Bồ công anh có tác dụng chữa bệnh gì? Cách dùng thế nào?
Nội Dung Bài Viết
Bồ công anh là một trong những loại thảo dược quý được biết đến với khả năng chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng loại cây này để trị bệnh tiểu đường, chữa nhiễm trùng tiết niệu, bảo vệ gan và xương khớp….. Để hiểu rõ hơn về các tác dụng chữa bệnh cũng như cách dùng loại thảo dược này bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Khái quát đặc điểm của cây Bồ công anh
Cây Bồ công anh hay còn có các tên gọi khác như cây mũi mác, cây diếp hoang, cây rau lưỡi cày…. Loại thảo dược này thuộc họ cúc, có tên khoa học là Lactuca india L.
Đặc điểm về hình thái
Cây Mũi mác là loại thực vật thân thảo với phần thân nhẵn và có màu đốm tía. Cây có chiều cao khoảng 1 – 2m, vòng đời ngắn chỉ khoảng 1 đến 2 năm. Lá cây mọc so le nhau, không có cuống.
Hoa Bồ công anh thường mọc ở ngọn hoặc ở kẽ lá. Mỗi hoa mọc thành cụm và xếp thành chùy dài khoảng 20cm phân ra nhiều nhánh khác nhau. Bao hoa có màu vàng, có hình trụ và thường có từ 8 – 10 hoa trên mỗi đầu. Tràng hoa có vòi nhụy, có gai hình dùi và khá dài. Hoa thường nở vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm.
Quả của loại thảo dược này thường có vào tháng 9. Quả nó có màu đen, có lông màu trắng nhạt, khi bấm vào sẽ thấy tiết dịch nhựa.
Đặc điểm về phân bố
Bồ công anh là loài thực vật ưa ẩm, dễ phát triển nên nó phân bố ở nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia phổ biến như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philipin và một số nước Đông Dương khác.
Tại Việt Nam, loại thảo dược này thường có nhiều ở các tỉnh miền Bắc hoặc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng có địa hình cao dưới 1000m so với mặt nước biển. Bồ công anh thường mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng, vườn, rẫy, bãi bồi ven sông….
Đặc điểm thu hái và sơ chế
Thông thường người ta sẽ thu hái cây Diếp hoang vào khoảng tháng 4 hàng năm. Có thể thu hái cả cây từ rễ, thân, lá, hoa, quả của cây để làm thuốc. Sau khi thu hái người ta sẽ rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi đều được.
Nếu phơi khô cần bảo quản cây ở trong hộp kín hoặc túi nilon. Tránh để ở nơi ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp và không để ở những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá ẩm thấp để bảo quản cây được tốt nhất.
Đặc điểm về phân loại
Về phân loại, cây Diếp hoang này có 3 loại khác nhau với những đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:
Bồ công anh Việt Nam
Tại Việt Nam loại này còn được biết đến với các tên gọi như rau diếp trời, rau bồ cóc… Cây này chỉ cao khoảng 1m, thân thẳng, có mấu. Lá cây khá mỏng, có hình mũi mác, lá cây hơi nhăn nheo, ở mép lá có răng cưa không có cuống lá.
Về màu sắc, mặt trên của lá có màu nâu sẫm, mặt dưới có màu nhạt hơn khi phơi khô lá sẽ khá dẻo. Loại này thường có hàm lượng thuốc khá thấp, nó thuộc họ cúc Asteraceae. Người ta thường thu hái nó vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 trong năm.
Bồ công anh Trung Quốc
Loại này có tên khoa học là Taraxacum officinale và thuộc họ cúc Asteraceae. Thân cây khá thấp chỉ khoảng 50cm và được mọc trực tiếp từ rễ cây. Lá đơn của cây có màu xanh lục và thường mọc chụm lại tại gốc giống như hoa thị. Lá giữa của cây có màu trên đậm màu hơn mặt dưới, mọc thẳng đứng, lá ngoài cong xuống. Hàm lượng thuốc của loại này khá cao nên thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh nhiều nhất.
Bồ công anh chỉ thiên
Loại này được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cỏ lưỡi chó, cây thổi lửa. Cây có tên khoa học là Elephantopus scaber L và thuộc họ cúc Asteraceae. Theo Y học Cổ truyền Trung Quốc, loại cây này được gọi là suy hỏa căn, khổ địa đảm hoặc thiên giới thái. Tuy nhiên loại cây này không có công dụng chữa bệnh như 2 loại trên.
Mỗi loại cây Diếp hoang sẽ có những đặc điểm và công dụng riêng. Để tránh dùng nhầm bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn như các thầy thuốc Đông y uy tín.
Đặc điểm về thành phần
Theo các nhà nghiên cứu trong thành phần của cây Bồ công anh có rất nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và giúp điều trị một số bệnh lý. Cụ thể như:
- Các khoáng chất: Sodium., magie, sắt.
- Các vitamin A, B, C.
- Chất béo.
- Tinh bột.
- Các thành phần hóa học khác gồm: Taraxasterol, pectin, choline, fructose, polysaccharides, insulin, glucose, sucrose.
Đặc điểm công dụng
Theo Đông y, cây Diếp hoang này có vị ngọt, không độc và có tính bình, kinh can, kinh vị. Loại thảo dược này có tác dụng dược lý như:
- Giúp tán sưng, tiêu ung, thanh nhiệt, giải độc gan hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiểu, điều trị u nhọt sưng tấy, viêm amidan cấp tính.
- Chữa đau cơ, ợ hơi, chán ăn, đau bụng, đau khớp.
- Lợi tiểu, nhuận tràng, đại tiện dễ dàng hơn.
- Dưỡng da, bổ máu, bổ tỳ vị.
Bồ công anh có tác dụng chữa bệnh gì? Cách dùng thế nào?
Có thể thấy thành phần của cây Diếp hoang có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là cách dùng loại thảo dược này để điều trị bệnh mà bạn đọc có thể tham khảo
Chữa tắc tia sữa, chữa chứng sưng vú
Để thực hiện vạn cần chuẩn bị khoảng 20g lá Bồ công anh khô đun với nước và dùng để uống hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể lấy khoảng 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch, thêm vài hạt muối trắng sau đó giã nát.
Bạn vắt lấy nước uống, phần bã dùng để đắp lên vùng vú bị sưng hoặc đang bị tắc tia sữa. Mỗi ngày nên đắp khoảng 3 – 4 lần bạn sẽ thấy tình trạng tắc tia sữa được cải thiện nhanh chóng.
Chữa mụn nhọt
Để thực hiện bạn cần chuẩn bị khoảng 15g lá Bồ công anh khô, 600ml nước. Sau đó bạn rửa sạch lá cho vào nồi, đổ 600ml nước vào và đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Sau đó dùng nước này để uống khoảng 4 – 5 ngày sẽ thấy các nốt mụn nhọt lành hẳn.
Chữa đau dạ dày
Bạn cần chuẩn bị khoảng 25g lá Bồ công anh khô, 20g lá tía khô, 15g khổ sâm khô. Sau đó bạn rửa sạch các loại thảo dược này cho vào nồi đun với 1 lít nước và để sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Tiếp theo bạn chắt lọc lấy nước và uống. Lưu ý bạn nên thực hiện cách này liên tục trong khoảng 10 ngày thì dừng 3 ngày. Sau đó lại tiếp tục liệu trình như vậy cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Chữa rắn độc cắn
Để thực hiện bạn cần dùng khoảng 1 nắm lá Bồ công anh tươi, cho thêm vài hạt muối trắng rồi giã nát. Sau đó đắp lên vết rắn cắn và dùng một miếng vải mỏng để cố định lại. Mỗi ngày bạn nên đắp 1 lần và thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả.
Chữa viêm túi mật
Để chữa viêm túi mật bạn cần chuẩn bị khoảng 30g lá Bồ công anh phơi khô. Bạn đem hãm với nước sôi như khi bạn pha trà và để khoảng 20 phút cho dược chất tan ra hoàn toàn thì bạn có thể uống. Với cách này bạn có thể uống nước Bồ công anh hàng ngày thay cho nước lọc. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp tình trạng viêm túi mật được cải thiện hoàn toàn.
Chữa mụn trứng cá
Đối với những người bị mụn trứng cá cần chuẩn bị khoảng 20g lá Bồ công anh, 12g lá dâu, 6g cam thảo, 12 thương nhĩ tử. Sau đó bạn rửa sạch các nguyên liệu này cho vào nồi đun sôi với khoảng 1,5 lít nước. Nên uống thường xuyên và có thể uống thay cho nước lọc. Sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng mụn trứng cá được cải thiện đáng kể.
Chữa viêm loét dạ dày
Đề điều trị viêm loét dạ dày bạn cần chuẩn bị khoảng 20g lá Bồ công anh, 10g khổ sâm và 15g lá khôi. Bạn cần rửa sạch các thảo dược trên, cho vào nồi, đun sôi với khoảng 300ml nước. Dùng nước này uống trong ngày, nếu cảm thấy đắng bạn có thể cho thêm một chút đường cho dễ uống. Nên uống nước này liên tục khoảng 10 ngày để đạt được hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất.
Chữa bệnh gout (gút)
Để chữa bệnh gout bạn cần chuẩn bị khoảng 30 lá và rễ Bồ công anh khô. Sau đó bạn đem sửa sạch sắc với khoảng 500ml nước dùng để uống trong ngày. Ngoài ra bạn có thể dùng rễ Bồ công anh thêm một vài hạt muối trắng rồi giã nát và đắp bên ngoài vùng bị sưng do gout. Mỗi ngày đắp 1 lần và cố định bằng vải mỏng. Sau khi đắp xong hãy rửa sạch lại với nước.
Đối với bệnh gout bạn cần kiên trì điều trị khoảng 1 – 2 tháng để đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học sẽ giúp bệnh nhanh khỏi nhất.
Một số cách dùng Diếp hoang (Bồ công anh) phổ biến khác
Ngoài các bài thuốc chữa bệnh với cây Diếp hoang (Bồ công anh) bạn có thể chế biến loại thảo dược này thành nước trà để uống hay các món ăn như rau. Cụ thể:
Trà bằng hoa cây Diếp hoang
Bạn cần chuẩn bị khoảng 8 bông hoa cây Diếp hoang, 360ml nước sôi, mật ong hoặc đường tùy khẩu vị. Đầu tiên bạn hãy bỏ hoa cây Diếp hoang vào cốc, rót nước sôi ngập hoa và đậy nắp lại để trong khoảng 5 phút. Sau đó khi uống bạn có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường tùy khẩu vị uống.
Trà rễ cây Diếp hoang
Bạn cần chuẩn bị khoảng 30g rễ cây Diếp hoang khô, 5g gừng tươi thái lát, 1 hạt thảo quả, 360m nước, mật ong hoặc là đường tùy khẩu vị. Cách thực hiện như sau:
- Đem các thảo dược rửa sạch và cho vào nồi đun sôi khoảng 5 – 10 phút với 360ml.
- Sau đó lọc lấy nước và khi uống có thể cho thêm đường hoặc mật ong tùy khẩu vị của bạn.
Nướng rễ cây Diếp hoang để pha nước uống
Trước hết bạn cần chuẩn bị rễ cây Diếp hoang tươi và rửa sạch. Sau đó thái nhỏ phần rễ này và đem đi nướng ở nhiệt độ khoảng 300 độ C trong vòng 2 giờ đồng hồ. Tiếp đó bạn đem rễ đã nướng này ngâm với nước sôi khoảng 10 phút là có thể uống.
Dùng lá cây Diếp hoang làm nước sốt
Bạn cần chuẩn bị lá cây Diếp hoang kết hợp với ngò để làm nước sốt dùng cho các món ăn. Hai loại này có chứa chất chống oxy hóa, chống gốc tự do tăng khả năng giải độc cho cơ thể và có đặc tính kháng siêu vi rất tốt cho sức khỏe.
Dùng Bồ công anh làm món salad
Bạn có thể làm món salad với bông cải xanh, rau diếp, dưa chuột hoặc một số loại rau khác. Sau đó dùng lá Bồ công anh để trộn chung với các loại rau này. Món ăn này giúp bổ sung chất xơ, vitamin C rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe người dùng.
Một số món ăn khác kết hợp với Bồ công anh
Ngoài những cách dùng trên bạn có thể thêm vào Bồ công anh vào một số món ăn như:
- Thêm lá cây này vào các món hải sản, mì ống.
- Dùng hoa để trang trí món ăn.
- Thái nhuyễn lá và trộn với món cá hồi…
Công dụng từ các món ăn với Bồ công anh
Những món ăn với loại cây này mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng như:
- Bổ sung canxi bảo vệ xương, giảm nguy cơ gãy xương, ngăn ngừa sâu răng, phòng chống chứng thắt cơ, cao huyết áp.
- Bổ sung vitamin K duy trì sức khỏe tim mạch, chống đông máu, đảm bảo chức năng não bộ và thúc đẩy hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
- Ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, kết tràng, mũi và miệng.
- Thanh lọc gan, bảo vệ và duy trì chức năng hoạt động của gan.
- Giảm sưng, tăng khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể và ngăn ngừa sự phát triển của một số loại bệnh.
- Giảm lượng đường trong máu, phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.
- Phòng ngừa nhiễm trùng da, sát trùng, diệt nấm, loại bỏ vi khuẩn trên da, giảm ngứa, giảm kích thích do bệnh chàm, vảy nến.
- Làm chậm quá trình lão hóa nhờ hàm lượng các chất chống oxy hóa dồi dào.
- Bảo vệ đường tiêu hóa, chống táo bón, giảm nguy cơ béo phì, hội chứng ruột kích thích.
- Giúp mắt khỏe mạnh, tăng cường chức năng thần kinh và bảo vệ làn da.
- Giúp lợi tiểu, cải thiện hệ miễn dịch, giảm ợ nóng, có lợi cho cơ quan sinh sản.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lý ở bàng quang như rối loạn bàng quang, ung thư bàng quang.
Một số điều cần lưu ý khi dùng Bồ công anh
Mặc dù theo Đông y cây Diếp hoang không độc nhưng nếu bạn dùng không đúng cách có thể gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì vậy quá trình sử dụng loại thảo dược này bạn cần chú ý một số vấn đề như sau.
Cẩn thận với các tác dụng phụ
Dùng không đúng liều lượng có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc….. Nếu bạn thấy mình có những triệu chứng này hãy ngừng uống ngay. Nên thăm khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Dùng đúng liều lượng với chị em đang cho con bú
Những trường hợp dùng cây Diếp hoang để chữa tắc tia sữa hãy bắt đầu bằng cách thử từng ít một. Ban đầu dùng ít nếu không gặp tác dụng phụ gì bạn có thể uống nhiều hơn vào những lần sau. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ vừa là để bảo vệ bé đang bú sữa. Ngoài ra chị em nên uống tối đa khoảng 300ml nước cây này mỗi ngày.
Không dùng liên tục trong thời gian dài
Không nên uống nước thảo dược này trong thời gian quá dài vì nó có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc khác nếu bạn đang sử dụng song song. Đặc biệt là khi bạn đang dùng các loại thuốc kháng sinh. Ngoài ra thành phần Kali trong loại cây này khá lớn, khi bạn dùng quá lâu có thể làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể.
Không dùng với một số đối tượng
Một số đối tượng sau không nên sử dụng cây Diếp hoang để tránh những ảnh hưởng không hay.
- Người đang có các vấn đề như huyết áp cao hoặc suy tim xung huyết.
- Người đang có các hội chứng rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy, ruột kích thích, tắc ruột hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật.
- Người bị dị ứng với các thành phần bất kỳ có trong loại thảo dược này.
- Phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng loại thảo dược này.
Trên đây là một vài thông tin về tác dụng chữa bệnh của cây Bồ công anh và cách dùng cụ thể mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách loại thảo dược này, tránh được những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!