Bài thuốc trị chứng hội chứng tỳ thận dương hư gây ra các biểu hiện ho, sốt, sợ lạnh, váng đầu, tim hồi hộp

  • Chuẩn bị: Phục linh, bạch truật, sinh khương và thục phụ tử mỗi thứ 8 – 12g, bạch thược 12 – 16g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia nước sắc thành 2 – 3 lần và dùng hết trong ngày.

25. Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể do huyết hư, khí hư lâu ngày

  • Chuẩn bị: Bạch truật, bạch thược, ngưu tất, thục đoạn, táo nhân và chích hoàng kỳ mỗi thứ 8g, đại táo 2 quả, nhục quế 3 quả, đương quy 4 – 8g, đỗ trọng sống 4g, bạch linh 10g và nhân sâm 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng đều đặn 1 thang.

26. Bài thuốc chữa các chứng bạch đới do tỳ hư, can khí uất

  • Chuẩn bị: Hắc giới tuệ và trần bì mỗi thứ 4 – 6g, sài hồ 6 – 8g, cam thảo 4g, xa tiền tử 12g, thương truật và đảng sâm mỗi thứ 8 – 12g, bạch thược 12 – 20g, bạch truật (thổ sao) và sơn dược (sao) mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

27. Bài thuốc trị phụ nữ mắc chứng xích bạch hoàng đới

  • Chuẩn bị: Lương khương, bạch thược, đương quy và hoàng bá mỗi thứ 12g, xuân căn bì 24g, xuyên khung 8g và thục địa 16g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

28. Bài thuốc chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng

  • Chuẩn bị: Cam thảo 5g, quế chi 10g, bạch thược và hoàng kỳ mỗi thứ 12g, sinh khương 3g, đại táo 5 quả, đương phèn 30g.
  • Thực hiện: Đem sắc với nước và chia nước sắc thành 3 lần uống hết trong ngày.

29. Bài thuốc trị đau nhức khớp do khí huyết hư, cơ thể suy nhược

  • Chuẩn bị: Quế chi 6 – 8g, sinh khương 12g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 16g và đại táo 3 quả.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

30. Bài thuốc trị các chứng cảm với các biểu hiện như miệng khô, đắng, tiểu tiện ít, đại tiện táo, sợ lạnh, sốt,…

  • Chuẩn bị: Hoạt thạch 120g, cam thảo 80g, mang tiêu, xuyên khung, bạch thược (sao), hắc chi tử, bạch truật, đương quy, liên kiều, bạc hà, ma hoàng, kinh giới, đại hoàng (chưng rượu) và phòng phong mỗi thứ 20g, cát cánh, hoàng cầm và thạch cao mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6 – 8g bột thuốc uống với nước gừng sắc nóng. Hoặc có thể dùng sắc uống như thuốc thang.

31. Bài thuốc trị chứng kinh nguyệt không đều, đẻ khó, bế kinh và rau thai không ra

  • Chuẩn bị: Ích mẫu thảo, đương quy, bạch thược, sung úy tử và xuyên khung gia giảm liều lượng theo chứng bệnh.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

32. Bài thuốc trị đau bụng kinh, máu kinh màu tím đậm và có máu cục

  • Chuẩn bị: Hồng hoa 4 – 12g, đào nhân, bạch thược mỗi thứ 8 – 12g, xuyên khung 6 – 12g, sinh địa 12 – 20g và đương quy 12g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

33. Bài thuốc trị chứng can uất huyết hư gây đau tức mạn sườn, kinh nguyệt không đều, cơ thể mệt mỏi, chán ăn

  • Chuẩn bị: Bạch truật, bạch thược, bạch linh, đương quy và sài hồ mỗi thứ 40g, chích cam thảo 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Hoặc có thể đem dược liệu tán bột, trộn đều mỗi lần dùng với nước sắc gừng và bạc hà.

34. Bài thuốc trị chứng do can hỏa uất

  • Chuẩn bị: Chi tử, đơn bì mỗi thứ 8 – 12g, chích thảo 4g, bạc hà 4g (cho sau), bạch thược, bạch linh, sài hồ và bạch truật mỗi thứ 12g, đương quy 16g, gừng 2 lát.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng đều đặn 1 thang.

35. Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều ở nữ giới

  • Chuẩn bị: A giao, sinh khương, ngô thù, mạch môn, quế chi, đương quy, đơn bì, bạch thược, hồng táo, cam thảo, bán hạ, xuyên khung và đảng sâm, gia giảm triệu chứng theo chứng bệnh.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

36. Bài thuốc trị chứng thiếu máu do thiếu sắt

  • Chuẩn bị: Đương quy 20g, kê huyết đằng 20g, đẳng sâm 16g, bạch thược 12g và thục địa 24g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng đều đặn 1 thang.

37. Bài thuốc chữa chứng khí huyết hư tổn gây biếng ăn, hâm hấp sốt, thổ huyết, ho, mệt mỏi

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử 6 – 8g, nhục quế 3 – 4g, bạch thược 4 – 8g, bạch truật 12g, mạch môn (sao với gạo) và ngưu tất mỗi thứ 8g, phục linh 6g, táo nhân 4g, thục địa 20 – 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

38. Bài thuốc trị phong thấp do hàn (viêm khớp mãn tính gây đau khớp gối và đau lưng lâu ngày)

  • Chuẩn bị: Độc hoạt, phòng phong và tần giao mỗi thứ 8 – 12g, bạch thược, đỗ trọng, phục linh, ngưu tất, xuyên khung, đảng sâm và đương quy mỗi thứ 12 – 16g, quế tăm 4g, địa hoàng 16 – 24g, chích thảo 4g, xuyên khung 6 – 12g, tế tân 4 – 8g, tang ký sinh 12 – 24g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

39. Bài thuốc trị mề đay thể phong hàn

  • Chuẩn bị: Gừng sống, bạch thược, tử tô và kinh giới mỗi thứ 12g, phòng phong, quế chi, bạch chỉ mỗi thứ 8g, tế tân và ma hoàng mỗi thứ 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

40. Bài thuốc trị mề đay do lạnh kèm táo bón

  • Chuẩn bị: Quế chi, bạch thược, hoàng kỳ và bạch chỉ mỗi thứ 8g, đại hoàng 6g, kinh giới, phòng phong, đảng sâm và đại táo mỗi thứ 12g, sinh khương 6g, ma hoàng 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng đều đặn 1 thang.

41. Bài thuốc trị mề đay thể phong nhiệt

  • Chuẩn bị: Đan bì, thuyền thoái và bạch thược mỗi thứ 8g, thạch cao 20g, sinh địa và kinh giới mỗi thứ 16g, phòng phong và ngưu bàng tử mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

42. Bài thuốc phòng ngừa viêm khớp dạng thấp tái phát

  • Chuẩn bị: Sinh địa, bạch thược, đỗ trọng, phục linh, ngưu tất, phòng phong, đảng sâm và độc hoạt mỗi thứ 12g, tang ký sinh 16g, đương quy, tế tân, tần giao, phụ tử chế và quế chi mỗi thứ 8g, cam thảo 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

43. Bài thuốc trị chứng viêm tắc động mạch thời kỳ đầu và giữa

  • Chuẩn bị: Xuyên quy, bạch thược, xuyên khung, phụ tử chế, đan sâm, hoàng kỳ, ngưu tất và xuyên luyện tử mỗi thứ 12g, thục địa và tang ký sinh mỗi thứ 16g, bạch giới tử, hồng hoa, đào nhân và quế chi mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng đều đặn 1 thang.

44. Bài thuốc chữa chứng buồn nôn, đau lưng và đau bụng

  • Chuẩn bị: Đương quy, bạch thược, tô ngạnh và đỗ trọng mỗi thứ 14g, bạch truật 10g, cam thảo 4g, trần bì 8g, đảng sâm và phục linh mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Một số lưu ý khi dùng vị thuốc bạch thược dược

Bạch thược dược là vị thuốc quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên trước khi sử dụng dược liệu này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng cùng với một số dược liệu như lê lô, tiểu kế, miết giáp, tiêu thạch, thạch hộc,… Nếu dùng chung phải kết hợp với các vị thuốc khác.
  • Không dùng cho các trường hợp huyết hư hàn, mụn đậu, tỳ khí hư hàn và trường vị hư lạnh.
  • Bạch thược có tác dụng hạ áp, chống đông máu, an thần,… Vì vậy, cần tránh dùng phối hợp với thuốc chống đông máu, thuốc điều trị cao huyết, thuốc ngủ và các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương. Nếu có ý định dùng phối hợp, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về tác dụng, cách dùng và bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc bạch thược. Tuy nhiên nếu có ý định sử dụng vị thuốc này, bạn đọc nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế một số rủi ro, tác dụng không mong muốn.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn