3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây bách hợp: Bộ phận làm thuốc và công dụng chữa bệnh

Cây Bách Hợp rất được yêu thích trồng nhờ hoa đẹp và mùi hương thơm nồng nàn rất dễ chịu. Nhưng có thể bạn chưa biết loại cây này còn là một dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong Đông y. Vậy lợi ích mà Bách Hợp đem lại cho sức khỏe con người là gì? Cách dùng và liều lượng như thế nào? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ về bài thuốc chữa bệnh với cây Bách Hợp ngay sau đây. 

Thông tin về cây Bách Hợp

Cây Bách Hợp là thảo dược quý có công dụng điều trị nhiều bệnh lý giúp bạn nâng cao sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về Bách Hợp qua thông tin sau.

Tên gọi và phân nhóm

Cây Bách Hợp hay còn gọi là cây Tỏi rừng, thuộc họ Hành tỏi. Thảo dược này có vị đắng, tính hàn nên rất có hiệu quả điều trị ho, an thần, mất ngủ và nóng trong người….

  • Tên khoa học của cây Bách Hợp: Bulbus Lily – Lilium Browii F.F. Br. var. Colchesteri Wils.
  • Thuộc họ: họ Hành tỏi với danh pháp khoa học là Liliaceae.
Hình ảnh cây Bách Hợp
Hình ảnh cây Bách Hợp

Đặc điểm của cây Bách Hợp

Cây Bách Hợp thân thảo, có chiều cao khoảng 50 – 60 cm. Cây có thể sống lâu năm nếu gặp điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng tốt. Hoa Bách Hợp rất đẹp, màu trắng hoặc hồng nhạt. Hình dáng hoa tương tự giống hoa Loa Kèn. Nhụy hoa màu vàng, hình dài và mỏng, chứa phần hoa ở phần đầu.

La Bách Hợp nhỏ, đầu nhọn hình lưỡi mác, mọc khá dày trên thân. Vì có hình dáng và hoa đẹp nên Bách Hợp thường được trồng trong nhà để làm cảnh. Cây dễ trồng và dễ chăm sóc nên càng được nhiều người yêu thích.

Phân bố

Tại thành phố thì ít có địa điểm nào trồng cây Bách Hợp với số lượng lớn. Tuy nhiên loại cây này phân bố nhiều ở:

  • Khu vực vùng núi nước ta: Lào Cao, Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu… Cây Bách Hợp mọc hoang tại bờ ruộng, nương rẫy hoặc các trảng cỏ. Đôi khi được trồng tại các trang trại lớn với mục đích phát triển kinh tế, làm dược liệu.
Cây Bách Hợp trồng làm thuốc
Cây Bách Hợp trồng làm thuốc
  • Ở thành phố thì quy mô trồng Bách Hợp thu nhỏ hơn với mục đích thu hoạch hoa.
  • Cây Bách Hợp trồng với hình thức tương tự như hành tỏi đó là bằng củ. Thông thường sau 1 năm cây sẽ ra hoa. Lúc này người trồng có thể thu hoạch hoa đem bán. Đồng thời cắt hết hoa sẽ tạo điều kiện cho củ phát triển mạnh mẽ hơn. Củ Bách Hợp có công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Bộ phận sử dụng

Củ cây Bách Hợp sau khi phơi khô và xử lý sẽ được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Có thể kể đến một số bệnh lý: đau họng, hoa lao, thổ huyết, phù nề, đau họng…

Củ Bách Hợp chữa nhiều bệnh lý

Thu hái và chế biến cây Bách Hợp

Thời gian thu hoạch củ Bách hỢp vào khoảng tháng 7 – tháng 8 âm lịch, tức là vào cuối mùa hè đầu mùa thu. Khi cây khô héo người trồng thu hoạch lấy củ. Sau đó tiến hành rửa sạch, dùng dao tách riêng từng vảy của củ.

Tiếp đến tùy theo mục đích chữa bệnh mà người trồng có thể phơi khô hoặc dùng tươi để chữa bệnh. Thông thường củ Bách hợp sẽ được sấy khô để có thể bảo quản lâu dài hơn.

Theo phương pháp bảo quản và chế biến của Trung Y:

  • Thu hái củ cây Bách Hợp. Tiếp đến rửa sạch đất cát bám lên.
  • Phơi khô củ Bách Hợp.
  • Tách củ thành từng tép nhỏ.
  • Nhúng qua nước sôi và phơi khô. Nếu có điều kiện hoặc số lượng củ quá lớn thì bạn nên sấy khô để tiết kiệm thời gian.

Bảo quản củ Bách Hợp

Loại dược liệu này có tính hút ẩm mạnh, dễ bị nấm mốc nếu độ ẩm trong không khí cao. Khi nhận thấy củ chuyển màu đỏ nâu thì đó là dấu hiệu bị nấm mốc bạn không nên sử dụng nữa.

Nên bảo quản củ Bách Hợp tại nơi khô ráo thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đồng thời khi chế biến không sử dụng diêm sinh để tránh thảo dược bị biến chất, mất dưỡng chất.

Thành phần hóa học trong cây Bách Hợp

Cây Bách Hợp có chứa các thành phần dưỡng chất quý giá sau:

  • Chất xơ: Có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời giúp bạn ngăn ngừa bệnh táo bón, đường ruột…
  • Vitamin C: Loại vitamin không thể thiếu nếu muốn cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vitamin C có công dụng nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa da. Cơ thể được cung cấp đủ vitamin C sẽ giúp khỏe mạnh, chống chọi lại với nhiều bệnh tật.
Bách Hợp có chứa nhiều hoạt chất quý
  •  30% tinh bột: Tinh bột góp phần duy trì hoạt động cơ thể. Có thể nói nếu thiếu đi tinh bột con người sẽ không đủ năng lượng để học tập và làm việc.
  • 4% protein: Có lợi cho sức khỏe con người, hệ xương, hệ cơ. Giúp bạn tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công.
  • 0.1% chất béo: Hàm lượng chất béo thực vật hạn chế tuy nhiên đem lại công dụng hiệu quả giúp bạn nâng cao sức khỏe. Đặc biệt chất béo thực vật không sản sinh ra các cholesterol xấu, có hại cho tim mạch và hệ tuần hoàn.

Công dụng của cây Bách Hợp với sức khỏe con người

Cây Bách Hợp được tin tưởng sử dụng trong các bài thuốc Đông và Tây Y giúp điều trị các bệnh lý.

Tác dụng dược lý của cây Bách Hợp theo y học cổ truyền

Theo y học xưa thì cây Bách Hợp có vị đắng, tính hàn. Chính vì vậy thảo dược phù hợp cho đối tượng có nhu cầu điều trị: ho phế, ho khan, nóng trong người, mụn nhọt, nóng gan, thổ huyết. Đặc biệt cây điều trị hiệu quả các triệu chứng của tình trạng hỏa vượng như: ho nhiều, ho ra máu, mẩn ngứa, phù thũng.

Công dụng của cây Bách Hợp theo y học hiện đại

Cây Bách có tác dụng:

  • Điều trị các triệu chứng ho: hoa gió, ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm.
  • Điều trị hiệu quả viêm phế quản, viêm phổi.
  • Bách Hợp giúp bệnh nhân ngủ ngon và sâu giấc.
  • Sử dụng cây Bách Hợp đem lại cho bạn tinh thần thaoir mái, thư giãn, giảm thiểu lo âu.
cây bách hợp
Bách hợp hỗ trợ điều trị HIV
  • Cây Bách Hợp có tính kháng virus mạnh chính vì vậy đây là dược liệu quan trọng trong điều chế thuốc chữa HIV.
  • Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, chứng lo âu.
  • Có tác dụng bồi bổ cơ thể, điều trị chứng tim đập nhanh, hồi hộp.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ho lao, ho ra máu.

Một số bài thuốc quý giá từ cây Bách Hợp

Cây Bách Hợp đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc với loại thảo dược nào dưới đây. Lưu ý chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

Bài thuốc từ cây Bách Hợp trị lao phổi, ho

Bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi, hoa ra mắt viêm phế quản có thể dùng Bách Hợp để điều trị. Nguyên liệu cho bài thuốc cần có:

  • 30g củ Bách Hợp.
  • 15g Ý Dĩ Nhân.
  • 12g Tang Bạch Bì.
  • 10g Thiên Môn Đông.
  • 10g củ mạch Môn.
  • 8g Bách Lộ.
  • 1 lít nước sôi.

Cách thực hiện bài thuốc trị ho với củ Bách Hợp như sau:

  • Đem nguyên liệu rửa sạch để ráo nước.
  • Đổ vào ấm sắc thuốc với 1 lít nước tinh khiết.
  • Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa.
  • Tiếp tục đun cho đến khi thuốc cạn còn 0.4 lít.
  • Chia lượng thuốc thành 3 phần. Mỗi lần uống 1 phần sau khi ăn.
  • Duy trì uống 5 – 7 ngày sẽ thấy cơn ho giảm dần.
Trị lao phổi hiệu quả nhờ củ Bách Hợp

Bài thuốc từ cây Bách Hợp dưỡng tâm, điều trị tim đập nhanh

Lo lắng lâu ngày khiến bạn sụt cân, mệt mỏi có thể được điều trị nhờ sử dụng cây Bách Hợp cùng các thảo dược thiên nhiên khác. Bài thuốc ít gây tác dụng phụ cho con người và rất dễ chế biến.

Nguyên liệu cần có:

  • 30g củ Bách hợp.
  • 20g Chỉ Mẫu.
  • 10g Hoa Hòe.
  • 1 lít nước.

Cách thực hiện bài thuốc điều trị tim đập nhanh, mệt mỏi:

  • Rửa sạch tất cả thảo dược.
  • Đêm sắc cùng 1 lit nước. Nên chọn nồi sứ hoặc nồi đất để sắc thuốc.
  • Đun lửa nhỏ cho đến khi sôi là được.
  • Chia nước thuốc thành các phần bằng nhau và uống trong ngày.
  • Duy trì uống 3 – 5 ngày để các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc từ cây Bách Hợp điều trị mất ngủ

Mất ngủ khiến bạn xuống sắc, mắt thâm quầng. Ngoài ra còn khiến hiệu suất học tập làm việc của con người giảm sút. Nếu bạn bị mất ngủ lâu ngày thì có thể chuẩn bị bài thuốc với cây Bách Hợp:

Cách chế biến bài thuốc trị mất ngủ:

  • Sơ chế tất cả các nguyên liệu.
  • Đen thái nhỏ củ Bách Hợp, Ngải Cứu, thịt heo.
  • Trộn tất cả nguyên liệu đã thái với hạt sen. Sau đó cho vào nồi hấp cách thủy trong 30 – 45 phút.
  • Dùng ngay khi còn nóng sẽ đem lại hiệu quả tốt.
  • Sử dụng món ăn này từ 3 – 4 ngày để cải thiện chứng mất ngủ, giúp giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Ngủ ngon sâu giấc nhờ sử dụng bài thuốc từ Bách Hợp

Bài thuốc từ Bách Hợp trị ho

Cơn ho xuất hiện do thời thời tiết thay đổi hoặc bạn bị nhiễm lạnh, nhiễm virus. Ho lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ho có đờm và ho ra máu. Bách Hợp có tính hàn nên hỗ trợ điều trị ho rất hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Củ Bách Hợp: 30g.
  • Đông Hoa: 30g.

Thực hiện:

  • Đem tất cả nguyên liệu nghiền nhỏ.
  • Sau đó vo viên lớn tương tự hạt nhãn.
  • Mỗi ngày ngậm 1 viên trước khi đi ngủ. Lưu ý nên ngậm thuốc để dưỡng chất thấm từ từ, giảm đau, rát họng khi ho.
  • Có thể ngậm thuốc cùng với nước gừng ấm để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa viêm phổi với Bách Hợp

Nếu bạn lo ngại sử dụng thuốc Tây y có thể để lại các tác dụng phụ thì có thể cân nhắc dùng bài thuốc chữa viêm phổi  từ cây Bách Hợp. Nguyên liệu cho bài thuốc này cần có:

  • Củ Bách Hợp tươi: 30g.
  • Nước tinh khiết.

Cách  thực hiện:

  • Củ Bách Hợp tươi đem sơ chế sạch bụi đất bên ngoài.
  • Rửa sạch sau đó tách thành từng miếng nhỏ.
  • Đem củ Bách Hợp giã lấy nước. Hòa thêm nước tinh khiết uống mỗi ngày.
  • Bạn có thể sử dụng nước Bách Hợp để nấu ăn giúp tăng sức đề kháng và điều trị viêm phổi thổ huyết.

Bài thuốc trị mụn nhọt với cây Bách Hợp

Mùa hè nóng bức cơ thể dễ bị mụn nhọt tấn công. Mụn nhọt khiến bạn đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra mụn dễ để lại sẹo khiến làn da mất thẩm mỹ. Điều trị mụn nhọt nhờ cây Bách Hợp cần nguyên liệu:

  • 12g Bách Hợp.
  • 10g Kim Ngân.
  • 10g Liên Kiều.

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Rửa sạch thảo dược sau đó để ráo nước.
  • Tiếp theo cho củ Bách Hợp, Kim Ngân, Liên Kiều vào nồi sắc cùng lương nước vừa đủ.
  • Đun lửa lớn cho đến khi sôi thì giảm lửa. Đun thêm 20 – 30 phút thì tắt bếp vào thêm một chút muối.
  • Uống nước Bách Hợp mỗi ngày sẽ giúp mụn nhọt nhanh xẹp, không sưng đau trả lại cho bạn làn da láng mịn.

Mụn nhọt biến mất sau 3 -5 ngày sử dụng củ Bách Hợp

Bài thuốc trị tiểu khó với cây Bách Hợp

Bệnh tiểu khó, tiểu ngăn có thể do nguyên nhân phế nhiệt. Chính vì vậy củ Bách Hợp với tính hàn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này nhanh chóng.

Nguyên liệu cho bài thuốc:

  • 12g Bách Hợp.
  • 12g Mạch môn Đông.
  • 10g Bạch Thược.
  • 8g Cam thảo.
  • 8g Mộc Thông.

Chế biến bài thuốc:

  • Các nguyên liệu đem sắc chung trong nồi sứ, ấm đất.
  • Cho một lượng nước vừa đủ.
  • Đun đến khi nước sôi là được.
  • Ngày dùng 1 lần sau bữa ăn.
  • Uống liên tục từ 5 – 7 ngày sẽ giúp cải thiện chứng tiểu khó.

Lưu ý trước khi sử dụng bài thuốc với Bách Hợp nên tham khảo ý kiếm bác sĩ. Ngoài ra nếu bạn mẫn cảm với các thành phần trên thì không nên sử dụng bài thuốc này.

Bài thuốc trị điếc tai, đau tai

Tai nghe kém ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Bài viết mạch bạn bài thuốc với bột Bách Hợp giúp điều trị đau tai, tai nghe kém chỉ trong 5 – 7 ngày.

Nguyên liệu:

  • Củ Bách Hợp khô.
  • Nước ấm.

Thực hiện bài thuốc:

  • Bạn có thể mua bột Bách Hợp bán sẵn hoặc nghiền Bách Hợp khô thành bột.
  • Đem hòa 30g Bạch Hợp với nước ấm.
  • Chia thành 2 phần bằng nhau, uống sau bữa ăn sáng và tốt,
  • Uống duy trì trong 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc từ cây Bách Hợp chữa đau dạ dày mãn tính

Cơn đau dạ dày xuất hiện khi bạn bị căng thẳng, lao lực hoặc quá đói khiến công việc bị ảnh hưởng. Sau một thời gian dừng thuốc những cơ đau âm ỉ tiếp tục quay lại. Bài thuốc từ cây Bách Hợp giúp điều trị triệt để đau dạ dày với cách chế biến đơn giản.

Nguyên liệu:

  • 30g Bách Hợp.
  • 10g Ô dược.
  • Nước lọc.

Thực hiện như sau:

  • Rửa sạch 2 loại thảo dược.
  • Cho vào nồi với 1 lít nước lọc.
  • Sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút cho đến khi nồi chỉ còn ½ lượng nước ban đầu.
  • Để nguội vào chắt lấy phần nước.
  • Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau.
  • Uống sau bữa ăn để giúp giảm cơn đau dạ dày, tăng cường sức khỏe.
cây bách hợp
Trị dứt điểm đau dạ dày nhờ có Bách Hợp

Những món ăn bổ dưỡng từ cây Bách Hợp

Ngoài công dụng làm dược liệu thì cây Bách Hợp có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Tại sao bạn không thử thay đổi thực đơn hôm nay với những món ăn chế biến từ Bách Hợp sau đây:

Cháo Bách Hợp

Cháo Bách Hợp giải nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, rất phù hợp cho các gia đình thưởng thức vào bữa sáng.

Nguyên liệu chế biến:

  • 30g Bách Hợp.
  • 6g gạo tẻ.
  • Đường trắng.

Cách thực hiện:

  • Gạo ngâm từ 3 – 4 tiếng cho mềm.
  • Sau đó đổ gạo, bách hợp và nước vào nồi hầm nhừ trong 45 – 60 phút. Có thể dùng nước hầm xương để nấu cháo.
  • Sau khi cháo đã nhừ cho thêm đường trắng, khuấy đều.
  • Múc ra bát và thưởng thức.

Bách Hợp hầm Đảng Sâm

Một món ăn vô cùng bổ dưỡng và giúp chữa các bệnh lý: ho, viêm phế quản, viêm phổi. Nguyên liệu của món ăn này gồm:

  • 30g Bách Hợp.
  • 250g phổi lợn.
  • 15g Đảng Sâm.

Cách chế biến:

  • Phổi lợn rửa sạch. Có thể thái thành miếng hoặc để nguyên.
  • Rửa sạch Đảng sâm và Bách Hợp.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước.
  • Đun lửa lớn cho đến khi các nguyên liệu nhừ.
  • Thêm gia vị vừa ăn.
  • Thưởng thức ngay khi còn nóng.

Phổi heo hầm Bách Hợp trị ho

Trứng gà, Bách hợp

Nếu bạn bị ho lâu ngày, mất ngủ thì có thể sử dụng:

  • Bách Hợp: 7 củ.
  • Trứng gà 1 quả.

Chế biến món ăn này như sau:

  • Trứng gà tách lấy lòng đỏ.
  • Bách Hợp ngâm trong nước 7 – 10 giờ.
  • Cho Bách Hợp đã ngâm vào nồi nước đun sôi, vớt bỏ váng. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng khuấy đều.
  • Đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và trình bày ra bát.
  • Ngày uống canh 1 lần liên tục 3 – 5 ngày sẽ giúp đẩy lùi cơn ho.

Lưu ý khi sử dụng cây Bách Hợp chữa bệnh

Để cây Bách Hợp đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt bạn nên lưu ý:

  • Bách Hợp tính hàn, không nên sử dụng khi bị tiêu chảy, cảm lạnh.
  • Tránh nhầm lẫn cây bách Hợp và Loa Kèn khi chế biến món ăn và làm dược liệu.
cây bách hợp
Không dùng Bách hợp khi bị cảm lạnh
  • Tham khảo ý kiếm bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc từ Bách Hợp.
  • Tác dụng của thảo dược phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Không nên lạm dụng cây Bách Hợp để điều trị bệnh lý.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc công dụng và các bài thuốc từ cây Bách Hợp giúp điều trị bệnh. Nếu có thể bạn đừng ngần ngại sở hữu một một chậu cây Bách Hợp vừa làm đẹp cho không gian vừa đem lại nhiều lợi ích cho con người.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn